Những căng thẳng đã khiến nhiều chính phủ cũng như tổ chức khác phải hạ thấp các dự báo về triển vọng tăng trưởng. Mới đây, Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã hạ dự báo về thương mại năm 2019 xuống mức thấp nhất 3 năm.OECD tháng trước cũng hạ dự báo của mình, đồng thời cảnh báo về nguy cơ suy giảm có thể còn tồi tệ hơn nữa.
Giảm động lực
Kinh tế thế giới dự báo sẽ chỉ tăng trưởng 3,3% trong năm nay.
 
 
Tất cả các lĩnh vực, từ thương mại tới chứng khoán, tiền tệ, tỷ lệ lãi suất… đều cho thấy triển vọng kinh tế toàn cầu rất đáng lo ngại.
1. Thương mại
Các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn đang tiếp diễn nhưng chưa có dấu hiệu sẽ sớm giải quyết dứt điểm. Nền kinh tế Trung Quốc trở nên khó đoán định, với sự giảm tốc nhanh hơn dự kiến. Điều này càng ảnh hưởng tới nhu cầu trên toàn cầu, làm cho dòng chảy thương mi bị chậm lại. Tăng trưởng thương mại toàn cầu đã giảm mạnh trong những tháng gần đây.
Những dữ liệu hàng quý đã cho thấy sự sụt giảm đáng kể trong những tháng đầu năm 2019, đúng lúc Bloomberg công bố 10 chỉ báo đều cho thấy sự yếu đi. Hoạt động của các công ty Đức suy giảm 6 tháng liên tiếp và chỉ hồi phục nhẹ vào tháng 3/2019.
 
 
Kinh tế châu Á đang bị ảnh hưởng rất nhiều bởi khu vực này vốn phụ thuộc nhiều nhất thế giới vào xuất khẩu. Chỉ số quản lý sức mua ở khắp Châu Á đều chỉ hồi phục nhẹ sau nhiều tháng suy giảm.
 
 
2. Chính sách thiếu chắc chắn
Các cuộc đàm phán thương mại cũng như chiến tranh thuế quan khiến cho việc dự đoán về chính trị và chính sách của các Chính phủ trở nên khó khăn. Quá trình nước Anh rời khỏi EU (Brexit) trở nên bế tắc, một loạt các cuộc bầu cử diễn ra nhưng nhiều cuộc trong đó trở nên hỗn loạn, trong khi chu kỳ chính sách tiền tệ toàn cầu đi vào bước ngoặt lớn. Sự thiếu chắc chắn về chính sách của Trung Quốc ngày càng trở nên rõ ràng.
 
 
Tại Anh, Brexit đã trở thành vấn đề nghiêm trọng, trở thành yếu tố kìm hãm đầu tư cũng như tăng trưởng kinh tế. Phòng Thương mại Anh vừa công bố kết quả thăm dò do chấy kế hoạch đầu tư của các doanh nghiệp đang ở mức thấp nhất trong vòng 8 năm bởi các doanh nghiệp đều lo ngại trong bối cảnh không chắc chắn hiện nay.
 
3. Các điều kiện tài chính
Các thị trường tài chính vẫn tăng trưởng nhưng có dấu hiệu gia tăng căng thẳng. Chỉ số điều kiện tài chính của Bloomberg – đo lường mức độ căng thẳng tài chín chung trên cả 3 thị trường tiền tệ, trái phiếu và cổ phiếu – đã thể hiện sự cải thiện nhẹ, song không xa mấy so với mức thấp nhất 2 năm rưỡi chạm tới vào tháng 12/2018. Nhìn vào chỉ số này, giá trị dương cho thấy các điều kiện tài chính phù hợp, còn giá trị âm cho thấy điều kiện tài chính bị thắt chặt hơn so với trước khi khủng hoảng. Điều kiện tài chính ở Mỹ vào đầu năm 2019 thể hiện sự tích cực.
 
 
4. Đồng USD mạnh lên
Lãnh đạo ở các thị trường mới nổi đặc biệt chú ý tới những dấu hiệu cho thấy đồng USD sẽ tăng giá trở lại so với rổ các đồng tiền chủ chốt, đặc biệt là so với chính đồng tiền này ở thời điểm một năm trước. Hiện đồng USD đang ở mức khá cao so với các đồng tiền chủ chốt.
 
 
5. Những yếu tố bất ngờ về kinh tế
Ngoài những số liệu kinh tế không mấy tích cực, các chuyên gia uy tín gần đây đều đưa ra những dự báo bi quan về triển vọng ở khắp các châu lục, từ Mỹ tới Châu Âu và Châu Á – Thái Bình Dương.
 
 
 
6. Lạm phát thấp
Người đứng đầu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Jerome Powell, nêu vấn đề lạm phát thấp như “một trong những thử thách lớn nhất của chúng ta ở thời điểm hiện tại, điều này đã thu hút sự chú ý bởi trên thực tế nó đang xảy ra trên toàn cầu. Mặc dù vẫn được hỗ trợ nhiều trong chính sách tiền tệ, song các ngân hàng trung ương vẫn liên tục phải thát vọng về hiệu quả của những sự hỗ trợ này trong việc tạo ra mức lạm phát hợp lý.
 
 
7. Nợ nần
Mặc dù mức độ nợ nần ở mỗi nền kinh tế có khác nhau, nhưng đây đang là một trong những điểm yếu của kinh tế tòan cầu.
 

Trích nguồn: VITIC/Bloomberg