Dự báo trung bình không đổi so với thăm dò trong tháng 4/2019.
Nhưng một loạt số liệu lạc quan trong những tháng gần đây và thuế quan của Mỹ cao hơn khiến dự đoán Bắc Kinh sẽ cần tung thêm các biện pháp kích thích sớm để tránh suy giảm hơn nữa.
Tăng trưởng quý 2/2019 được thấy giảm xuống 6,2% so với năm trước, giống như trong thăm dò trước đó, từ mức 6,4% trong quý 1/2019. Trung Quốc sẽ công bố GDP trong quý 2/2019 vào ngày 15/7/2019.
Hầu hết trong số 72 đơn vị được khảo sát dự kiến tăng trưởng sẽ vẫn ổn định ở mức 6,2% trong phần còn lại năm nay, so với dự đoán tăng lên 6,3% trong thăm dò trước đó.
Zhang Yiping, chuyên gia kinh tế tại công ty chứng khoán Merchants Securities ở Thâm Quyến cho biết ông dự kiến Mỹ tăng thuế trong tháng 5/2019 với 200 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc sẽ đè nặng lên tăng trưởng trong nửa cuối năm. Nhưng Zhang cho biết chính quyền có thể nới lỏng thêm chính sách hơn là dùng tới các biện pháp tích cực hơn.
Cho tới nay, các biện pháp kích thích của Trung Quốc đã bị hạn chế hơn so với các lần suy thoái trong quá khứ, mà các nhà phân tích cho là lo sợ bổ sung thêm nợ còn sót lại từ các khoản tín dụng trong quá khứ. Nhưng thống đốc ngân hàng trung ương liên tục cho biết trong tháng trước rằng có khả năng lớn về điều chỉnh chính sách nếu chiến tranh thương mại trở nên tồi tệ.
Dự báo tăng trưởng cả năm nay sẽ gần ngưỡng thấp của mục tiêu chính phủ năm 2019 từ 6 - 6,5% và sẽ đánh dấu tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc thấp nhất trong 29 năm. Tăng trưởng cũng sẽ tiếp tục giảm tốc từ 6,6% trong năm 2018 và 6,8% trong năm 2017. Tăng trưởng năm tới sẽ tiếp tục nguội lạnh xuống mức 6,0%.
Bắc Kinh tin tưởng vảo sự kết hợp của kích thích tài chính và nới lỏng tiền tệ để vượt qua sự suy giảm hiện tại, gồm hàng trăm tỷ USD trong chi tiêu cơ sở hạ tầng và cắt giảm thuế của các công ty.
Nhưng nền kinh tế này chậm phản ứng và các nhà đầu tư lo sợ cuộc chiến tranh thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế kéo dài hơn và tốn kém hơn, có thể gây suy thoái toàn cầu.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói với người đồng cấp Tập Cận Bình cuối tháng trước rằng ông sẽ hoãn áp thuế bổ sung khi họ đồng ý quay lại đàm phán thương mại.
Nhưng Washington đã nâng mạnh thuế với 200 tỷ hàng hóa từ Trung Quốc trong tháng 5/2019, vẫn có hiệu lực và không có khung thời gian nào để thiết lập các cuộc đàm phán.
Capital Economics tin tưởng chính sách tài chính của Trung Quốc sẽ trở nên hỗ trợ nhiều hơn. Chính phủ đã thông báo nâng thâm hụt ngân sách của họ lên 2,8% GDP trong năm nay từ 2,6% trong năm 2018.
Các nhà phân tích trong một thăm dò mới nhất của Reuters dự báo Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) sẽ nới lỏng chính sách hơn nữa trong năm nay. Nhưng họ không mong đợi cắt giảm lãi suất vay chuẩn như họ đã liên tục làm trong những lần suy thoái trước.
 
Một số nhà theo dõi Trung Quốc gần đây đã nâng khả năng cắt giảm lãi suất chuẩn hay một trong số lãi suất ngắn hạn của PBOC nếu ngân hàng trung ương Mỹ bắt đầu nới lỏng chính sách sớm trong tháng này.
PBOC đã giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc RRR của ngân hàng 6 lần kể từ đầu năm 2018. Họ cũng bơm ra một khối lượng lớn thanh khoản trong hệ thống tài chính và thông báo giảm lãi suất ngắn hạn.
Các nhà phân tích dự báo có thêm hai lần cắt giảm RRR mỗi lần 50 điểm cơ bản trong quý này và quý 4/2019.
Các nhà kinh tế dự kiến ngân hàng trung ương giữ lãi suất chuẩn không đổi ở mức 4,35% ít nhất đến hết năm 2020.
Trích  nguồn: VITIC/Reuters