Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Các nhà máy lọc dầu châu Á tăng sản lượng để đáp ứng sự thiếu hụt nguồn cung sau bão

 

Các nhà máy lọc dầu châu Á tăng sản lượng để đáp ứng sự thiếu hụt nguồn cung sau bão

 Các nhà máy lọc dầu khắp châu Á đang tăng cường sản xuất để xuất nhiên liệu sang Mỹ, nơi siêu bão Harvey đã khiến khoảng 1/4 các nhà máy lọc dầu của quốc gia này phải đóng cửa.
Cơn bão này đã đổ bộ vào Texas hơn một tuần trước và đã di chuyển tới Louisiana, gây ngập lụt lịch sử và buộc phải đóng cửa khoảng 1/4 công suất lọc dầu ở Mỹ, tương đương sản lượng khoảng 4,5 triệu thùng/ngày.
Khủng hoảng nguồn cung đã gây giá tăng vọt - gồm giá xăng, dầu diesel, nhiên liệu bay và các nhiên liệu khác - và không chỉ ở Mỹ.
Hấp dẫn bởi lợi nhuận lọc dầu đang tăng, các nhà sản xuất nhiên liệu châu Á từ Singapore tới Hàn Quốc đã tăng cường mức độ hoạt động để bán càng nhiều hàng hóa sang Mỹ càng tốt.
Tony Nunan, nhà quản lý rủi ro dầu mỏ tại tập đoàn Mitsubishi ở Tokyo nói Mỹ sẽ dần các sản phẩm vì thế châu Á và các nhà máy lọc dầu khác sẽ phải tăng cường hoạt động.
Hầu hết các nhà máy lọc dầu tại châu Á có một chính sacgs không bình luận về hoạt động, nhưng các nguồn tin dầu mỏ ở khu vực này cho biết các nhà máy lọc dầu của họ đang hoạt động tối đa để thu được lợi nhuận từ giá nhiên liệu cao hơn và để bán sang Mỹ.
Lợi nhuận lọc dầu tại Singapore đã tăng vọt khoảng hơn 30% kể từ khi bão Harvey đổ bộ vào đát liền ngày 25/8 lên 10,60 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 1/2016 và cao nhất vào thời điểm này của năm trong hơn một thập kỷ.
Các nguồn tin tại Công ty Lọc dầu Singapore SRC cho biết họ đang gửi hàng hóa sang Mỹ và một nguồn tin từ một nhà máy lọc dầu Thái Lan cho biết nhà máy của họ đang cho sản lượng tối đá để đáp ứng với lợi nhuận lọc dầu tăng vọt.
Một nhà kinh doanh với nhà máy lọc dầu khác tại Singapore cho biết “đây là một cơ hội lớn để bán nhiên liệu đã ở trong kho trong khoảng thời gian dư cung vài năm qua”.
Tại Trung Quốc, nơi thị trường xuất khẩu nhiên liệu được quy định chặt chẽ, các nhà máy lọc dầu nhà nước đang tìm kiếm thêm hạn ngạch xuất khẩu sản phẩm dầu mỏ cho quý 4 để hưởng lợi từ lợi nhuận tăng và rút bớt dư thừa trong nước.
Giới phân tích cho biết giá nhiên liệu sẽ vẫn tăng một thời gian do các nhà máy lọc dầu Mỹ bị thiệt hại đang sửa chữa và việc vận chuyển nhiên liệu từ châu Âu và châu Á sang Mỹ.
Ngân hàng Goldman Sachs cho biết nhiều nhà máy lọc dầu của Mỹ có thể mất hàng tháng để sửa chữa thiệt hại ngập lụt.
 
Ole Hansen, phụ trách chiến lược hàng hóa tại ngân hàng Saxo Đam Mạch cho biết “giá nhiên liệu sẽ tiếp tục được hỗ trợ cho tới khi dòng chảy được khôi phục hay nhập khẩu từ châu Âu hay ở đâu đó phục hồi”.
Ngay cả các nhà máy lọc dầu không có khả năng xuất hàng hóa sang Mỹ cũng đang hưởng lợi từ khủng hoảng nguồn bung gây ra bởi cơn bão Harvey.
Giá cổ phiếu của một vài nhà máy lọc dầu lớn châu Á như SK Innovation và S-Oil của Hàn Quốc đã tăng lên mức cao 6 năm trong tuần này do lợi nhuận tăng.
Nguồn: VITIC/Reuters

Ba nhân tố giúp Lọc dầu Dung Quất phát triển bền vững

 

Ba nhân tố giúp Lọc dầu Dung Quất phát triển bền vững

Ngành công nghiệp lọc - hóa dầu là một trong những ngành kinh tế trọng tâm và mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả các nước không có nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan… nhiều tập đoàn dầu khí chủ lực của các quốc gia này như: JX Nippon, Idemitsu (Nhật Bản), SK Energy, KNOC (Hàn Quốc), PTT, SCG (Thái Lan) với doanh thu và lợi nhuận siêu khủng đã đóng góp tỷ trọng rất lớn cho GDP, thu ngân sách và sự phát triển thịnh vượng của đất nước.
Do đó, quan điểm và mục tiêu chiến lược của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) là phát triển đồng bộ, toàn diện ngành Công nghiệp Dầu khí Việt Nam, hoàn chỉnh chuỗi giá trị từ khâu thượng nguồn (khai thác) đến hạ nguồn (chế biến), tập trung vào 5 lĩnh vực chính là thăm dò – khai thác, lọc hóa dầu, công nghiệp khí, công nghiệp điện và dịch vụ kỹ thuật, trong đó lọc – hóa dầu là lĩnh vực cốt lõi của PVN và chủ lực là Nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất với xu hướng sẽ trở thành trung tâm lọc - hóa dầu và năng lượng quốc gia tại Bình Sơn, Quảng Ngãi, cùng với Tổ hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP), Long Sơn (LSP) nhằm đa dạng hóa sản phẩm giá trị cao, nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế, mang lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh và cho nền kinh tế Việt Nam.
Hiện nay, Công ty TNHH Một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn (“BSR”) là đơn vị đang quản lý và điều hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Đây là nhà máy lọc hóa dầu đầu tiên của Việt Nam với công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, hiện đại; công suất chế biến trên 6,5 triệu tấn dầu thô/năm; cung cấp sản phẩm LPG, xăng dầu và hóa dầu có chất lượng cao, đáp ứng trên 30% nhu cầu tiêu thụ trong nước. Sau gần 9 năm đi vào hoạt động từ tháng 2/2009, Nhà máy đã nhập và chế biến trên 52,8 triệu tấn dầu thô, sản xuất và xuất bán gần 48 triệu tấn sản phẩm các loại ra thị trường, đạt doanh thu 854 ngàn tỉ đồng (~ 38 tỷ USD), nộp ngân sách nhà nước gần 140 ngàn tỷ đồng (trên 6 tỷ USD) và lợi nhuận trên 15 ngàn tỷ đồng. Kết quả đạt được đã khẳng định NMLD Dung Quất xứng đáng là một công trình trọng điểm quốc gia, biểu tượng công nghiệp Việt Nam, là trái tim của KKT Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi và là động lực phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực miền Trung, Tây nguyên, góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển công nghiệp hóa, hiện đai hóa đất nước.
Khác với khâu thượng nguồn là lĩnh vực khai thác dầu thô, lĩnh vực hạ nguồn về chế biến lọc hóa dầu thực hiện phần gia công chế biến từ dầu thô cho ra các sản phẩm dầu mỏ, tạo ra giá trị gia tăng rất lớn với các sản phẩm có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao từ NMLD Dung Quất như xăng, dầu, hạt nhựa PP… Bên cạnh đó, do ít bị ảnh hưởng bởi xu hướng tăng/giảm giá dầu thô nguyên liệu đầu vào nên hiệu quả và lợi nhuận của BSR luôn ổn định và tăng trưởng ở mức cao qua các năm (trung bình từ 4 - 6 ngàn tỷ đồng/năm).
Thực tiễn sản xuất kinh doanh qua các năm cho thấy, lợi nhuận của NMLD Dung Quất luôn ổn định và bền vững chủ yếu nhờ vào 3 yếu tố chính sau:
Thứ nhất, khoảng cách chênh lệch giữa giá các sản phẩm chính bán ra và giá dầu thô nguyên liệu đầu vào (crack spread), mức crack spread của NMLD Dung Quất trong những năm qua tương đối tốt, luôn duy trì ổn định ở mức từ 11 - 15 USD/thùng thể hiện như biểu đồ dưới đây, điều đó góp phần lý giải tại sao mức lợi nhuận của Nhà máy rất tốt mặc dù giá dầu thô trong thời gian từ cuối năm 2014 đến nay luôn duy trì ở mức thấp. Ngoài ra, việc đầu tư bổ sung và đưa vào vận hành phân xưởng thu hồi lưu huỳnh SRU2 từ 08/2015 đã giúp Nhà máy tăng khả năng tiếp nhận, phối trộn và chế biến các loại dầu thô xấu hơn (tỷ trọng và hàm lượng lưu huỳnh cao hơn) có giá thấp hơn. Đến nay, Nhà máy có khả năng chế biến đa dạng trên 67 chủng loại dầu thô khác nhau ngoài dầu thô Bạch Hổ (10 loại dầu trong nước và trên 57 loại dầu nước ngoài). Trong đó, có nhiều chủng loại dầu có tỷ lệ phối trộn thay thế dầu Bạch Hổ với tỷ lệ lên đến trên 50% như: Sử Tử Đen, Tê Giác Trắng, Azeri Light… Điều này tạo ra cơ hội lớn cho nhà máy trong việc lựa chọn nguồn cung dầu thô với giá rẻ, cạnh tranh hơn trong những năm đến.

 

 
Biều đồ xu hướng giá dầu thô và sản phẩm chính từ năm 2014 đến nay. (Nguồn: Platts Singapore & BSR)
Thứ hai, nâng cao sản lượng sản xuất và xuất bán ra thị trường nhằm tối đa doanh thu và lợi nhuận. Để làm được điều đó, Nhà máy phải luôn được duy trì vận hành an toàn, liên tục ở công suất cao. Hiện tại, hầu hết các phân xưởng công nghệ chính của Nhà máy đều chạy ở công suất tối đa trong giới hạn an toàn: CDU (114%), RFCC (105%), NHT (125%), ISOM (125%), PP Plant (110%). Các phân xưởng này đang được nghiên cứu, đánh giá để tiếp tục tăng tối đa công suất vận trong các năm tiếp theo. Đồng thời, BSR luôn chủ động tăng cường công tác bán hàng, mở rộng thị trường/thị phần, phát triển các đầu mối tiêu thụ trong và ngoài nước. Hằng năm, NMLD Dung Quất cung cấp ra thị trường trung bình khoảng 7,5 – 8,0 triệu tấn sản phẩm các loại (vượt từ 15% - 25% so với kế hoạch).
Thứ ba, tối ưu hóa giảm chi phí vận hành (OPEX) của Nhà máy thông qua chiến lược và lộ trình tổng thể trong việc triển khai áp dụng các sáng kiến, cải tiến, công trình nghiên cứu khoa học nhằm tối ưu hóa và hợp lý hóa sản xuất, công nghệ, giảm tiêu hao năng lượng; giảm lưu kho vật tư, hóa phẩm xúc tác, dầu thô và sản phẩm; giảm hao hụt mất mát dầu thô và sản phẩm, linh động các chế độ vận hành nhằm tối đa sản phẩm có hiệu quả cao theo nhu cầu của thị trường…, kết hợp với các giải pháp quản lý, quản trị tiên tiến nhằm tiết giảm chi phí quản lý chung và chi phí tài chính. Một trong những trường hợp tiêu biểu là BSR đã giảm Chỉ số tối ưu hóa năng lượng Energy Intensity Index (EII) của NMLD Dung Quất từ 118% đầu năm 2015 xuống 103%-104% như hiện nay đã giúp giảm chi phí OPEX hay tăng thêm lợi nhuận cho BSR từ 40 – 45 triệu USD/năm (Theo Solomon – Tổ chức đánh giá năng lượng quốc tế thì khi giảm 1% chỉ số EII sẽ giúp giảm chi phí OPEX từ 2,5 – 3 triệu USD/năm, tùy theo giá dầu thô).
Kết quả thực hiện kế hoạch 8 tháng đầu năm 2017 của BSR đạt lợi nhuận rất cao 4.002 tỷ đồng, trong đó phần đóng góp từ chênh lệch giá sản phẩm và dầu thô là 28,9% (1156 tỷ đồng), tăng sản lượng chế biến và xuất bán là 22,2% (889 tỷ đồng) và 53% (2121 tỷ đồng) đến từ hoạt động tối ưu hóa và giảm chi phí của Nhà máy. Đồng thời, các chỉ số kinh doanh của BSR trong 8 tháng đầu năm 2017 rất tốt với tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 12,1% và ROS là 8,5%, khá cao trong ngành lọc hóa dầu.
Như vậy, với vai trò tiên phong trong ngành lọc hoá dầu tại Việt Nam, cùng với ưu thế về nguồn nguyên liệu dầu thô được mở rộng và giá tốt hơn, kỹ thuật công nghệ chế biến hiện đại và tối ưu tiệm cận với các NMLD hàng đầu trên thế giới, hệ thống quản lý, quản trị được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, nguồn lực tài chính vững mạnh, giá bán sản phẩm cạnh tranh trên thị trường, cũng như chiến lược tập trung chế biến sâu, đầu tư vào hoá dầu tạo ra các sản phẩm có giá trị cao trong tương lai sẽ tiếp tục góp phần vào tăng trưởng ổn định, lợi nhuận bền vững cho BSR và giá trị gia tăng cao cho nền kinh tế Việt Nam.
Nguồn:Tạp chí Năng lượng Việt Nam

Giàn khoan tự nâng Việt Nam chuẩn bị đến vịnh Thái Lan

 

Giàn khoan tự nâng Việt Nam chuẩn bị đến vịnh Thái Lan

 Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PV Drilling - Mã: PVD) cho biết đã chính thức ký hợp đồng cung cấp giàn khoan tự nâng PV DRILLING I và các dịch vụ kỹ thuật khoan cho chiến dịch khoan của KrisEnergy (Gulf of Thailand). Chiến dịch dự kiến bắt đầu vào đầu tháng 10/2017 với tổng giá trị hợp đồng khoảng hơn 6 triệu USD.

Theo hợp đồng đã được ký kết, giàn PV DRILLING I sẽ phục vụ cho chiến dịch khoan của KrisEnergy tại Block G10/48, vịnh Thái Lan với 6 giếng chắc chắn (firm wells) và 2 giếng tùy chọn (option wells).

KrisEnergy (Gulf of Thailand) là đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn KrisEnergy Limited, nắm giữ 89% quyền điều hành và lợi tức của Block G10/48 thuộc Vịnh Thái Lan.
Đây là hợp đồng thứ 2 trong năm 2017 của PV Drilling đối với hoạt động cung cấp dịch vụ khoan tại thị trường nước ngoài. Trước đó, giàn PV DRILLING I đã thực hiện chiến dịch khoan của Total E&P Myanmar tại Myanmar.
Nửa đầu năm 2017, PVD ghi nhận 1.448 tỷ doanh thu, giảm đến 57% so với cùng kỳ năm trước; lỗ 273 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái có lãi ròng 116 tỷ đồng.
PV Drilling hoạt động trong lĩnh vực cung cấp giàn khoan, dịch vụ kỹ thuật về khoan và giếng khoan, dịch vụ cung ứng nhân lực trong lĩnh vực khoan và giếng khoan dầu khí (ngoài khơi lẫn trên đất liền). Trong năm qua, PV Drilling đã có những bước phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, một nhà thầu khoan và cung cấp dịch vụ giếng khoan uy tín trên thị trường.
 
Theo kế hoạch và chiến lược phát triển, PV Drilling sẽ tiếp tục phát triển dịch vụ khoan tại những vùng biển sâu hơn, cũng như vươn ra thị trường quốc tế nhằm phục vụ hoạt động tìm kiếm, khai thác nguồn dầu khí cho Việt Nam...

Nguồn: Tạp chí Năng lượng Việt Nam

6 “đại gia” ngân hàng thế giới sắp phát hành tiền ảo riêng

 

6 “đại gia” ngân hàng thế giới sắp phát hành tiền ảo riêng

6 ngân hàng toàn cầu thuộc nhóm lớn nhất thế giới dự kiến năm tới sẽ ra mắt loại tiền điện tử riêng để thực hiện các giao dịch tài chính qua blockchain – công nghệ nền tảng của các giao dịch tiền ảo Bitcoin hiện nay, Finacial Times cho biết.

Blockchain (chuỗi khối) là công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin bằng các khối được liên kết với nhau và mở rộng theo thời gian. Sự khác biệt của Blockchain so với những công nghệ bảo mật, lưu trữ thông thường là dữ liệu không tồn tại ở một địa điểm cụ thể nào mà phân tán trên hàng nghìn máy tính khắp thế giới. Người dùng sẽ sử dụng các thuật toán và quy trình mã hóa để khai thác và sử dụng dữ liệu tại Blockchain.

Đặc biệt blockchain có khả năng truyền tải dữ liệu mà không đòi hỏi trung gian để xác nhận thông tin. Hệ thống blockchain bao gồm nhiều nút độc lập có khả năng xác thực thông tin. Cũng nhờ vậy, hiện nay các giao dịch tiền ảo Bitcoin được xác nhận thông qua hệ thống máy tính mà không cần đơn vị trung gian.

Barclays, Credit Suisse, Ngân hàng thương mại hoàng gia Canada (CIBC), HSBC, MUFG và State Street cùng hợp tác cho ra mắt tiền ảo, còn được gọi “tiền giao dịch tiện ích” do ngân hàng UBS của Thụy Sĩ phát triển, nhằm giúp thị trường tài chính hoạt động hiệu quả hơn.

6 ngân hàng này bắt đầu tham gia khi dự án này chuyển sang giai đoạn phát triển mới mà trong đó các thành viên hợp tác nhắm tới mục tiêu thảo luận sâu hơn với các ngân hàng trung ương và tìm cách thắt chặt bảo mật dữ liệu và an ninh mạng.  Các thành viên đã tham gia trước đó vào dự án gồm Deutsche Bank, Banco Santander, BNY Mellon và NEX.

Hyder Jaffrey, Giám đốc bộ phận đầu tư chiến lược và công nghệ tài chính của UBS, cho biết: “Chúng tôi đã thảo luận với các ngân hàng trung ương và sẽ tiếp tục thảo luận trong 12 tháng tới nhằm đưa phiên bản tiền ảo mới ra mắt vào năm 2018”.

Dù ban đầu còn hoài nghi bởi lo sợ gian lận, các ngân hàng giờ đây nhận ra rằng họ có thể khai thác công nghệ Blockchian để đẩy nhanh quy trình của hệ thống ngân hàng đồng thời hạ thấp chi phí giao dịch. 

“Đây là một trong những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay”, Lee Braine, trưởng bộ phận công nghệ của ngân hàng đầu tư Barclays cho biết. “Chúng tôi nhìn thấy nhiều lợi ích từ dự án này, từ giảm rủi ro cho tới tăng hiệu quả sử dụng vốn trên thị trường tài chính”.

Loại tiền ảo mới này sẽ trở thành công cụ cho phép các tập đoàn tài chính thanh toán cho nhau hoặc mua cổ phiếu, trái phiếu, mà không cần phải chờ hoàn tất giao dịch chuyển tiền theo cách truyền thống. Nhờ đó, thời gian, chi phí và lượng vốn cần thiết để khớp lệnh cũng giảm xuống. Tiền nào này có thể được chuyển đổi trực tiếp sang tiền mặt tại các ngân hàng trung ương ra các loại tiền tệ khác nhau.

Nhờ được lưu trữ bằng công nghệ Blockchain, loại tiền ảo này cho phép thực hiện giao dịch mua bán chứng khoán một cách nhanh chóng.

Jaffrey cho biết từ cuối năm 2018, các ngân hàng tham gia dự án có thể dùng loại tiền mới để thanh toán cho nhau bằng các tiền tệ khác nhau. Ví dụ, một ngân hàng nợ một ngân hàng khác 100 triệu USD, trong đó có 50 triệu tính bằng đồ Euro, có thể chuyển trả nợ gần như ngay lập tức bằng loại tiền ảo mới.

Trước khi loại tiền này có thể được đưa vào dùng trong giao dịch chứng khoán, bản thân các loại chứng khoán cần phải được chuyển qua hệ thống Blockchain, nếu không các lợi ích về tốc độ cũng như chi phí vốn cũng không thể đạt được, Jaffrey cho biết.

 Peter Randall, nhà sáng lập Setl, công ty chuyên về công nghệ Blockchain của Anh, cho biết vẫn còn nhiều nghi vấn về việc liệu sử dụng một loại tiền tệ chung có đủ chắc chắn và an toàn để “thực hiện khớp lệnh” hay không.

Tuy nhiên, Jaffrey cho biết “đứng ở quan điểm kế toán, luật pháp, chúng tôi đang sở hữu một cấu trúc nền tảng cho phép đạt được mục tiêu đó”.

Ông thừa nhận rằng loại tiền tệ mới này có thể sẽ trở nên thừa thãi nếu như các ngân hàng trung ương cũng phát hành loại tiền ảo dùng công nghệ Blockchain nhưng ông cũng nói thêm rằng điều đó có lẽ phải mất “nhiều năm nữa” đặc biệt là trong bối cảnh còn nhiều “vấn đề về chính sách” như hiện nay.

 Nguồn: Vneconomy.vn

Thay xăng RON 92 bằng E5: “Mốc 1/1/2018 không thể thay đổi”

 

Thay xăng RON 92 bằng E5: “Mốc 1/1/2018 không thể thay đổi”

Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng nhấn mạnh, việc đưa vào sản xuất, kinh doanh xăng E5 có lợi ích lớn trong việc bảo vệ môi trường, trong bối cảnh yêu cầu về môi trường ngày càng khắt khe.

Việc ngừng bán xăng RON 92 được dự báo là yếu tố quyết định để người dân tiến tới sử dụng xăng E5...

“Mốc 1/1/2018 không thể thay đổi. Phải quyết tâm thực hiện nghiêm túc theo lộ trình”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng nhấn mạnh hôm 6/7, trong buổi làm việc với các doanh nghiệp xăng dầu về lộ trình triển khai xăng sinh học E5 trên toàn quốc.

Đây là loại xăng được phối trộn theo tỉ lệ 95% xăng khoáng thông thường (xăng RON 92) với 5% nhiên liệu sinh học là ethanol (cồn E100). Theo lộ trình đã được Bộ Công Thương báo cáo Chính phủ trước đó, từ ngày 1/1/2018, xăng E5 sẽ hoàn toàn thay xăng RON 92 trên cả nước.
Sau khi đề án phát triển nhiên liệu sinh học được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2007 và lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiêu liệu truyền thống được đưa ra vào năm 2012, một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu lớn trong nước như Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) hay Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) đã bắt tay vào việc sản xuất, thí điểm đưa xăng E5 ra thị trường.
Tuy nhiên, sau một thời gian dài thực hiện, xăng E5 vẫn ế ẩm, trong khi nhiều nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học được đầu tư lớn bị thua lỗ.
Để tái khởi động đề án, Chính phủ đã quyết định ngừng bán xăng RON 92 từ 1/1/2018, Việt Nam chỉ cho phép kinh doanh xăng E5 và xăng khoáng RON 95, nhằm đảm bảo mục tiêu an ninh năng lượng, giảm dần sự lệ thuộc vào xăng khoáng, cải thiện môi trường và tạo thu nhập bền vững cho khu vực nông nghiệp.
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng nói, việc chuyển đổi sang xăng E5 từ 1/1/2018 là cấp thiết.
Ông cũng nhấn mạnh, việc đưa vào sản xuất, kinh doanh xăng E5 có lợi ích lớn trong việc bảo vệ môi trường, trong bối cảnh yêu cầu về môi trường ngày càng khắt khe.
Ethanol dùng trong xăng E5 được sản xuất chủ yếu từ sắn. “Hiện tại, Việt Nam có 500.000 ha đất cằn cỗi đang trồng sắn. Điều này sẽ tạo điều kiện cho bà con nông dân ở các vùng đất hoang hóa có công ăn việc làm”, ông Vượng nói.
 
Theo ông Phạm Đức Thắng, Phó tổng giám đốc Petrolimex, xăng E5 ế ẩm là do “cơ chế, chính sách chưa quyết liệt”. Để triển khai đúng lộ trình, ông Thắng nói, phải đặt vấn đề giá lên hàng đầu, bởi doanh nghiệp lúc nào cũng nghĩ đến hiệu quả kinh doanh trước tiên. Đối với người tiêu dùng, mức chênh lệch giá giữa xăng E5 và các loại xăng khác cần hấp dẫn, để người tiêu dùng lựa chọn.
Ông Thắng cũng dự báo, việc ngừng bán xăng RON 92 sẽ là yếu tố quyết định để người dân tiến tới sử dụng xăng E5.

Nguồn: Bạch Dương/Thời báo Kinh tế Việt Nam

Hỗ trợ trực tuyến

3650991
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
4221
16230
31909
1566887
78153
3650991

Your IP: 3.133.119.66
Server Time: 2024-04-18 17:38:36

SUPPORT ONLINE

Mr Giang Tử - 0913.329.033
Mrs. Nga - 0903.228.574

 

 

We have 21 guests and no members online