Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Total gần đạt được thỏa thuận đầu tư tới 2 tỷ USD trong ngành hóa dầu Iran

Total gần đạt được thỏa thuận đầu tư tới 2 tỷ USD trong ngành hóa dầu Iran

Vinanet - Một quan chức ngành dầu mỏ Iran cho biết Total và Iran đã đạt được một sự đồng ý sơ bộ để xây dựng ba nhà máy hóa dầu, trong một thỏa thuận nếu kết thúc tập đoàn dầu mỏ lớn của Pháp có thể đầu tư tới 2 tỷ USD tại Iran.
Hãng tin dầu mỏ SHANA trích lời Marzieh Shahdaei giám đốc quản lý công ty Hóa dầu Quốc gia NPC, Iran, “trong các cuộc đàm phán mới nhất, hai phía đã đạt được thỏa thuận xây dựng các nhà máy hóa dầu với công suất tổng cộng 2,2 triệu tấn sản phẩm hóa dầu và polymer mỗi năm”. “Chúng tôi dự đoán rằng Total sẽ đầu tư 1,5 tới 2 tỷ USD trong ngành hóa dầu của Iran nếu chúng tôi đạt được thỏa thuận cuối cùng”.
Một phát ngồn viên của Total cho biết “Total và công ty Hóa dầu Quốc gia của Iran hiện nay đang nghiên cứu sâu về một dự án hóa dầu dựa trên ethan mà số liệu (đặc biệt vốn kinh doanh) phải được tinh chính”.
Thỏa thuận sơ bộ về các nhà máy hóa dầu sau khi Total hôm 3/7 đồng ý để tiếp tục dự án phát triển 11 giai đoạn đối với mỏ dầu ngoài khơi South Pars, dự án đầu tư năng lượng lớn lần đầu tiên của phương Tây tại nước Cộng hòa Hồi giáo này, kể từ khi dỡ bỏ các lệnh trừng phạt chống lại họ.
Giám đốc điều hành của Total, Patrick Pouyanne cho biết sau khi ký thỏa thuận South Pars rằng họ sẽ mở cửa để kinh doanh nhiều hơn với Tehran.
South Pars là một phần của mỏ khí lớn nhất thế giới, được chia sẻ với nước láng giềng Qatar, nơi phát triển của mỏ này được biết như North Field đã làm nhà nước nhỏ bé vùng Vịnh này là nhà sản xuất khí tự nhiên hóa lỏng lớn nhất thế giới.
Total hoạt động cả ở Iran và Qatar cũng như UAE, cùng với nước láng giếng lớn hơn Saudi Arabia, trong sự tranh cãi với Qatar về mối quan hệ thắt chặt với Iran.
CEO của Total trả lời Reuters trong tháng trước rằng dự án các nhà máy hóa dầu tại Iran là ít tiên tiến hơn so với dự án South Pars 11, vì Total sẽ cần tiền cho dự án với khoản vay từ các ngân hàng trong khi South Pars có thể được phát triển với tiền của chính mình.
 
Thứ trưởng bộ dầu mỏ Iran, Amir Hossein Zamaninia cho biết Iran và Total đã tổ chức “các cuộc đàm phán tích cực” để hợp tác trong hóa dầu nhưng bổ sung rằng thỏa thuận này chưa kết thúc.
Một quan chức ngành dầu mỏ hồi tháng 1 cho biết Iran có kế hoạch xây dựng 25 nhà máy hóa dầu và hiện nay đang tìm kiếm 32 tỷ USD từ đầu tư nước ngoài để có tiền cho dự án.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Lộ trình cho xăng E5: Không có đường lùi

Lộ trình cho xăng E5: Không có đường lùi

Vinanet - Kỳ I: Quyết liệt nhưng vẫn… lỗi hẹn?
Việc thay thế xăng khoáng A92 (RON 92) bằng xăng sinh học E5 đang được thực hiện theo lộ trình, tiến tới mục tiêu thay thế hoàn toàn vào ngày 1/1/2018. Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, đây là lộ trình quan trọng, bắt buộc, không có đường lùi.

 

 
Tiêu thụ chuyển biến chưa nhiều
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, đến ngày 31/10/2016, cả nước có 1.256 cửa hàng bán lẻ xăng E5 trên tổng số 11.421 cửa hàng bán xăng dầu (chiếm 11%); lượng xăng E5 tiêu thụ đạt gần 50.000m3/tháng, chiếm 9,14% so với tổng lượng xăng khoáng RON 92. Con số này chưa đạt được lộ trình theo Quyết định số 53/2012/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ, đó là "từ ngày 1/12/2015, xăng được sản xuất, phối chế, kinh doanh để sử dụng cho phương tiện cơ giới đường bộ tiêu thụ trên toàn quốc là xăng E5". Cuối năm 2016, một kế hoạch khác được đưa ra là xăng E5 thay thế hoàn toàn xăng RON 92 vào khoảng tháng 6/2017. Tuy nhiên, chưa đến thời hạn này, Bộ Công Thương đề xuất lùi đến ngày 1/1/2018.
Theo tính toán Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh, đến tháng 10/2016, tại TP. Hồ Chí Minh đã có trên một nửa trong tổng số hơn 500 cửa hàng xăng dầu tham gia phân phối xăng sinh học E5. Tuy nhiên, sản lượng tiêu thụ bình quân chưa cao, chỉ đạt 8.330m3/tháng.
Sở Công Thương Hà Nội cũng cho biết, đến tháng 10/2016, lượng xăng E5 tiêu thụ đạt 12.680m3; xăng khoáng RON 92 là hơn 108.700 m3. Theo đại diện DN phân phối xăng dầu tại Hà Nội, xăng E5 tiêu thụ chậm, lượng bán chỉ bằng 1/10 xăng RON 92.
Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, ông Bùi Văn Thế - Giám đốc Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình - cho biết, trên toàn hệ thống công ty mới triển khai được 21 cửa hàng bán xăng E5 trong tổng số 94 cửa hàng. Tại địa bàn Hà Nội, tỷ lệ bán xăng E5 khả dĩ hơn, nhưng đối với các tỉnh như Sơn La, Hòa Bình gần như khó triển khai, thậm chí cả tỉnh Sơn La chỉ có 2 cửa hàng bán xăng E5.
Khó từ giá đến nguồn cung
Theo ông Nguyễn Phú Cường - Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ (Bộ Công Thương) - xăng E5 có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nhưng chưa được sử dụng phổ biến do tâm xăng khoáng hơn. Thêm vào đó, giá xăng E5 chỉ rẻ hơn xăng RON 92 khoảng 300 đồng/lít, chưa đủ hấp dẫn người tiêu dùng. Mặt khác, nguyên liệu pha chế xăng E5 quá thiếu, Việt Nam chưa có vùng nguyên liệu lớn, việc triển khai quy mô nhiên liệu xăng sinh học còn nhiều khó khăn.
Đến nay, chất lượng xăng sinh học đã được bảo đảm. Khi đưa vào tiêu thụ đại trà, xăng E5 sẽ góp phần rất lớn giải quyết vấn đề khí thải gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, lãnh đạo DN xăng dầu đầu mối lớn thẳng thắn cho rằng, xăng sinh học đến nay vẫn chưa được các DN xăng dầu đầu mối mặn mà một phần do nguồn nguyên liệu đầu vào, nguồn cung ethanol và đầu ra không ổn định. Chưa kể tỷ lệ hao hụt cao trong quá trình vận chuyển bảo quản và việc đầu tư các máy pha trộn, hệ thống bể chứa khiến chi phí của DN đội lên nhiều.
Việc "khai tử" xăng A92, chuyển qua xăng sinh học còn vướng ở chi phí phát sinh cho DN. DN sẽ phải đầu tư chuyển đổi bồn chứa từ xăng A92 sang E5 với chi phí khoảng 30 triệu đồng/bồn. Cùng đó, ngoài cơ sở vật chất, DN bắt buộc phải có phòng thí nghiệm mới được cấp phép pha chế. Chi phí đầu tư cho phòng thí nghiệm lên tới 10 tỷ đồng, nhưng lại không dùng hết công suất nên càng làm DN nản lòng.
Theo số liệu của Bộ Công Thương, tổng lượng xăng E5 bán ra trên cả nước từ tháng 12/2015 đến hết tháng 10/2016 khoảng 63.876m3, chiếm khoảng 12,15% so với tổng lượng xăng khoáng A92 và chỉ chiếm 9,21% so với tổng lượng xăng khoáng bán ra.
Kỳ II: Cần "đòn bẩy"

Nguồn:Lan Anh - Thanh Tâ/Báo Công Thương điện tử

Phép lạ nào đã đưa châu Á trở lại?

Phép lạ nào đã đưa châu Á trở lại?

“Châu Á đã đi được một chặng đường dài sau những bài học họ đã rút ra từ khủng hoảng tài chính. Mặc dù đã phải trả giá đắt cho những bài học đó nhưng châu Á đang tiến bộ lên rõ rệt từng ngày", Tsutomu Soma - giám đốc điều hành mảng thu nhập cố định tại SBI Securities Co. Tokyo nhận định.
20 năm trước, một cuộc khủng hoảng trầm trọng đã tấn công châu Á khiến cho một loạt thị trường từ tiền tệ đến chứng khoán đều sụp đổ, đẩy hàng triệu người dân vào tình cảnh nghèo đói.
 Châu Á 20 năm sau đã trưởng thành và mạnh mẽ hơn.
 
 
Tổng khối lượng dự trữ ngoại hối của các quốc gia châu Á hiện nay đã lên tới hơn 6.000 tỷ USD - chiếm hơn một nửa thế giới - dẫn đầu bởi Trung Quốc với 3.000 tỷ USD. Năm 1996, tổng dự trữ ngoại hối của châu Á chỉ chưa đến 1.000 tỷ USD, khiến các NHTW châu Á không đủ khả năng chống trả khi đồng tiền của họ - vốn được kiểm soát và cố định - bị tấn công bởi các nhà đầu cơ tay to bao gồm cả George Soros. Hiện nay, hầu hết các nước đều đã có hệ thống hối đoái thả nổi, giảm áp lực lên NHTW khi phải cần phải bảo vệ đồng tiền của mình.

 

 
 
Vài năm gần đây, tài khoản vãng lai của hầu hết các quốc gia châu Á luôn ở trong tình trạng thặng dư. Tài khoản vãng lai là đại lượng dùng để đo khối lượng dòng chảy thương mại và tài chính vào một quốc gia, trong đó có bao gồm cả trả lãi suất hoặc cổ tức. Nhà đầu tư thường sử dụng tình trạng của tài khoản vãng lai để đánh giá khả năng hồi phục của một quốc gia hậu khủng hoảng.
 
 
Các nền kinh tế châu Á một lần nữa đang đứng đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng với những gương mặt tiêu biểu như Philippines, Ấn Độ, Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đều trên 6%.
 
 
Hầu hết các quốc gia châu Á đều đã tiến hành các biện pháp để giảm thiểu nợ nước ngoài, giúp nền kinh tế ít bị ảnh hưởng khi đồng USD tăng giá làm đẩy chi phí chi trả nợ. 20 năm trước, rất nhiều công ty và chính phủ từ Thái Lan đến Hàn Quốc đều đã phải tìm kiếm nguồn viện trợ từ IMF khi đồng đồng tiền của họ bị mất giá và các khoản vay nợ bằng đồng USD trở nên quá đắt đỏ.
 
Nhiều nền kinh tế ở châu Á cũng đã dần giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế dựa nhiều hơn vào tiêu dùng. Cấu trúc dân số trẻ ở một số quốc gia như Philippines và Indonesia đang tạo nên những lợi ích kinh tế gọi là lợi tức nhân khẩu học.
 
 
Tròn 20 năm sau khi chính phủ Thái Lan dỡ bỏ neo tiền tệ và một cuộc khủng hoảng tài chính đã nổ ra, nhấn chìm toàn bộ châu Á. Ngày nay, châu Á lại trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư với khối lượng dòng vốn chảy vào các TTCK và trái phiếu của Indonesia, Malaysia, Philippines, Hàn Quốc và Thái Lan lên tới 45 tỷ USD từ đầu năm đến nay. Các nhà phân tích dự đoán rupiah Indonesia, peso Philippin và rimgit Malaysia sẽ là những đồng tiền có hiệu suất cao hàng đầu châu Á cho đến cuối năm 2018.
 
 
 
Tuy nhiên sự kiên cường của châu Á sẽ phải đối mặt với một thách thức mới. Một số NHTW lớn nhất nhì thế giới đang rủ nhau xóa bỏ các biện pháp kích thích tiền tệ - nhân tố đã giúp châu Á tìm ra phép lạ cho mình một thế hệ trước. Động thái của các ông lớn có thể đẩy thanh khoản chạy ra khỏi các thị trường mới nổi, tạo sức ép lên các đồng tiền và tăng chi phí trả nợ bằng đồng USD.

Nguồn: Cafef.vn

Nhu cầu của châu Á với dầu Đại Tây Dương và dầu Mỹ có thể tăng vọt

Nhu cầu của châu Á với dầu Đại Tây Dương và dầu Mỹ có thể tăng vọt

Vinanet - Nhu cầu của châu Á đối với dầu thô từ lưu vực Đại Tây Dương và Mỹ có thể tăng do giá thấp thúc đẩy khách hàng Nhật Bản và Hàn Quốc nhập khẩu trước nhu cầu mùa đông đỉnh điểm.
Nhu cầu mạnh từ khu vực này có thể giúp tiêu thụ nguồn cung dư thừa từ châu Âu và Mỹ, hỗ trợ cho giá toàn cầu mà đã giảm xuống mức thấp 10 tháng vào tuần trước.
Xuất khẩu dầu mỏ từ châu Âu và châu Mỹ sang châu Á giảm trong tháng 6 sau khi tăng từ tháng 3 tới tháng 5, nhưng giá hiện nay sụt giảm đang thúc đẩy các khách hàng châu Á một lần nữa trở lại với dầu thô Forties Biển Bắc và dầu thô WTI của Mỹ.
Một số khách hàng hy vọng giá trị hàng hóa sẽ tăng trong thời gian trên đường tới châu Á, với khả năng tăng giá sắp tới được chỉ ra bởi dầu thô Brent kỳ hạn tháng 10 trên sàn ICE trong tháng này tăng khoảng 70 cent/thùng so với hợp đồng tháng 8.
Chênh lệch của dầu Brent với dầu thô ngọt nhẹ WTI nới rộng gần 3 USD/thùng hồi đầu tháng đã thúc đẩy sự hấp dẫn trong việc chuyển dầu thô Mỹ sang châu Á.
Nhà máy lọc dầu Nhật Bản JXTG và công ty Cosmo Energy đã mua dầu Mỹ sẽ giao trong tháng 9, trước khi mùa đông khi nhu cầu điện tăng vọt bởi người dân tăng cường sưởi điện.
JXTG đã mua 1 triệu thùng dầu thô Mars của Mỹ trong khi Cosmo đã mua cả dầu WTI và Domestic Sweet. Cả hai công ty từ chối bình luận về vấn đề này.
Trong khi đó, các thương nhân dự kiến từ 2 đến 4 triệu thùng dầu Forties Biển Bắc nạp trong tháng 7 và tới Hàn Quốc từ cuối tháng 8 tới đầu tháng 9.
Thêm dầu thô Libya cũng có thể xuất sang châu Á do sản lượng tại đó tăng. Tập đoàn PTT PLC của Thái Lan gần đây đã mua dầu thô Amna của Libya từ công ty Unipec, Trung Quốc giao hàng trong tháng 8 và tháng 9.
Một nhà phân tích tại công ty buôn bán cho biết việc phát hành hạn ngạch nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc đợt thứ hai cũng thúc đẩy người bán xuất khẩu thêm dầu sang châu Á.
 
Số liệu vận chuyển cho thấy ExxonMobil, điều hành một nhà máy lọc dầu tại Thái Lan, đã thuê tàu Aframax Astro Saturn mang dầu thô Mỹ từ Corpus Christi, Texas tới Sri Racha, Thái Lan để giao hàng trong cuối tháng 7.
Một quan chức tại một nhà máy lọc dầu ở Đông Nam Á cho biết “dầu thô Mỹ có tiềm năng cao. Chúng tôi muốn đa dạng hóa các nguồn cung cấp của mình”.
Nguồn: VITIC/Reuters

Hàng loạt chính sách mới có hiệu lực từ tháng 7/2017

Nhiều chính sách mới quan trọng về kinh tế - xã hội sẽ có hiệu lực từ tháng 7/2017...

Hàng loạt chính sách mới có hiệu lực từ tháng 7/2017
Nhiều chính sách, quy định mới liên quan quyền trẻ em, công tác phí, bảo hiểm, đấu giá tài sản, mua bán nợ, thông quan hàng hóa…sẽ có hiệu lực thi hành từ tháng 7/2017.

Cấm tự ý đưa hình ảnh trẻ em lên mạng

Nghị định 56/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 1/7 quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em quy định một số thông tin về bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em phải được bảo vệ trên môi trường mạng: tên, tuổi, đặc điểm nhận dạng cá nhân, thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án, hình ảnh cá nhân...

Ngoài ra, những thông tin về các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em; tài sản cá nhân; số điện thoại; địa chỉ thư tín cá nhân; địa chỉ, thông tin về nơi ở, quê quán; địa chỉ, thông tin về trường, lớp, kết quả học tập và các mối quan hệ bạn bè của trẻ em; thông tin về dịch vụ cung cấp cho cá nhân trẻ em cũng phải được bảo vệ.

Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng và cá nhân khi đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên... Những cơ quan này phải sử dụng các biện pháp, công cụ bảo đảm an toàn về thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em, các thông điệp cảnh báo nguy cơ khi trẻ em cung cấp, thay đổi thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em.

Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên và cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em theo quy định của pháp luật có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ và cá nhân tham gia hoạt động trên môi trường mạng xóa bỏ các thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em để bảo đảm sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Những trường hợp trẻ em bị xâm hại trên môi trường mạng cần được áp dụng các biện pháp hỗ trợ, can thiệp.

Mức công tác phí mới

Từ 1/7, hàng loạt mức công tác phí, phụ cấp lưu trú, thanh toán theo thực tế, thanh toán công tác phí theo tháng,... mới sẽ được tăng thêm theo Thông tư 40/2017/TT-BTC do Bộ Tài Chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị có hiệu lực.

Về chế độ phụ cấp lưu trú, mức phụ cấp lưu trú để trả cho người đi công tác là 200.000 đồng/ngày. Trường hợp đi công tác trong ngày thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định mức phụ cấp lưu trú theo các tiêu chí như: số giờ thực tế đi công tác trong ngày, thời gian phải làm ngoài giờ hành chính, quãng đường đi công tác và được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị.

Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ở đất liền được cử đi công tác làm nhiệm vụ trên biển, đảo thì được hưởng mức phụ cấp lưu trú là 250.000 đồng/người/ngày. Riêng một số ngành đặc thù đã được cấp có thẩm quyền quy định về chế độ chi bồi dưỡng khi đi công tác trên biển, đảo thì được chọn chế độ công tác phí theo tháng quy định cao nhất để chi trả cho người đi công tác.

Trường hợp thanh toán tiền công tác phí theo tháng đối với cán bộ cấp xã thường xuyên phải đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng; cán bộ thuộc các cơ quan, đơn vị còn lại phải thường xuyên đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng thì tuỳ theo đối tượng, đặc điểm công tác và khả năng kinh phí để hỗ trợ theo mức 500.000 đồng/người/tháng. 

Đối với thanh toán theo hình thức khoán, cấp lãnh đạo cấp Bộ trưởng, Thứ trưởng và các chức danh lãnh đạp có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,25 trở lên mức khoán 1.000.000 đồng/ngày/người; không phân biệt nơi đến công tác.

Tăng mức đóng bảo hiểm 

Theo quyết định 2159/BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa ban hành, hướng dẫn mức đóng quỹ bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp và thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn theo mức lương cơ sở mới từ ngày 1/7/2017, mức tham gia bảo hiểm y tế của hộ gia đình được xây dựng trên “nền” lương cơ sở. 

Cụ thể, mức đóng phí bảo hiểm y tế bằng 4,5% theo lương cơ sở. Do lương cơ sở tăng theo Nghị định 47/2017 nên mức phí tham gia bảo hiểm y tế cũng tăng từ 653.000 đồng/người/năm lên 702.000 đồng/người/năm. Bên cạnh đó, do mức lương cơ sở tăng 1.300.000 đồng/tháng nên mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện cũng tăng theo tỷ lệ tương ứng.

Mức đóng quỹ bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp và thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn theo mức lương cơ sở mới từ ngày 1/7, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cao nhất là 26 triệu đồng/tháng.  

Không đấu giá tài sản nhà nước ở nước ngoài

Nghị định 62/2017/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Đấu giá tài sản 2016 có hiệu lực thi hành từ 1/7 nêu rõ, không đấu giá chứng khoán và tài sản của Nhà nước ở nước ngoài. Những tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá thì phải thực hiện thủ tục đấu giá theo quy định của Luật đấu giá tài sản 2016. 

Tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá gồm: Tài sản Nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước; Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật. 

Hướng dẫn điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ

Đây là quy định tại Thông tư 53/2017/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 69/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vụ mua bán nợ có hiệu lực từ ngày 3/7.

Theo đó, doanh nghiệp kinh doanh vụ mua bán nợ cần lưu ý một số điều kiện

- Khi bắt đầu hoạt động, doanh nghiệp phải có quy chế quản lý nội bộ về tổ chức, về hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ được ban hành bởi cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp quy định tại điều lệ;

- Vốn điều lệ/vốn đầu tư thực góp hạch toán trên bảng cân đối kế toán phải lớn hơn hoặc bằng mức vốn tối thiểu quy định tại Nghị định 69/2016/NĐ-CP tương ứng với từng loại hình kinh doanh dịch vụ mua bán nợ;

- Người quản lý doanh nghiệp tại thời điểm được bổ nhiệm phải có bằng đại học (trở lên) thuộc một trong các ngành: Kinh tế, quản trị kinh doanh, luật hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhận;

Quy định về thông quan tại cảng cạn

Nghị định 38/2017/NĐ-CP  có hiệu lực từ 1/7 về đầu tư xây dựng, quản lý khai thác cảng cạn nêu rõ, nhà nước cho phép chuyển đổi điểm thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu thành cảng cạn. Khi có nhu cầu chuyển đổi, chủ đầu tư nộp 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng hải Việt Nam. 

Chậm nhất sau 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì Cục Hàng hải gửi văn bản hướng dẫn chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ, Cục Hàng hải lấy ý kiến của Bộ Tài chính, UBND cấp tỉnh nơi xây dựng cảng; thẩm định và báo cáo Bộ Giao thông Vận tải. Chậm nhất sau 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận báo cáo, Bộ Giao thông Vận tải phải có văn bản trả lời chấp thuận chuyển đổi hoặc không đồng ý và nêu rõ lý do.

Thủ tục hải quan đối với hàng bị lưu giữ

Nghị định 169/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/7 quy định về việc xử lý hàng hóa do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển Việt Nam.

Theo đó, đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bị lưu giữ do người nhận hàng không đến nhận, hoặc từ chối nhận hàng: Người vận chuyển được mang bán đấu giá nhưng phải làm thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa theo quy định.

Ngoài hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định, người vận chuyển phải nộp kèm các giấy tờ sau đây cho cơ quan hải quan: Văn bản đề nghị làm thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa đối với hàng hóa bị lưu giữ; bản chính bằng chứng liên quan đến việc thông báo về hàng hóa bị lưu giữ theo quy định tại Điều 7 của nghị định này.

Ngoài ra, một số quy định mới về lao động, tiền lương, dạy nghề, hàng hải… cũng sẽ có hiệu lực từ tháng 7/2017.
Trích nguồn: http://vneconomy.vn

Hỗ trợ trực tuyến

3647145
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
375
16230
28063
1566887
74307
3647145

Your IP: 3.15.143.181
Server Time: 2024-04-18 01:36:52

SUPPORT ONLINE

Mr Giang Tử - 0913.329.033
Mrs. Nga - 0903.228.574

 

 

We have 55 guests and no members online