MobiFone chính thức ra mắt tổng đài di động dành cho doanh nghiệp

Ngày 9/10, mạng di động MobiFone đã chính thức ra mắt dịch vụ  tổng đài di động dành cho doanh nghiệp (OneContact).


Theo đó, các doanh nghiệp khi đăng ký sử dụng OneContact sẽ được khai báo một số tổng đài di động (Hotline), mỗi số thuê bao di động của nhân viên sẽ được khai báo như một số máy lẻ để kết nối vào tổng đài.

Ngoài việc cho phép thực hiện đầy đủ các chức năng của một hệ thống liên lạc như tổng đài truyền thống, OneContact còn có các tính năng như gọi thoại hội nghị, thực hiện một lúc tới 256 số di động khác nhau ở mọi lúc, mọi nơi; chuyển tiếp cuộc gọi; thông báo cuộc gọi nhỡ… Đặc biệt, mọi cuộc gọi, nhắn tin theo "số máy nội bộ" giữa các thuê bao đã được gắn vào hệ thống đều hoàn toàn miễn phí.

Ông Nguyễn Đình Chiến, Phó Tổng giám đốc MobiFone cho biết, OneContact được thiết kế dựa trên nền tảng di động sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu tư cũng như cung cấp nhiều chức năng quản lý nâng cao cho việc liên lạc trong và ngoài doanh nghiệp.

Là một doanh nghiệp dùng thử OneContact, ông Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Công ty cổ phần Viễn thông và Giải pháp Công nghệ Việt Nam cho phóng viên Vietnam+ hay, dịch vụ này có nhiều tính năng mà tổng đài truyền thống không có. 

Ví dụ như trường hợp khách hàng gọi tới tổng đài nhưng không có ai tiếp nhận cuộc gọi, quản trị có thể biết được khách hàng gọi và ấn số máy lẻ nào để từ đó gọi lại, giúp công tác chăm sóc khách hàng được tốt hơn. Nhờ tính di động, nhân viên tổng đài có thể nhận cuộc gọi của khách hàng bất cứ lúc nào.

Bên cạnh đó, theo nhẩm tính của ông Trung, OneContact đã giúp doanh nghiệp này tiết kiệm khoảng 40% chi phí liên lạc với nhân viên… Việc đầu tư cho tổng đài di động cũng rẻ hơn so với việc đầu tư phần cứng (thiết bị điện thoại bàn...) như tổng đài truyền thống.

Cũng tại lễ ra mắt OneContact, MobiFone đã giới thiệu tới khách hàng cá nhân tính năng Funring Me cho phép các thuê bao dịch vụ có thể đặt hiệu ứng âm thanh, bài hát mà mình yêu thích làm nhạc chờ thay thế cho tín hiệu chờ thông thoại của tổng đài hoặc những bài hát nhạc chờ do thuê bao được gọi đã lựa chọn./.
(ST)

Tháng 9: Điểm mặt các mặt hàng “tỷ đô” của Việt Nam

Theo thống kê mới nhất từ Tổng Cục Hải quan, trong tháng 9, nhiều mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam đã đạt kim ngạch xuất khẩu xấp xỉ và vượt ngưỡng tỷ USD.

Đó là các mặt hàng sau: Dệt may; Điện thoại, linh kiện; Máy tính và các sản phẩm điện tử linh kiện;  Giày dép.

Cụ thể, tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 9 ước đạt 12,4 tỷ USD, riêng 9 tháng đầu năm 2014 đạt hơn 109 tỷ USD tăng 14% so với cùng kỳ 2013.

Điện thoại các loại và  linh kiện:  Giá trị xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng 9 là 1,9 tỷ USD, 9 tháng đầu năm đạt hơn 17,08 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ.

Hàng dệt may: Tháng 9/2014, xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước đạt 1,9 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may 9 tháng đầu năm lên 15,51 tỷ USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ.

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Trị giá xuất khẩu trong tháng 9 đạt 930 triệu USD, tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng/2014 đạt 7,44 tỷ USD, giảm 2,8% so với cùng kỳ.

Hàng giày dép : Trong tháng 9/2014 giá trị xuất khẩu đạt 800 triệu USD, tổng kim ngạch xuất khẩu trong 9 tháng/2014 lên 7,49 tỷ USD, tăng 25,3% so với cùng kỳ 2013.

(ST)

Thép thừa nhưng vẫn nhập

Trong khi doanh nghiệp sản xuất thép trong nước gặp khó khăn vì tiêu thụ kém, tồn kho tăng cao nhưng hàng ngoại vẫn ùn ùn nhập về

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, đến giữa tháng 9-2014, kim ngạch nhập khẩu thép các loại của doanh nghiệp (DN) trong nước đạt giá trị hơn 5,05 tỉ USD, tăng 316 triệu USD (tương đương + 6,7%) so với cuối năm ngoái, bất chấp tình hình tồn kho trong nước với mặt hàng này tiếp tục tăng 36,5%...

Một số nhà máy phía Bắc phải đóng cửa

Theo Bộ Công Thương, tính đến cuối tháng 8-2014, sản lượng các mặt hàng thép sản xuất trong nước đều ở mức cao, so với cùng kỳ năm 2013. Thép thô đạt 1.950,9 ngàn tấn, giảm 0,01%; thép cán đạt 2.310,9 ngàn tấn, tăng 22,8%; thép thanh, thép góc đạt 2.288 ngàn tấn, tăng 5,1%. Ngược với con số lạc quan về sản xuất, tình hình tiêu thụ mặt hàng này lại đạt mức thấp do kinh tế trong nước vẫn còn khó khăn.

Thép nhập khẩu giá rẻ đang lấn át thép nội. (Ảnh chỉ có tính minh họa)Ảnh: HỒNG THÚY
Thép nhập khẩu giá rẻ đang lấn át thép nội. (Ảnh chỉ có tính minh họa)

Sản lượng tiêu thụ chỉ tập trung vào những công trình dở dang, chưa có nhiều công trình mới. Nhu cầu xây dựng khu vực dân dụng cũng giảm sút. Sức mua kém, cộng thêm phải cạnh tranh với thép Trung Quốc nhập khẩu nên các nhà sản xuất trong nước phải giảm giá bán. Các phương thức giảm giá chủ yếu được các nhà sản xuất áp dụng là: hỗ trợ vận chuyển, tăng chiết khấu sản lượng, tăng hỗ trợ công trình… Thậm chí, không cầm cự nổi, một số nhà máy sản xuất sắt, thép khu vực phía Bắc phải đóng cửa. Một số nhà đầu tư lớn, theo kế hoạch ban đầu, sẽ rót hàng tỉ USD xây dựng nhà máy thép ở Việt Nam, nay cũng phải dừng và rút vốn đầu tư. Tập đoàn sản xuất thép hàng đầu thế giới JFE của Nhật xin rút khỏi dự án thép 3 tỉ USD trong Khu Kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) sau 8 năm theo đuổi.

Hiện Việt Nam đang đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với Liên minh Hải quan Nga - Belarus - Kazakhstan được trông đợi sẽ tạo cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu hàng Việt nhưng ngược lại, nhiều DN trong nước cũng lo lắng khi các mặt hàng thép từ liên minh này sẽ tràn vào Việt Nam để hưởng thuế suất về dần 0%, cạnh tranh trực tiếp với hàng nội. Bởi trong quá trình đàm phán, liên minh hải quan cũng đặt ưu tiên hàng đầu khi xuất khẩu sang Việt Nam các mặt hàng công nghiệp thép, dù Bộ Công Thương khẳng định việc giảm thuế sẽ có lộ trình chứ không lập tức đưa về 0% khi hiệp định được ký kết.

Cần bảo vệ thép sản xuất trong nước

Trong lúc DN thép nội phải vật lộn với khó khăn chất chồng do thị trường bất động sản đóng băng từ nhiều năm qua, sức tiêu thụ kém thì hàng nhập khẩu vẫn ồ ạt tràn vào cạnh tranh với giá rẻ. Trong các thị trường nhập khẩu, Trung Quốc vẫn áp đảo, nhất là thép xây dựng do giá rẻ. Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy chỉ tính riêng thị trường Trung Quốc, các DN trong nước đã bỏ ra 588 triệu USD nhập khẩu thép các loại. DN ngành thép đã nhiều lần kiến nghị Bộ Công Thương xem xét có biện pháp bảo vệ thép nội địa bởi thép xây dựng nhập khẩu từ Trung Quốc giá rẻ do gian lận thương mại để hưởng thuế nhập khẩu 0%.

“Thép Trung Quốc bán giá rẻ hơn thép nội địa khoảng 300.000-400.000 đồng/tấn nhưng chất lượng kém nên tiêu thụ nhiều ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và người tiêu dung sẽ bị thiệt” - đại diện một DN thép phân tích. Ông Đỗ Duy Thái, Tổng Giám đốc Công ty Thép Việt (Pomina), cho rằng trong khi thép xuất khẩu Việt Nam có nguy cơ bị áp thuế chống bán phá giá ở các thị trường nước ngoài thì trong nước lại bị hàng nhập khẩu giá rẻ cạnh tranh. Mới đây, Bộ Công Thương cho áp thuế chống bán phá giá đối với thép không gỉ nhập khẩu từ các thị trường, đó là một tín hiệu tốt cho ngành thép trong nước nhưng bấy nhiêu chưa đủ bởi nhiều loại thép khác đang chịu sức ép nặng bởi hàng nhập khẩu cùng loại.

(ST)

 

Vì sao 100 xe Suzuki Swift tại Việt Nam bị triệu hồi?

Vì sao 100 xe Suzuki Swift tại Việt Nam bị triệu hồi?

Suzuki Swift lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam hồi tháng 7/2008...

Vì sao 100 xe Suzuki Swift tại Việt Nam bị triệu hồi?

Suzuki Swift lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam hồi tháng 7/2008. Sau 5 năm góp mặt qua kênh nhập khẩu và phân phối nguyên chiếc, mẫu xe cỡ nhỏ này thường xuyên rơi vào tình trạng ế ẩm do mức giá bán thiếu cạnh tranh.

Cục Đăng kiểm Việt Nam vừa thông báo về đợt triệu hồi đối với mẫu xe Suzuki Swift phiên bản GXL để khắc phục lỗi tại bộ phận bu-lông bắt puli bơm nước.

Cụ thể, có 100 chiếc Swift GXL tại thị trường Việt Nam thuộc diện triệu hồi. Số xe này được sản xuất trong khoảng thời gian từ ngày 28/6 đến 4/10/2013 và được Suzuki Việt Nam nhập khẩu nguyên chiếc. 

Thông tin từ tập đoàn Suzuki Nhật Bản cho biết thêm, có tổng số 15.544 chiếc Swift trên thị trường toàn cầu nằm chung đợt triệu hồi với số xe tại Việt Nam.

Về nguyên nhân lỗi, theo thông báo từ Suzuki, do lực siết bu-lông gá puli bơm nước lắp trên xe Swift GLX không đủ lực theo quy chuẩn khiến các bu-lông này có thể bị lỏng trong quá trình sử dụng. Điều này có thể dẫn đến tiếng kêu bất thường và bu-lông có thể bị tuột ra ngoài, dây đai bơm nước bị tuột, đèn báo lỗi động cơ sẽ sáng do mất công suất và do quá nhiệt. 

Trường hợp xấu nhất, động cơ có thể ngừng hoạt động và không khởi động được.

Hiện tại, Suzuki Việt Nam đã bắt đầu tiến hành triệu hồi tại hệ thống đại lý ủy quyền trên toàn quốc. Thời gian kiểm tra và khắc phục lỗi dự kiến đối với mỗi chiếc xe vào khoảng 0,3 đến 1,4 giờ đồng hồ.

Suzuki Swift lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam hồi tháng 7/2008. Sau 5 năm góp mặt qua kênh nhập khẩu và phân phối nguyên chiếc, mẫu xe cỡ nhỏ này thường xuyên rơi vào tình trạng ế ẩm dó mức giá bán thiếu cạnh tranh.

Đến tháng 2/2014, Suzuki Việt Nam bắt đầu tung ra thị trường Swift lắp ráp trong nước với giá bán lẻ 549 triệu đồng/chiếc. Tuy nhiên, sức mua đối với Swift vẫn không được cải thiện nhiều. Báo cáo mới nhất của Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cho biết, tổng lượng xe Suzuki Swift bán ra thị trường trong 8 tháng 2014 chỉ đạt 344 chiếc, trong đó riêng lượng xe bán ra trong tháng 8 đạt vẻn vẹn 52 chiếc.
(ST)

Miễn phí dịch vụ chuyển tiền nhanh liên ngân hàng

22 ngân hàng thương mại và Công ty cổ phần Dịch vụ Thẻ Smartlink (Smartlink)chính thức triển khai chương trình khuyến mãi miễn toàn bộ phí xử lý giao dịch chuyển tiền nhanh liên ngân hàng 24/7 qua số thẻ và số tài khoản của các ngân hàng thực hiện thông qua hệ thống Smartlnk

Theo nội dung khuyến mãi, các khách hàng là chủ thẻ hoặc chủ tài khoản của các ngân hàng:Vietcombank, VietinBank, ACB, Sacombank, Eximbank, Techcombank , TienphongBank, HDBank, NCB, Seabank, LienvietPostBank, ABBank, VPBank, OceanBank, VietABank, GPBank, BaovietBank, VID Public Bank, SHB, OCB, BacAbank và SCB khi thực hiện giao dịch chuyển tiền nhanh liên ngân hàng 24/7 đến thẻ hoặc qua tài khoản, trên tất cả các kênh giao dịch điện tử gồm: internet banking, mobile banking, ATM, … của các ngân hàng kể trên sẽ được miễn toàn bộ phí giao dịch.

(ST)

Chuyên mục phụ

Hỗ trợ trực tuyến

3653822
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
586
1825
34740
1566887
80984
3653822

Your IP: 3.21.97.61
Server Time: 2024-04-20 09:41:14

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Mr Giang Tử - 0913.329.033
Mrs Nga - 0903.228.574

 

 

Trang web hiện có:
18 khách & 0 thành viên trực tuyến