Lợi ích ngắn hạn của các nhà máy lọc dầu châu Á được thay thế bởi thiệt hại dài hạn

 

Lợi ích ngắn hạn của các nhà máy lọc dầu châu Á được thay thế bởi thiệt hại dài hạn

 Cửa sổ cho các nhà máy lọc dầu châu Á kiếm lợi nhuận bằng cách tăng sản lượng để thay thế cho sản lượng thiếu hụt tại Mỹ dường như đã nhanh chóng đóng lại.
Saudi Arabia, nhà xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới và nguồn cung cấp lớn tới nhiều nhà máy lọc dầu châu Á, ngày 4/9 đã tăng giá bán chính thức trong tháng 10 của họ cao hơn dự kiến.
Dầu Arab Light của vương quốc này đã tăng 0,55 USD/thùng lên cao hơn dầu Oman/Dubai 0,3 USD/thùng, giá cao nhất kể từ tháng 12/2016, và tăng nhiều hơn so với dự kiến tăng 20 đến 50 cent trong một khảo sát của Reuters trước thông báo này.
Các nhà máy lọc dầu châu Á sẵn sàng đối mặt với giá dầu tăng từ Saudi Arabia, nhưng dường như bão Harvey có thể thúc đẩy bước nhảy lớn hơn khi Saudi tìm cách đạt được mục tiêu kép giá tăng và siết chặt thị trường dầu mỏ.
Lợi nhuận lọc dầu châu Á đạt mức cao gần hai năm vào 1/9 sau khi ngập lụt và sự gián đoạn gây bởi bão Harvey đã làm thiếu hụt 1/4 công suất lọc dầu của toàn nước Mỹ hay khoảng 4,5 triệu thùng/ngày.
Một nhà máy lọc dầu điển hình tại Singapore xử lý dầu thô Dubai hiện nay đang có lợi nhuận khoảng 10,21 USD/thùng, theo số liệu của Reuters, cao hơn mức trung bình trong 365 ngày tại 6,8 USD/thùng.
Các nhà máy lọc dầu khắp châu Á tăng sản lượng để xuất khẩu sản phẩm sang Mỹ và sang các thị trường thường được các nhà máy lọc dầu Mỹ cung cấp.
Nhưng bữa tiệc này kéo dài bao lâu đang là vấn đề tranh luận, với giá xăng kỳ hạn của Mỹ giảm hơn 3% trong ngày 4/9 do một số nhà máy lọc dầu bị ảnh hưởng bắt đầu khởi động lại hoạt động.
Rủi ro đối với các nhà máy lọc dầu châu Á là sự gia tăng lợi nhuận từ siêu bão Harvey kéo dài tương đối ngắn, trong khi khủng hoảng lợi nhuận từ giá dầu cao thì duy trì lâu hơn.
Nếu Saudi Arabia cũng tuân theo cam kết giảm xuất khẩu và không chỉ sản lượng, thì các nhà máy lọc dầu châu Á đối mặt với cú đánh kép nguồn cung cấp giảm và giá dầu tăng.
Bộ trưởng Năng lượng của Saudi Arabia, Khalid al-Falih ngày 24/7 cho biết nước ông sẽ hạn chế xuất khẩu dầu thô xuống 6,6 triệu thùng/ngày trong tháng 8, thấp hơn gần 1 triệu thùng/ngày so với một năm trước.
Số liệu chính thức trong tháng 8 vài tháng nữa mới được Tổ chức Sáng kiến Số liệu Dầu mỏ Chung JODI báo cáo, nhưng những bằng chứng sơ bộ từ số liệu theo dõi các tàu cho thấy Saudi Arabia thực sự cắt giảm xuất khẩu.
Saudi Arabia cũng cắt giảm phân bổ dầu thô cho các khách hàng toàn cầu khoảng 520.000 thùng/ngày trong tháng 9, theo báo cáo của Reutes ngày 8/8.
 
Các nhà máy lọc dầu châu Á, giả thiết họ có mục tiêu giữ mức độ hoạt động ổn định, sẽ phải lấy nguồn dầu thô từ các nhà cung cấp khác, ngoài ra phải trả tiền cho Saudi Arabia nhiều hơn. Điều này dường như làm tăng giá các loại dầu thô tương tự như các loại Saudi Arabia cung cấp.
Chắc chắn, xuất khẩu dầu thô của Mỹ từ khu vực ngoài khơi vịnh Mexico và tại mỏ đá phiến ở Texas sẽ phục hồi nhanh hơn nhiều so với các nhà máy lọc dầu bị tàn phá ở khu vực này.
Điều này nâng khả năng có thêm dầu thô Mỹ xuất sang châu Á để thay thế sự thiếu hụt cung cấp từ Saudi Arabia, các thành viên khác của OPEC và các đồng minh của họ trong thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu mỏ.
Nguồn: VITIC/Reuters

Tập đoàn Dầu khí tập trung xử lý dứt điểm các dự án chưa hiệu quả

 

Tập đoàn Dầu khí tập trung xử lý dứt điểm các dự án chưa hiệu quảCông nhân làm việc tại Nhà máy xơ sợi Polyester Đình Vũ (PVTex)

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã hoàn thành công tác rà soát, đánh giá các phương án, giải pháp xử lý các dự án chưa hiệu quả và chủ động, tích cực, khẩn trương khắc phục các dự án này.

Năm 2017, bên cạnh các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, nộp ngân sách nhà nước, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phải “hoàn thiện” phương án xử lý 5 dự án chưa hiệu quả là Dự án Nhà máy xơ sợi Polyester Đình Vũ (PVTEX); Dự án Nhiên liệu sinh học Dung Quất; Dự án Nhiên liệu sinh học Bình Phước; Dự án Nhiên liệu sinh học Phú Thọ và Dự án Nhà máy đóng tàu Dung Quất.

Thực hiện kết luận của Bộ Chính trị, Chỉ đạo của Thường trực Chính phủ và Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, ngày 7/7, PVN đã họp bàn giải pháp, tìm hướng tháo gỡ các vướng mắc, xử lý các dự án chưa hiệu quả của Tập đoàn. Tại cuộc họp, PVN đã thành lập ra các Tổ công tác chuyên trách xử lý từng dự án chưa hiệu quả, trong đó có quy định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị tham gia Tổ công tác. Sau 2 tháng vào cuộc quyết liệt, trên tinh thần định hướng của Chính phủ, Bộ Công Thương, công tác rà soát, kiểm tra, đánh giá hiện trạng và lên “phác đồ điều trị” cho các dự án chưa hiệu quả đã hoàn thành.
Theo đó, với Dự án Nhà máy xơ sợi Polyester Đình Vũ (PVTex), ngày 25/7/2017, Tập đoàn Dầu khí đã báo cáo Ban chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công Thương về phương án hợp tác với đối tác nước ngoài để cùng sản xuất kinh doanh. Hiện tại, các Cổ đông của PVTex đang chờ quyết định của Ban chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công Thương để triển khai thực hiện phương án. Trong thời gian chờ quyết định của Ban chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công Thương, PVN đã chỉ đạo người đại diện phần vốn tại PVTEX quyết liệt triển khai các công việc chuẩn bị khởi động lại Nhà máy. Cụ thể, PVN/PVTEX đã làm việc với Vinatex về công tác hợp tác trong giai đoạn tới. Để triển khai chi tiết, bắt đầu từ ngày 6/9/2017, đại diện PVN/PVTEX sẽ khảo sát và tiếp xúc với các đối tác tiêu thụ sản phẩm tiềm năng để triển khai công tác thị trường, theo kế hoạch, công tác khảo sát, tiếp xúc sẽ kết thúc trước ngày 15/9/2017...
Bên cạnh đó, PVN/PVTEX cũng đang tích cực triển khai việc tìm kiếm các đối tác khác để hợp tác trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tháng 7/2016, PVTEX đã phát hành hồ sơ mời quan tâm rộng rãi để lựa chọn đối tác hợp tác sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở kết quả lựa chọn, PVTEX đã làm việc với Tập đoàn Fortrec (Singapore) về phương án hợp tác cùng sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, do thời gian quyết định việc hợp tác kéo dài nên thời gian hiệu lực của các điều kiện cùng hợp tác SXKD đã hết, đối tác Fortrec hiện đang xem xét để trình lại HĐQT của Fortrec về điều kiện hợp tác trước khi quyết định.
Song song đó, ngày 23 và 24/8/2017, PVN/PVTEX đã làm việc với đối tác Reliance của Ấn Độ và đã thống nhất các nội dung Reliance sẽ hỗ trợ PVTEX trong quá trình chuẩn bị khởi động lại và vận hành Nhà máy: Reliance sẽ hỗ trợ nhân sự vận hành bảo dưỡng, công tác tối ưu hóa, cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, cùng với đó PVN/PVTEX đang làm việc với đối tác trong nước về phương án hợp tác hỗ trợ tài chính để huy động vốn lưu động phục vụ cho quá trình SXKD sản phẩm xơ.
Theo kế hoạch, trước ngày 15/9/2017, Reliance và đối tác trong nước sẽ có bản chào chính thức về phương án triển khai. Trong tháng 9/2017, PVN/PVTEX xem xét và làm việc với đối tác và sau đó sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền.
Với Dự án nhiên liệu sinh học Dung Quất (BSR-BF), sau khi tiến hành khảo sát thực tế tại các Nhà máy ethanol Tùng Lâm, Tinh bột mỳ Tây Ninh, ngày 25/8/2017, Chủ đầu tư BSR-BF đang triển khai công tác đào đất xây hồ cigar để xử lý triệt để vấn đề nước thải. Đồng thời, BSR-BF và các cổ đông đã lập đầu bài mời nhà đầu tư tham gia hợp tác kinh doanh vận hành Nhà máy; đã phát hành thư mời hợp tác vận hành sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, BSR - BF đã lựa chọn, ký Hợp đồng với một công ty tư vấn triển khai thẩm định giá trị doanh nghiệp/phần vốn góp tại doanh nghiệp và xây dựng phương án thoái vốn. Thời gian tới, BSR-BF và các cổ đông (BSR, PVOil) tổ chức triển khai đánh giá, lựa chọn nhà đầu tư hợp tác kinh doanh trong tháng 9/2017 và thống nhất phương án khởi động vận hành lại Nhà máy.
Với Dự án nhiên liệu sinh học Bình Phước (OBF), Tổ công tác chuyên trách của PVN về Dự án nhiên liệu sinh học Bình Phước cùng PVOil đã trực tiếp khảo sát tại nhà máy và làm việc với Chủ đầu tư OBF và cổ đông Toyo (Thái Lan), Licogi 16. Qua khảo sát và làm việc với các đối tác cho thấy, các bên có mong muốn tiếp tục vận hành nhà máy khi có hiệu quả và hiện là thời điểm thuận lợi để xem xét khởi động lại nhà máy. Đặc biệt là đối tác Thái Lan mong muốn các bên cùng tính toán phương án khởi động lại để xem xét.
Trong quá trình khảo sát thực tế, Tổ công tác chuyên trách của PVN đã chỉ ra một số điểm có thể giảm chi phí như cải tiến giảm tiêu hao nguyên liệu đầu vào, giá sắn, công tác quản trị, tính khấu hao,…và yêu cầu PVOil tính toán thêm và làm việc với các đối tác để trình PVN báo cáo Bộ Công thương phương án chạy lại đảm bảo có E100 vào tháng 1/2018.
Ngày 24/8/2017, các cổ đông của OBF (PVOil, Toyo, Licogi 16) đã tổ chức họp hội đồng thành viên mở rộng của OBF có mời Công ty Tùng Lâm tham dự để xem xét, đánh giá phương án vận hành lại Nhà máy. Tại cuộc họp, đại diện các cổ đông đã nhất trí Phương án vận hành lại Nhà máy Ethanol Bình Phước; một số cổ đông như Toyo, Licogi 16... xác nhận sẽ làm các thủ tục cần thiết để tiếp tục góp vốn để OBF có kinh phí sửa chữa, cải hoán kỹ thuật nhằm đưa Nhà máy vào vận hành; trong năm 2018, PVOil và các cổ đông khac sẽ chịu trách nhiệm thu xếp vốn lưu động phục vụ sản xuất cho OBF, tương đương tối đa 91,346 tỷ đồng bằng cách ứng trước tiền mua sản phẩm E100 của OBF và/hoặc làm việc với nhà cung cấp để ứng trước nguyên liệu sắn lát đáp ứng yêu cầu sản xuất...
Với Dự án nhiên liệu sinh học Phú Thọ (PVB), Tổ công tác chuyên trách của Tập đoàn đã đi khảo sát công trường Dự án và làm việc với Chủ đầu tư PVB và nhà thầu để kiểm tra thực trạng tình hình Dự án. Ngày 27/7/2017, Hội đồng quản trị PVB đã tổ chức họp, theo đó các thành viên HĐQT của PVB đang xin rút và ủy quyền cho PVOil là cổ đông lớn điều hành PVB. Hiện đang có 2 nhóm nhà đầu tư là Công ty cổ phần đầu tư Thái Sơn và Công ty Mepcom Offshore and Marine Pte, Ltd là công ty con của Tập đoàn MEPCOM (Singapore) quan tâm tới dự án. Đáng chú ý, Công ty Mepcom Offshore and Marine Pte đề xuất hợp tác theo hướng Mepcom và đối tác chiến lược sẽ mua lại cổ phần của các cổ đông hiện hữu tại PVB để cung cấp vốn theo mô hình Xây dựng-Sở hữu-Vận hành (BOO). Ngoại trừ PVOil vẫn duy trì vốn góp và sẽ là cổ đông cùng với Mepcom và đối tác chiến lược tại Dự án nhiên liệu sinh học Phú Thọ.
Song song với đó, PVOil cũng đã triển khai công tác thẩm định giá trị doanh nghiệp/phần vốn góp, xây dựng phương án thoái vốn, đến nay đã có kết quả thẩm định giá sơ bộ. Trong thời gian tới, PVN/PVOil sẽ tiếp tục trao đổi, cung cấp thông tin Dự án cho đối tác Thái Sơn, Mepcom để xây dựng phương án hợp tác đầu tư, cũng như tìm kiếm, làm việc với các đối tác khác; đồng thời PVOil tiếp tục triển khai công tác định giá tài sản, xây dựng phương án thoái vốn.
 
Với Dự án Nhà máy đóng tàu Dung Quất (DQS), ngày 25/7/2017, PVN đã có văn bản báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ và Bộ Công Thương về phương án xử lý các khó khăn đối với công ty TNHH MTV CNTT Dung Quất. Tại văn bản trên, PVN đưa ra 3 kiến nghị là cho phép Tập đoàn Dầu khí Việt Nam bán doanh nghiệp theo hành lang quy định của Nghị định 128/2014/NĐ- CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ về bán, giao và chuyển giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Trường hợp bán không thành công sẽ triển khai ngay phương án phá sản đấu giá tài sản; Ủy quyền cho Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam quyết định toàn bộ các vấn đề liên quan đến quá trình triển khai thực hiện phương án được duyệt; Có cơ chế giao cho DQS thực hiện các công việc phù hợp với chức năng/nhiệm vụ của DQS khi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các đơn vị trong Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có nhu cầu. Hiện những kiến nghị này của Tập đoàn đang chờ ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.
Bên cạnh đó, PVN cũng đang quyết liệt triển khai việc quyết toán hợp đồng tàu 104.000 DWT; xử lý các tài sản không cần dùng, chờ thanh lý theo quy định để có nguồn trả nợ và phục vụ sản xuất kinh doanh và giảm bớt chi phí khấu hao...
Như vậy, với các phương án đang được triển khai, PVN tập trung thực hiện quyết liệt để xử lý dứt điểm các dự án yếu kém (xơ sợi Đình Vũ, 03 dự án nhiên liệu sinh học, đóng tàu Dung Quất) theo đúng tinh thần kết luận của Bộ Chính trị, chỉ đạo của Thường trực Chính phủ và Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, của Bộ Công Thương.
Tổng Giám đốc PVN Nguyễn Vũ Trường Sơn:
PVN đang quyết liệt triển khai các chỉ đạo của Chính phủ. Với các dự án ethanol, Tập đoàn đã có phương án để chạy lại và quyết tâm đến ngày 1/1/2018 sẽ có sản phẩm. Tại thời điểm 1/1/2018, với các chính sách nhà nước quy định về việc đưa xăng E5 vào tiêu thụ là điều kiện thuận lợi để Tập đoàn triển khai việc chạy lại các dự án. PVN cũng đang có các đối tác cam kết đi cùng với Tập đoàn để có sản phẩm vào ngày 1/1/2018.
Nguồn: Lê Kim Liên/Báo Công Thương điện tử

Giá xăng bán lẻ của Mỹ tăng ngay cả khi các nhà máy lọc dầu khởi động lại

 

Giá xăng bán lẻ của Mỹ tăng ngay cả khi các nhà máy lọc dầu khởi động lại

 Giá xăng bán lẻ của Mỹ tăng trong ngày 5/9, ngay cả khi các nhà máy lọc dầu trở lại hoạt động, sau khi bão Harvey làm gián đoạn hoạt động dọc theo bờ biển Texas.
Giá xăng trung bình 2,648/gallon, cao hơn 30,2 cent so với một năm trước. Giá xăng thường giảm sau ngày lễ Lao động Mỹ.
Giá xăng bán lẻ ở mức cao mặc dù giá xăng kỳ hạn của Mỹ đã giảm gần 4% do các nhà máy lọc dầu của Mỹ khởi động lại. Các thương nhân lo lắng rằng bão Irma đang tiếp cận có thể làm gián đoạn nhu cầu, trong khi nguồn cung đã phục hồi bởi hầu hết các nhà máy lọc dầu trở lại dịch vụ.
Công ty nghiên cứu IIR cho biết ước tính công suất lọc dầu 3,67 triệu thùng/ngày của Mỹ đã bị đóng cửa trong tuần này. Các nhà phân tích tại Goldman Sachs cho biết “sự phục hồi từ bão Harvey đã tăng tốc trong tuần qua, với thời tiết khô giúp giảm bớt mức ngập lụt. Một nửa công suất lọc dầu đóng cửa sẽ trở lại hoạt động vào ngày 7/9”.
Cơn bão Harvey đã gây thiệt mạng hơn 60 người, trút xuống lượng mưa trên 127 cm và gây thiệt hại cho 203.000 ngôi nhà. Khoảng 1/4 công suất lọc dầu của Mỹ bị ngừng hoạt động.
Bộ Năng lượng Mỹ đã giải phóng hơn 5 triệu thùng dầu mỏ từ kho dự trữ khẩn cấp của Mỹ tới 4 công ty lọc dầu ở bờ biển vùng vịnh.
Các nhà máy lọc dầu đang dần khởi động lại. Khó khăn hoạt động gồm một vụ cháy nhỏ đã phát nổ vào ngày 5/9 tại bộ phận thu hồi lưu huỳnh ở nhà máy lọc dầu Corpus Christi công suất 157.500 thùng/ngày của tập đoàn Citgo Petroleum.
Tập đoàn Motiva có thể khởi động lại một phần sản xuất tại nhà máy lọc dầu lớn nhất Mỹ sớm nhất trong tuần này. Thời gian để khôi phục sản xuất hoàn toàn vẫn chưa rõ.
Cơ quan cung cấp thông tin dịch vụ năng lượng Genscape cho biết tập đoàn Dầu mỏ Marathon đã khởi động lại bộ phận dầu thô tại nhà máy lọc dầu Texas City. Petrobras bắt đầu khởi động lại nhà máy lọc dầu của họ tại Pasadena, Texas.
Các đường ống dẫn dầu trở lại phục vụ. Enterprise Products Partners cho biết họ đã khởi động lại đường ống vào ngày 4/9. Colonial Pipeline cho biết họ có kế hoạch khởi động lại đường ống dẫn xăng giữa Houston và Hebert, Texas vào 5/9.
Hầu hết việc hoạt động của cảng khắp kho cảng dầu mỏ và khí đốt bờ biển vùng vịnh đã phục hồi, mặc dù có nhiều tàu lớn bị hạn chế.
 
Số lượng giàn khoan dầu mỏ và khí đốt vùng Vịnh Mỹ có nhân viên đi sơ tán đã giảm xuống 14 từ 30 giàn.
Các công ty dầu mỏ bắt đầu báo cáo tác động của việc đóng cửa hoạt động khoan dầu ở Eagle Ford tới lợi nhuận. Công ty EOG Resources cho biết khối lượng dầu thô và khí ngưng tụ quý 3 sẽ thấp hơn dự kiến ở mức 320.000 tới 330.000 thùng/ngày.
Irma sức mạnh của cơn bão nguy hiểm cấp 5 và đã hướng tới Caribbean và nam Mỹ, những cơn gió chết người đang đe dọa. Irma có thể tiếp tục làm gián đoạn nguồn cung cấp tại Florida nơi đã bị hạn chế bởi những vấn đề đường ống dẫn từ bão Harvey.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Bốn yếu tố hỗ trợ giảm lãi suất cho vay những tháng cuối năm

 

Bốn yếu tố hỗ trợ giảm lãi suất cho vay những tháng cuối năm

Theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (NFSC), những tháng cuối năm 2017 vẫn còn những yếu tố hỗ trợ để giảm mặt bằng lãi suất cho vay.
Hiện lãi suất cho vay 5 lĩnh vực ưu tiên ở mức 6,5%/năm. Đối với cho vay sản xuất kinh doanh thông thường, lãi suất ở mức 9,3-11%/năm kỳ hạn từ 6 tháng trở lên.
Trên thị trường 1, lãi suất tương đối ổn định so với tháng trước. Tính đến ngày 21/8/2017, lãi suất bình quân kỳ hạn 1 tháng ở mức 4,7%, 6 tháng ở mức 5,68%, 12 tháng ở mức 6,8%, 12-36 tháng ở mức 7,07%, tương đương với mức lãi suất huy động trong tháng 7.

 
Những tháng cuối năm 2017 vẫn còn những yếu tố hỗ trợ để giảm mặt bằng lãi suất cho vay. Thứ nhất, áp lực từ phía tỷ giá không quá lớn do chỉ số Bloomberg Dollar Index đã giảm khá mạnh so với đầu năm (giảm 9,3%). Thứ hai, lạm phát nhiều khả năng trong tầm kiểm soát (dưới 4%). Thứ ba, áp lực từ phía phát hành trái phiếu Chính phủ không còn nhiều (chỉ còn khoảng 20% kế hoạch). Thứ tư, yếu tố hỗ trợ từ phía nhà điều hành về xử lý nợ xấu sẽ đóng góp tích cực hơn trong việc giảm lãi suất.
Trong tháng 8, thanh khoản của hệ thống ngân hàng nhìn chung vẫn khá dồi dào, biểu hiện là: lãi suất liên ngân hàng các kỳ hạn duy trì ở mức thấp và chỉ tăng nhẹ so với cuối tháng 7/2017 từ 0,2 đến 0,3%. Trên thị trường ở, từ 1-22/8, Ngân hàng Nhà nước hút ròng 4 nghìn 494 tỷ đồng và luỹ kế từ đầu năm đến nay hút ròng 32 nghìn 632 tỷ đồng.
NFSC cũng cho biết, tỷ giá VND/USD tại các ngân hàng thương mại và trên thị trường tự do ổn định so với tháng trước và tiếp tục xu hướng giảm so với đầu năm trong khi tỷ giá trung tâm tiếp tục được điều chỉnh tăng.
Tính đến ngày 22/8/2017, tỷ giá trung tâm ở mức 22.448, tăng 1,3% so với đầu năm. Trong khi đó, tỷ giá ngân hàng thương mại giảm 0,18%, tỷ giá thị trường tự do giảm 1,56% so với đầu năm.
Việc chỉ số Bloomberg Dollar Index giảm khiến cho tỷ giá VND/USD giảm đi rất nhiều áp lực. Tính đến cuối tháng 5/2017, chỉ số REER (gốc 2011) ở mức 92,5%. Theo Uỷ ban giám sát tài chính Quốc gia có thể sẽ phải cần thêm lộ trình để điều chỉnh tỷ giá trung tâm nhằm hỗ trợ xuất khẩu và tránh các cú sốc trong tương lai khi đồng USD tăng giá trở lại.
Nguồn: Châu Huệ/Diễn đàn Doanh nghiệp

Tập đoàn Xăng dầu VN điều chỉnh giá xăng dầu từ 15 giờ ngày 05/9/2017

 

Tập đoàn Xăng dầu VN điều chỉnh giá xăng dầu từ 15 giờ ngày 05/9/2017

 Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex/Tập đoàn) vừa phát đi thông cáo báo chí về việc điều chỉnh giá xăng dầu; theo đó, mức giá mới như sau:

 Mức giá mới có hiệu lực từ thời điểm 15 giờ 00 ngày 05 tháng 9 năm 2017 cho đến khi có thông cáo báo chí (TCBC) mới.

Giá xăng dầu do Petrolimex công bố tại TCBC này áp dụng tại hệ thống phân phối của Petrolimex trên lãnh thổ Việt Nam; gồm: (a) Các cửa hàng xăng dầu (CHXD) Petrolimex; (b) CHXD của các thương nhân làm đại lý, tổng đại lý bán xăng dầu của Petrolimex và (c) CHXD của các thương nhân nhận quyền bán lẻ dưới hình thức nhượng quyền thương mại từ Petrolimex.

Giá xăng dầu do Petrolimex công bố tại TCBC này không áp dụng đối với các CHXD thuộc hệ thống phân phối của thương nhân phân phối xăng dầu và không có dấu hiệu nhận diện thương hiệu Petrolimex.

Giá công bố tại TCBC này được công khai tại trang tin điện tử (website) www.petrolimex.com.vn, các công ty xăng dầu thành viên Petrolimex và bảng đèn LED tại trụ sở Tập đoàn - số 1 Khâm Thiên, Hà Nội.

Đối với các địa bàn xa cảng, xa kho đầu mối, xa cơ sở sản xuất xăng dầu theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 5 Thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BCT-BTC ngày 29.10.2014 của Liên bộ Công Thương - Tài chính (Petrolimex gọi tắt là “Vùng 2”); Tổng giám đốc Petrolimex trao quyền Giám đốc các công ty xăng dầu thành viên Petrolimex trực tiếp quyết định giá bán thực tế tại địa bàn tổ chức kinh doanh nhưng không được vượt mức giá vùng 2 nêu trên.

Lãnh đạo Petrolimex cho biết: Việc tăng giá xăng dầu lần này xuất phát từ thực tiễn diễn biến giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới trong chu kỳ tính giá, phù hợp với nguyên tắc xác định giá bán tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03.9.2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu (NĐ 83) và các văn bản hướng dẫn thi hành NĐ 83 của Liên Bộ Công Thương - Tài chính.

Quyết định về giá bán xăng dầu số 474/PLX-QĐ-TGĐ do Phó tổng giám đốc Petrolimex Phạm Đức Thắng ký ban hành đã được gửi đến tất cả các đơn vị thành viên Petrolimex và báo cáo Văn phòng Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Tổ liên ngành điều hành giá xăng dầu.

 Các đơn vị thành viên Petrolimex khi ban hành quyết định giá bán lẻ xăng dầu trên hệ thống phân phối của mình phải gửi Quyết định giá đã ban hành về Sở Công Thương tỉnh/thành phố và Tập đoàn để báo cáo.

Theo văn bản số 8178/BCT-TTTN của Bộ Công Thương về việc điều hành kinh doanh xăng dầu, mức trích lập và chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu (BOG) từ 15 giờ 00 ngày 05.9.2017, cụ thể như sau:

Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Bộ Công Thương

Chuyên mục phụ

Hỗ trợ trực tuyến

3667602
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
3359
4521
12138
1587004
94764
3667602

Your IP: 3.147.73.35
Server Time: 2024-04-24 22:57:22

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Mr Giang Tử - 0913.329.033
Mrs Nga - 0903.228.574

 

 

Trang web hiện có:
12 khách & 0 thành viên trực tuyến