TKV phấn đấu giảm than tồn kho về mức hợp lý

 

TKV phấn đấu giảm than tồn kho về mức hợp lý

Thông tin từ Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết, hiện nay doanh nghiệp này đang thực hiện điều hành sản xuất theo khả năng tiêu thụ để hàng tháng phấn đấu giảm tồn kho tối thiểu 500.000 tấn than các loại, nhằm cuối năm đưa tồn kho về mức hợp lý.
Theo số liệu thống kê của TKV, trong tháng 8/2017, Tập đoàn phấn đấu sản xuất 2,4 triệu tấn than, tiêu thụ 2,66 triệu tấn. Trong đó, trong nước tiêu thụ hơn 2,5 triệu tấn, xuất khẩu than 155.000 tấn.
Về công tác quản lý kỹ thuật cơ bản, TKV tập trung điều hành các chỉ tiêu kỹ thuật hệ số bóc đất, hệ số mét lò, tỷ lệ thu hồi, tổn thất than, tỷ lệ thực thu khoáng sản ít nhất đạt chỉ tiêu kế hoạch đầu năm. Đồng thời, đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hoá trong sản xuất; đẩy mạnh đào chống lò bằng vì neo bởi đây là khâu đặc biệt quan trọng quyết định tăng năng suất và sức cạnh tranh của sản phẩm - Công ty mẹ sẽ phải trực tiếp chỉ đạo quyết liệt hơn nữa, nhất là các đơn vị hầm lò.
Để hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2017, hiện TKV đang hoàn thiện cơ chế giao khoán để các công ty con, đơn vị trực thuộc chủ động trong điều hành kế hoạch năm nhằm tăng hiệu quả của toàn tổ hợp. Tăng cường kiểm soát chặt chẽ công tác thuê ngoài chế biến đất đá lẫn than trong tất cả các khâu (nguồn đầu vào chế biến, sản phẩm sau chế biến, vận chuyển, kho bãi,...), kiểm soát chặt chẽ công tác mua bán vật tư.
Bên cạnh đó, TKV thực hiện việc đẩy mạnh, đa dạng hoá việc tiêu thụ sản phẩm theo nguyên tắc an toàn về tài chính và bán được sản phẩm hàng hoá; xây dựng phương án sản xuất kinh doanh 2018 và các năm tiếp theo, theo nguyên tắc sản xuất đáp ứng nhu cầu của thị trường và cân đối tồn kho ở mức hợp lý.
Đặc biệt, TKV đã làm việc với các hộ sản xuất điện giải quyết dứt điểm những vướng mắc về giá báo cáo Bộ Tài chính sớm ký được hợp đồng mua bán than năm 2017 và hợp đồng dài hạn.
Thông tin của TKV cũng cho biết, hiện Tập đoàn đang triển khai mạnh mẽ công tác tái cơ cấu giai đoạn 2, rút kinh nghiệm trong xã hội hoá đầu tư, dịch vụ để triển khai rộng rãi nhằm chuyên môn hoá cao dịch vụ cung ứng và giảm lao động phục vụ phụ trợ. Tăng cường quản lý tài nguyên, chất lượng sản phẩm, giảm 5% tỷ lệ tổn thất trong khai thác so với tỷ lệ tổn thất thực hiện năm trước, thắt chặt nghiệm thu khối lượng mỏ và các chỉ tiêu công nghệ; hợp tác với các nhà cung cấp thiết bị đưa dây chuyền ô tô máy xúc công suất lớn tham gia vào khai thác (ô tô tối thiểu 120 tấn, máy xúc có dung tích gầu xúc tối thiểu 12 m3).
 
Nguồn:Tạp chí năng lượng Việt Nam

Bảo đảm nguồn cung xăng E5

 

Bảo đảm nguồn cung xăng E5

Vinanet - Chỉ còn khoảng bốn tháng nữa, xăng sinh học E5 Ron 92 (xăng E5) sẽ thay thế hoàn toàn xăng khoáng Ron 92 trên thị trường. Bên cạnh những khó khăn về nguồn cung, vẫn còn tâm lý dè dặt của người tiêu dùng đối với mặt hàng này. Vì thế, rất cần sự vào cuộc mạnh mẽ của các bộ, ngành liên quan nhằm đẩy mạnh tiêu thụ xăng E5.
Sức mua tăng chậm 
Theo số liệu thống kê, tổng sản lượng xăng E5 bán ra trên thị trường cả nước tính từ tháng 12-2015 đến hết tháng 10-2016 đạt khoảng 630.876 m3, chiếm khoảng 12,15% so với tổng lượng xăng khoáng Ron 92 và 9,21% so với toàn bộ các mặt hàng xăng khoáng. Năm 2016, tổng sản lượng xăng tiêu thụ trên địa bàn cả nước đạt khoảng 7,4 triệu m3, trong đó, xăng E5 đạt khoảng 590 nghìn m3, chiếm 8% so với tổng lượng xăng tiêu thụ trên thị trường. Về số cửa hàng kinh doanh xăng dầu có bán xăng E5, đạt 1.283 cửa hàng, chiếm hơn 10% so với tổng số cửa hàng bán lẻ xăng dầu. Mặc dù xăng E5 đã được bán rộng rãi trên cả nước, nhưng mức tiêu thụ trên thực tế vẫn ở mức thấp.
Qua đánh giá của các cửa hàng xăng dầu có bán xăng E5, khách hàng lựa chọn sử dụng xăng E5 chỉ chiếm chưa đến 10%, do người dân quen sử dụng xăng Ron 95 và Ron 92 nên ngại thay đổi sang dùng loại khác. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp (DN) kinh doanh xăng dầu cũng chưa mặn mà với việc kinh doanh xăng E5. Theo phản ánh của các DN kinh doanh xăng dầu, kinh phí chuyển đổi hạ tầng cơ sở như: Đầu tư trang thiết bị, bồn bể, công nghệ, vệ sinh, kiểm định thiết bị, bảng hiệu khá lớn; trong khi xăng E5 tiêu thụ chậm, hao hụt cao vì tồn chứa dài ngày, hiệu quả kinh doanh thấp hơn xăng thường.
Đánh giá về mức tiêu thụ xăng E5, Trưởng cửa hàng xăng dầu 194 Thái Thịnh (quận Đống Đa, Hà Nội) Trần Trọng Khánh cho biết, thời gian qua mức tiêu thụ xăng E5 có tăng nhưng không đáng kể, bình quân mỗi ngày cửa hàng bán được từ 4.000 đến 4.500 lít, bằng 1/4 so với tổng sản lượng xăng khoáng. Trong đó, đối tượng sử dụng chủ yếu là lái xe ta-xi. Hiện nay mức lan tỏa của xăng E5 đến với người dân chưa cao, cùng với mức chênh lệch giữa xăng E5 và xăng Ron 92 ở mức thấp là điểm chưa thật sự hấp dẫn khách hàng.
Mặt khác, một số thông tin cho rằng, việc sử dụng xăng E5 là nguyên nhân gây cháy nổ xe khiến khách hàng dè dặt khi lựa chọn, sử dụng xăng E5. Do đó, bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá để người dân hiểu rõ về tác dụng của xăng E5, các ngành chức năng cũng cần có những cơ chế hỗ trợ DN, đơn vị kinh doanh khi thay thế hoàn toàn xăng Ron 92 trong những ngày đầu thường có sản lượng rất thấp.
Tương tự, Trưởng cửa hàng xăng dầu Petrolimex số 56 (phố Giáp Nhất, quận Hoàng Mai, Hà Nội) Nguyễn Trung Đắc cho biết thêm, bình quân mỗi ngày cửa hàng bán khoảng 1.000 đến 1.200 lít xăng E5. Do mức chênh lệch giữa xăng E5 và Ron 92 thấp nên không còn tình trạng khách yêu cầu đổ xăng E5 hay xăng truyền thống như trước kia.
Cần chủ động nguồn cung
Trưởng phòng Kinh doanh - Tổng hợp, Công ty cổ phần Xăng dầu dầu khí Hà Nội (PV Oil Hà Nội) Hoàng Thị Như Quỳnh cho biết, hiện nay PV Oil Hà Nội đã triển khai 17 trên tổng số 36 cửa hàng xăng dầu bán xăng E5, chiếm tỷ lệ 47% số cửa hàng xăng dầu hiện có. Tổng sản lượng xăng E5 năm 2016 của công ty bán ra thị trường đạt 10.729 m3 trên tổng số 33.735 m3 xăng bán ra, chiếm 32%, bằng 46% so với xăng truyền thống.
PV Oil Hà Nội là đơn vị đầu tiên triển khai bán xăng E5 từ năm 2010, có nhiều kinh nghiệm trong quá trình lưu chứa, vận chuyển, bán hàng và luôn bảo đảm về nguồn hàng nên khi có chủ trương bán xăng E5 thay thế hoàn toàn xăng Ron 92, DN này sẽ có nhiều lợi thế. Tuy nhiên, DN cũng cần có sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc xây dựng các cơ chế, hỗ trợ cũng như đẩy mạnh tuyên truyền để người dân hiểu về xăng E5 và yên tâm chuyển sang sử dụng sản phẩm mới.
Theo lộ trình đã được Chính phủ phê duyệt, kể từ đầu năm 2018, xăng E5 sẽ thay thế hoàn toàn xăng Ron 92 và được thực hiện đồng loạt trên toàn quốc. Đây có thể được coi là một tín hiệu tích cực trong việc khởi động lại một số nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học đã bị “đắp chiếu” trong thời gian qua. Nhưng đây cũng là thách thức không nhỏ khi các nhà máy này không đáp ứng như kỳ vọng, khi đó liệu nguồn cung ethanol chuyên cung cấp để pha chế xăng E5 có được bảo đảm.
Liên quan vấn đề này, chủ một DN chuyên kinh doanh xăng dầu khu vực miền bắc cho biết, hiện tại chúng ta đang có 29 đầu mối nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu, nhưng chỉ có ba DN có trạm phối trộn là Tổng công ty dầu Việt Nam (PV Oil), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và Công ty TNHH một thành viên Dầu khí TP Hồ Chí Minh (Saigon Petro). Trong đó, PV Oil có 10 trạm pha chế xăng E5 đặt tại bảy địa phương, Petrolimex có năm trạm pha chế tại năm địa phương và Saigon Petro có hai trạm pha chế. Tuy nhiên, hiện chỉ có Công ty TNHH Tùng Lâm là đơn vị duy nhất cung cấp nguyên liệu ethanol với tổng công suất 150 nghìn tấn/năm. Lượng ethanol cung ứng chỉ đủ để phối trộn hơn ba triệu tấn xăng sinh học E5/năm, trong khi nhu cầu tiêu thụ xăng tại thị trường hơn 7,5 triệu tấn.
Một số nhà máy sản xuất ethanol tại Bình Phước, Dung Quất (Quảng Ngãi) và Phú Thọ với tổng công suất khoảng 500 triệu lít ethanol/năm đang tạm dừng hoạt động hoặc xây dựng bị chậm tiến độ, cho nên chưa có thêm nguồn cung ethanol để DN sản xuất và phối trộn xăng E5. Do đó, khi áp dụng lộ trình thay thế xăng Ron 92 bằng xăng E5, cần phải tính toán, bảo đảm nguồn cung không bị gián đoạn. Mặt khác, khi đầu tư một trạm phối trộn có chi phí khoảng 20 tỷ đồng và mất khoảng chín tháng mới hoàn thiện. Trong khi đó, để đáp ứng đủ nhu cầu cung ứng xăng E5 trên cả nước theo lộ trình phải có khoảng 26 trạm phối trộn, tương đương số tiền đầu tư 500 đến 600 tỷ đồng. Do vậy, việc thay thế xăng Ron 92 bằng xăng E5 phải được thực hiện đồng bộ với các giải pháp xử lý nghiêm những đơn vị không tuân thủ.
 
Đánh giá về công tác thực hiện và bảo đảm nguồn cung xăng E5 trên thị trường, đại diện Sở Công thương Hà Nội cho biết, trên địa bàn hiện có bốn trạm phối trộn xăng E5 với tổng công suất vào khoảng 50 nghìn m3/tháng, bảo đảm cung cấp đủ cho thị trường hiện tại và trong tương lai. Để thực hiện lộ trình sản xuất, kinh doanh xăng E5, UBND thành phố tiếp tục yêu cầu các DN, cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn xây dựng, đăng ký kế hoạch thực hiện cải tạo, sửa chữa cửa hàng để bán xăng E5. Đồng thời, thành phố cũng chỉ đạo các DN đầu mối, nhà phân phối, các đại lý, cửa hàng phải có kế hoạch, phương án sửa chữa cửa hàng; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động tại các cửa hàng để thu hút người dân bơm xăng tại cột bơm xăng E5, góp phần nâng cao sản lượng bán xăng E5 trên địa bàn.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng vừa giao Bộ Công thương tính toán lộ trình, bước đi phù hợp, khả thi để thay thế toàn bộ xăng khoáng Ron 92 bằng xăng E5, tiếp tục triển khai xăng E10, bảo đảm không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và việc sử dụng; kiểm tra, đôn đốc các DN đầu mối kinh doanh xăng dầu bảo đảm nguồn cung xăng sinh học (E5, E10) cho thị trường; tổ chức hệ thống phối trộn, phân phối, kinh doanh, dịch vụ cung ứng xăng E5 bảo đảm chất lượng. Bộ Tài chính chủ trì theo dõi, kiểm tra, giám sát việc điều hành giá xăng dầu, bảo đảm không làm tăng giá thành sản phẩm xăng sinh học (E5, E10), tiến tới giá xăng E5, E10 có giá ở mức hấp dẫn người sử dụng,…
Nguồn: HOÀNG ANH/nhandan.com.vn

Giá xăng, dịch vụ y tế đẩy CPI tháng 8 tăng 0,92%

 

Giá xăng, dịch vụ y tế đẩy CPI tháng 8 tăng 0,92%

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2017 tăng 0,92% so với tháng trước.

 Báo cáo cho thấy, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chủ yếu, 10 nhóm có chỉ số giá tháng Tám tăng so với tháng trước, trong đó nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất với 2,86% (dịch vụ y tế tăng 3,72%) do trong tháng có 17 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế cho đối tượng không có thẻ bảo hiểm y tế theo Thông tư số 02/2017/TT-BYT ngày 15/3/2017 của Bộ Y tế (tác động làm CPI tăng khoảng 0,14%).

Nhóm giao thông tăng 2,13% do ảnh hưởng từ 2 đợt điều chỉnh tăng giá xăng, dầu vào thời điểm 4/8/2017 và thời điểm 19/8/2017 (tác động làm CPI tăng khoảng 0,2%).

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,06%, trong đó lương thực tăng 0,31%; thực phẩm tăng 1,64% do giá thịt lợn và rau xanh tăng mạnh, tác động làm CPI tăng 0,37%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,93% (giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 1,27%; giá gas trong nước điều chỉnh tăng 8,91% từ đầu tháng 8; giá dầu hỏa bình quân tháng 8/2017 tăng 5,14%); giáo dục tăng 0,57% (dịch vụ giáo dục tăng 0,51%) do trong tháng có 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện lộ trình tăng học phí; may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,09%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,07%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,03%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,01%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,10%. Riêng nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,04%.

Cũng theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 8 tháng năm 2017 tăng 3,84% so với bình quân cùng kỳ năm 2016. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8/2017 tăng 1,23% so với tháng 12/2016 và tăng 3,35% so với cùng kỳ năm trước.

 Lạm phát cơ bản tháng 8/2017 tăng 0,10% so với tháng trước và tăng 1,31% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 8 tháng năm 2017 tăng 1,47% so với bình quân cùng kỳ năm 2016.

Nguồn: doanhnghiepvn.vn

Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam

 

Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam

 Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 (điều chỉnh). Theo đó, Thủ tướng quyết định điều chỉnh danh mục một số dự án đầu tư hạ tầng phục vụ phát triển ngành than; bổ sung danh mục các dự án duy trì sản xuất; bổ sung tọa độ ranh giới khép góc các dự án duy trì sản xuất...

Cụ thể, đến năm 2020, ngành than đầu tư xây dựng mới các nhà máy sàng tuyển than như: Vàng Danh 2 công suất khoảng 2,0 triệu tấn/năm; Khe Thần công suất khoảng 2,5 triệu tấn/năm; Trung tâm chế biến và Kho than tập trung vùng Hòn Gai công suất khoảng 5,0 triệu tấn/năm (xây dựng mới modul 1 công suất 2,5 triệu tấn/năm tại Phường Hà Khánh và duy trì nhà máy tuyển Nam Cầu Trắng đến hết năm 2018. Sau năm 2018 di chuyển nhà máy tuyển Nam Cầu Trắng về vị trí Trung tâm chế biến và Kho than tập trung đã xây dựng để lắp đặt thành modul 2 công suất 2,5 triệu tấn/năm); Khe Chàm công suất khoảng 7,0 triệu tấn/năm; Lép Mỹ công suất khoảng 4,0 triệu tấn/năm.
Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ cũng phê duyệt điều chỉnh tọa độ ranh giới khép góc một số đề án đầu tư thăm dò tài nguyên than như: Đề án thăm dò mỏ Đông Triều - Phả Lại (I, II, III, IV); Đề án thăm dò mỏ Núi Hồng.
Điều chỉnh danh mục một số dự án mỏ Vàng Danh; mỏ Nam Mẫu; mỏ Suối Lại; mỏ Cọc Sáu; mỏ Đèo Nai; mỏ Lộ Trí; mỏ Mông Dương.
Trước đó, tại Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 14/3/2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030, với mục tiêu xây dựng ngành than Việt Nam trở thành ngành công nghiệp phát triển; có sức cạnh tranh cao; có trình độ công nghệ tiên tiến so với khu vực ở tất cả các khâu thăm dò, khai thác, sàng tuyển, chế biến, sử dụng than; đáp ứng đủ than cho nhu cầu sử dụng trong nước, đặc biệt là than cho sản xuất điện.
 
Nguồn: Tạp chí năng lượng Việt Nam

 

Nhà phố thương mại - kênh đầu tư vừa tiền nhiều sức hút

 

Nhà phố thương mại - kênh đầu tư vừa tiền nhiều sức hút

Được đánh giá là tài sản có giá trị thương mại bền vững, linh hoạt trong thanh khoản và mức giá hợp túi tiền, nhà phố thương mại đang là xu hướng đầu tư của rất nhiều khách hàng. Với giá chỉ từ 3,3 tỷ đồng/căn, phố chợ Đô Nghĩa nằm trong Khu đô thị Dương Nội hiện đại sầm uất xứng đáng là sự lựa chọn tin cậy cho các nhà đầu tư.

Nhà phố nằm trong khu đô thị hiện đại
Trong xu hướng phát triển của thị trường bất động sản hiện nay, nhà phố được đánh giá là tài sản tích trữ, cùng là kênh đầu tư yêu thích của rất nhiều người có tiền nhàn rỗi.

Đặc biệt, những khu nhà phố nằm trong khu đô thị với đầy đủ tiện ích đang thực sự tạo được sức hút lớn trên thị trường. Nhà liền kề Đô nghĩa nằm trong Phố chợ Đô Nghĩa của Khu đô thị Dương Nội hiện đại sầm uất, có được sự quan tâm chú ý lớn của khách hàng bởi giá trị sinh lời bền vững.

Được xây dựng trên tổng diện tích 22,86ha và chỉ bao gồm 3 dãy nhà, nhà liền kề Đô Nghĩa có thiết kế hiện đại mang hơi hướng tối giản nhưng tối ưu được không gian và diện tích sử dụng.

Đặc biệt, tầng trệt được sử dụng làm không gian kinh doanh tách biệt hoàn toàn với không gian sống của gia đình ở các tầng trên, vừa riêng tư biệt lập lại rất thuận tiện để điều hành kinh doanh.

Bên cạnh đó, nhà liền kề Đô Nghĩa hưởng trọn không gian sống xanh mát cùng tiện ích hiện đại đồng bộ của khu đô thị 200ha. Công viên âm nhạc 3,6 ha, công viên Thiên văn học 12ha với hồ điều hòa Bách Hợp Thủy 6ha diện tích mặt nước, Bệnh viện quốc tế Nam Cường, hệ thống trường liên cấp chất lượng cao cùng giáo trình giảng dạy đa dạng… chỉ là một số trong rất nhiều tiện ích hiện đại được xây dựng nhằm mang lại cho người dân nơi đây chất lượng cuộc sống tốt nhất.

Đặc biệt, hiện nay chủ đầu tư Tập đoàn Nam Cường  đang thực hiện trồng mới hàng nghìn cây xanh nhằm “phủ xanh” cả khu đô thị Dương Nội sẽ đảm bảo môi trường sinh thái trong lành không chỉ cho cộng đồng dân cư mà cả những khách hàng tới tham quan mua sắm.

Sở hữu nhà liền kề giá từ 3,3 tỷ đồng

Với sổ đỏ trao tay khi bàn giao, nhà liền kề Đô Nghĩa đang có chính sách ưu đãi dành cho khách mua trong tháng 8. Cụ thể, chủ đầu tư dành tặng gần 300 triệu đồng, trừ trực tiếp vào giá trị hợp đồng. Chính sách ưu đãi thanh toán sớm cho phép khách hàng đồng thời hưởng ưu đãi 9%/năm với số tiền thanh toán sớm và số ngày thanh toán trước hạn.

Với khách hàng sử dụng gói hỗ trợ ngân hàng thanh toán theo tiến độ, chủ đầu tư hỗ trợ lãi suất 0% trong vòng 12 tháng (đến lúc bàn giao nhà).

Ngoài ra, khách hàng được chiết khấu trực tiếp vào giá bán số tiền lên đến gần 200 triệu đồng.

Nằm trong phân khúc nhà phố - sản phẩm đạt tỉ lệ bán cao nhất thị trường - nhà liền kề Đô Nghĩa đang được khách hàng ưa chuộng do vừa có thể sử dụng làm nhà ở vừa có thể dùng kinh doanh buôn bán, gia tăng lợi ích cho người mua.

 Nguồn: Vneconomy.vn

Chuyên mục phụ

Hỗ trợ trực tuyến

3667223
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
2980
4521
11759
1587004
94385
3667223

Your IP: 52.14.8.34
Server Time: 2024-04-24 19:22:32

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Mr Giang Tử - 0913.329.033
Mrs Nga - 0903.228.574

 

 

Trang web hiện có:
21 khách & 0 thành viên trực tuyến