CHÀO MỪNG BẠN TRUY CẬP WEBSITE

      Xin gửi tới Quý Khách hàng lời chào trân trọng !

      Công ty cổ phần Dầu khí Trung Đông Á thành lập ngày 23 tháng 10 năm 2006, Ngành nghề kinh doanh chính: dầu nhờn, mỡ bôi trơn, dầu đốt và các loại phụ gia của dầu. Cung ứng tàu biển, kinh doanh hoá chất các loại(trừ mặt hàng Nhà nước cấm), vật tư, máy móc, thiết bị, phụ tùng, lốp ô tô. Dịch vụ vệ sinh công nghiệp...

Xuất khẩu rau quả 5 tháng đầu năm 2020 thu về gần 1,5 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả 5 tháng đầu năm 2020 thu về gần 1,5 tỷ USD

 5 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu rau quả đạt trên gần 1,5 tỷ USD, giảm 14,9% so với 5 tháng đầu  năm 2019.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu rau quả trong tháng 5/2020 giảm 21,2% so với tháng 4/2020 và cũng giảm 24,8% so với tháng 5/2019, đạt 269,68 triệu USD.
Tính chung trong 5 tháng đầu năm 2020 kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước đạt trên gần 1,5 tỷ USD, giảm 14,9% so với 5 tháng đầu năm 2019.
Rau quả của Việt Nam xuất khẩu tới 60,4% sang thị trường Trung Quốc, đạt trên 906,15 triệu USD, giảm 29% so với cùng kỳ năm 2019.
Đứng sau thị trường chủ đạo Trung Quốc là thị trường Đông Nam Á đạt 123,52 triệu USD, chiếm 8,2%, tăng mạnh 109,1%.
Tiếp sau đó là thị trường Hàn Quốc đạt 67,37 triệu USD, tăng 21,8% so với cùng kỳ; thị trường EU tăng 3,7%, đạt 62,39 triệu USD, chiếm 4,2%.
Trong 5 tháng đầu năm nay, mặc dù xuất khẩu sang thị trường chủ đạo Trung Quốc giảm mạnh, nhưng xuất khẩu sang phần lớn các thị trường tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm 2019, trong đó các thị trường tăng mạnh trên 100% về kim ngạch như: Campuchia tăng 312%, đạt 3,96 triệu USD; Thái Lan tăng 233,4%, đạt 67,96 triệu USD; Indonesia tăng 164,9%, đạt 2,88 triệu USD; Nga tăng 119,8%, đạt 24,18 triệu USD.
Ngược lại, rau quả xuất khẩu sang một số thị trường sụt giảm mạnh như: Ai Cập giảm 60,2%, đạt 2,57 triệu USD; Italia giảm 35,4%, đạt 3,6 triệu USD.
Xuất khẩu rau quả có nhiều tín hiệu khả quan trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp. Một số sản phẩm của Việt Nam đã được chấp nhận tại nhiều thị trường khó tính. Nhật Bản vẫn đẩy mạnh nhập khẩu nhiều chủng loại trái cây, rau củ từ Việt Nam như: chuối, thanh long, vải, khoai lang… Đây là cơ hội lớn cho chuối Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường này, sau thành công của vải thiều. Cùng với đó, Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ ngày 1/8 tới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp ngành hàng rau quả mở rộng thị trường xuất khẩu, cụ thể là xóa bỏ 94% trong số 547 dòng thuế rau quả và các chế phẩm từ rau quả, trong đó nhiều sản phẩm Việt Nam sẽ có lợi thế ngay khi Hiệp định có hiệu lực, tạo cơ hội cho rau quả Việt Nam vào thị trường EU.

Xuất khẩu rau quả 5 tháng đầu năm 2020

(Tính toán từ số liệu công bố ngày 13/6/2020 của TCHQ)

ĐVT: USD

 

Thị trường

 

Tháng 5/2020

+/- so với tháng 4/2020 (%)

 

5 tháng đầu năm 2020

+/- so với cùng kỳ năm 2019 (%)

 

Tỷ trọng (%)

Tổng kim ngạch XK

269.684.124

-21,15

1.499.873.468

-14,88

100

Trung Quốc đại lục

158.244.091

-29,78

906.146.928

-29,14

60,41

Thái Lan

10.102.430

38,55

67.958.593

233,38

4,53

Hàn Quốc

12.751.061

-2,06

67.365.059

21,83

4,49

Mỹ

12.760.093

-5

62.016.237

6,08

4,13

Nhật Bản

11.353.632

7,22

57.708.747

15,52

3,85

Hà Lan

6.002.917

-36,2

33.975.386

9,03

2,27

Đài Loan (TQ)

7.180.379

-19,39

31.387.325

86,41

2,09

Nga

4.277.369

-21,49

24.184.555

119,82

1,61

Australia

4.301.772

-10,74

22.664.132

41,7

1,51

Hồng Kông (TQ)

9.595.997

141,67

21.279.751

65,95

1,42

U.A.E

2.328.301

-55,83

19.627.045

25,31

1,31

Lào

2.497.888

-0,61

19.240.412

87,84

1,28

Malaysia

3.358.975

19,14

15.982.265

18,75

1,07

Singapore

2.854.324

-9,35

13.497.046

4,27

0,9

Saudi Arabia

1.477.185

-8,02

12.160.266

98,2

0,81

Pháp

1.837.936

-0,15

11.921.145

-2,85

0,79

Canada

2.491.280

17,76

11.507.612

27,15

0,77

Đức

1.252.917

-41,14

8.958.750

12,27

0,6

Campuchia

1.242.184

-8,83

3.960.842

312,11

0,26

Anh

702.026

-7,34

3.933.441

23,68

0,26

Italia

167.131

-86,06

3.599.029

-35,4

0,24

Indonesia

33.061

-80,4

2.876.639

164,85

0,19

Ai Cập

157.361

-58,01

2.574.709

-60,18

0,17

Thụy Sỹ

334.966

-3,24

1.810.800

-21,06

0,12

Kuwait

81.004

-79,62

1.285.834

-22,6

0,09

Na Uy

153.942

-6,96

1.035.972

-11,19

0,07

Ukraine

 

-100

381.189

-14,46

0,03

Senegal

65.058

26,9

309.474

-17,25

0,02

 Nguồn: VITIC

Ukraina sẵn sàng dừng xuất khẩu lúa mì nếu cần thiết

Ukraina sẵn sàng dừng xuất khẩu lúa mì nếu cần thiết

Ukraina, một trong những nhà xuất khẩu lúa mì hàng đầu thế giới, sẵn sàng cấm xuất khẩu lúa mì nếu khối lượng xuất khẩu vượt giới hạn đã cấp cho các doanh nghiệp, Thứ trưởng Bộ Kinh tế phụ trách mảng nông nghiệp nước này, ông Taras Vysotskiy, cho biết hôm 15/4/2020.
Được biết, bất cứ sự hạn chế nào đối với xuất khẩu lúa mì từ Uknaina cũng sẽ dẫn tới nhu cầu tăng mạnh đối với lúa mì của khu vực Biển Đen (Nga và Kazakhstan), dẫn tới việc hai nước này hết hạn ngạch sớm hơn dự kiến.
Từ đầu niên vụ 2019/20 đến nay, Ukraina đã xuất khẩu 18 triệu tấn lúa mì, còn lại 2 triệu tấn sẽ xuất từ nay đến 30/6 (theo thỏa thuận với các doanh nghiệp).
Ông Taras Vysotskiy cho biết, với tốc độ xuất khẩu như thời gian qua thì 2 triệu tấn còn lại sẽ được xuất khẩu trong tháng 4 này, và “chúng tôi có thể sẽ ngừng xuất khẩu”.
Sản lượng lúa mì Ukraina thường cao hơn nhiều so với nhu cầu tiêu thụ trong nước. Tuy nhiên, tháng 3 vừa qua, các nhà làm bán và nhà xay xát nước này đã yêu cầu Chính phủ hạn chế xuất khẩu lúa mì để giữ ổn định giá bánh mì.
Chuỗi cung ứng lương thực bị gián đoạn đã khiến nước láng giềng của Ukraina là Rumani phải cấm xuất khẩu lúa mì sang các thị trường ngoài Liên minh Châu ÂU.
Nga tuần trước cũng đã quyết định hạn chế xuất khẩu lúa mì ở 7 triệu tấn trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6 để đảm bảo đủ nguồn cung cho thị trường trong nước trong giai đoạn dịch Covid-19 hiện nay.
Kazakhstan cũng đã hạn chế xuất khẩu ở mức 200.000 tấn lúa mì và 70.000 tấn bột trong tháng 4, tuy nhiên cho biết có thể sẽ tăng hạn ngạch trong tháng tới.
Ông Vysotskiy dự báo xuất khẩu lúa mì của Ukraina năm 2020/21 có thể giảm mạnh xuống còn 12-15 triệu tấn, so với 20 triệu tấn năm 2019/20, do diện tích gieo hạt giảm vì thời tiết xấu.
Ukraina đã thu hoạch 75,1 triệu tấn lúa mì trong năm 2019 và xuất khẩu có thể đạt mức cao nhất mọi thời đại là 52-55 triệu tấn trong mùa vụ 2019/20 (tháng 7/2019 - tháng 6/2020). Tuy nhiên, thiếu mưa trong thời gian gieo hạt - vào cuối năm ngoái - và điều kiện thời tiết không thuận lợi vào mùa xuân năm nay có thể khiến sản lượng lú mì năm nay giảm, và lượng xuất khẩu cũng sẽ ít đi.
 
Ukraina đã gieo 2,7 triệu ha lúa mì vụ xuân vào ngày 10/4, tương đương 18% diện tích gieo trồng - dự kiến là 15,3 triệu ha.

Nguồn: VITIC/Reuters

Trích: http://vinanet.vn/

Thị trường ngày 24/9: Vàng đạt "đỉnh" 2 tuần, palađi lập kỷ lục cao mới, khí gas thấp nhất 10 năm

Thị trường ngày 24/9: Vàng đạt "đỉnh" 2 tuần, palađi lập kỷ lục cao mới, khí gas thấp nhất 10 năm
 

Trong phiên giao dịch vừa qua, giá dầu tăng vẫn do ảnh hưởng từ vụ tấn công ở Saudi Arabia, trong khi vàng tăng bởi lo ngại kinh tế toàn cầu suy yếu. Các yếu tố cơ bản (cung – cầu) tiếp tác động gây giảm giá khí gas nhưng lại đẩy tăng giá đường và cà phê.

 

Dầu tăng khoảng 1% do dự đoán về Saudi Arabia

Giá dầu kết thúc phiên vừa qua tăng khoảng 1% sau nhiều giờ giao dịch đầy biến động vì các thương gia tập trung đồn đoán khi nào Saudi Arabia có thể khôi phục hoàn toàn sản lượng sau khi bị tấn công vào các cơ sở sản xuất dầu hôm 14/9/2019.

Dầu Brent đã tăng 49 US cent, tương đương 0,8%, lên 64,77 USD/thùng, trong khi dầu Tây Texas (Mỹ) tăng 55 US cent, tương đương 1%, lên 58,64 USD/thùng.

Các nhà đầu tư lưỡng lự không muốn đẩy giá lên quá cao, giữa bối cảnh liên tục có những thông tin đan xen về Saudi Arabia. Lúc đầu phiên, giá dầu Brent có lúc lên tới 65,5 USD sau khi Wall Street Journal đưa tin có thể Aramco phải mất nhiều tháng hơn dự kiến để khôi phục sản lượng, sau đó giá giảm nhanh về 63,53 USD sau khi Reuters đưa tin Saudi Arabia có thể khôi phục sản lượng như ban đầu vào tuần tới.

Khí gas thấp nhất 10 năm

Giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trên thị trường Châu Á được dự báo sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong vòng một thập kỷ vào cuối năm nay do sản lượng tăng nhanh vượt mức nhu cầu, giữa bối cảnh kinh tế thế giới tăng chậm dần do cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.

Kết quả thăm dò của hãng tin Reuters cho thấy hầu hết các tổ chức thương mại đều dự báo giá LNG kỳ hạn tháng 12/2019 trên thị trường Châu Á sẽ không thể cao hơn 6 USD/mmBtu (triệu đơn vị nhiệt lượng Anh). Đó sẽ là mức thấp nhất của tháng 12 kể từ khi hàng Refinitiv bắt đầu thu thập số liệu về giá LNG – năm 2010. Họ cho rằng đến tháng 1 và 2/2020 giá chưa chắc sẽ tăng trở lại. Mức 6 USD/mmBtu là thấp hơn so với hiện tại. Giá dầu thô và khí đốt Châu Âu tăng mạnh trong 2 tuần qua cũng không giúp làm thay đổi xu hướng giảm giá khí gas ở Châu Á. Nguyên nhân được cho là bởi nhu cầu ở Châu Á hiện thấp và nguồn cung ở Châu Âu dồi dào.

Nguồn cung khí siêu lạnh năm vừa qua đã tăng mạnh do một số cơ sở sản xuất mới ở Australia, Nga và Mỹ đi vào hoạt động, đẩy lượng tồn kho trên toàn khu vực lên mức cao nhất trong vòng nhiều năm.

Nhựa PET ổn định

Giá xuất khẩu nhựa PTE dùng sản xuất chai trên thị trường Châu Á gần đây tương đối ổn định do giá nguyên liệu không biến động nhiều. Giá hiện phổ biến trong khoảng 840-870 USD/tấn, FOB Trung Quốc. Giá bán nhựa PET của các nhà máy Nga trong tháng này giảm nhẹ xuống 78.000 -81.000 RUB/tấn, bao gồm cả VAT, thấp nhất kể từ đầu năm 2018. Hầu hết các hợp đồng giao dịch là kỳ hạn tháng 10, cũng có một số hợp đồng kỳ hạn tháng 9 và 11. Nguồn cung PET trên thị trường hiện tương đối dồi dào, trong khi nhu cầu cũng duy trì cao.

Vàng đạt "đỉnh" 2 tuần, palađi lập kỷ lục cao mới

Giá vàng đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 2 tuần sau khi số liệu kinh tế yếu kém phát đi từ khu vực đồng euro (eurozone) làm gia tăng lo ngại về sự suy thoái trên toàn cầu, buộc các nhà đầu tư phải chú ý hơn tới những tài sản an toàn như vàng, trong khi palađi tăng lên mức cao kỷ lục do tình trạng thiếu cung triền miên.

Lúc 17h37 GMT (1h37 sáng nay giờ VN), vàng giao ngay tăng 0,5 US cent lên 1.523,51 USD/ounce, sau khi có lúc đạt 1.526,8 USD, cao nhất kể từ 6/9/2019; vàng kỳ hạn tháng 12/2019 tăng 1,1% đạt 1.531,5 USD/ounce.

Nhà phân tích chiến lược cấp cao Phillip Streible của RJO Futures dự báo trong bối cảnh hiện tại, giá vàng có thể còn lên tới 1.550 USD do "tỷ lệ lãi suất thấp, rủi ro địa chính trị gia tăng, (Mỹ) chưa có thỏa thuận (thương mại) với Trung Quốc và số liệu kinh tế cho thấy sự yếu kém đến mức gây lo ngại sẽ suy thoái".

Hoạt động kinh doanh của lĩnh vực tư nhân Đức tháng 9/2019 giảm xuống mức thấp nhất 6,5 năm, trong khi tăng trưởng kinh doanh ở Eurozone trì trệ.

Palađi tiếp tục tăng 0,6% lên 1.650,6 USD/ounce vào cuối phiên vừa qua, sau khi đạt 1.664,5 USD vào đầu phiên. Kim loại quý này đã tăng giá gần 8% trong tháng này, tương đương khoảng 115 USD.

"Doanh số bán cũng như sản lượng ô tô bên ngoài Trung Quốc không kém như dự đoán, do đó nhu cầu palađi dùng trong công nghiệp sẽ tăng hơn so với các tính toán trước đây", ông Jeffrey Christian thuộc công ty CPM Group cho biết.

Hai kim loại quý khác cũng tăng trong phiên vừa qua: bạc tăng 3,5% lên 18,61 USD/ounce, trong khi bạch kim tăng 1,1% lên 955,85 USD/ounce.

Đồng thấp nhất hơn 2 tuần, nhôm cũng giảm

Giá đồng đã chạm mức thấp nhất 2,5 tuần do triển vọng nhu cầu yếu bởi các cuộc đàm phán Mỹ - Trung chưa thấy tín hiệu như mong đợi. Kết thúc phiên vừa qua, đồng kỳ hạn 3 tháng trên sàn London (LME) giảm 0,3% xuống 5.778 USD/tấn; đầu phiên có lúc xuống 5.718 USD/tấn, thấp nhất kể từ 4/9/2019.

Tuy nhiên, ngoài yếu tố chiến tranh thương mại, thị trường đồng vẫn có "động lực" tăng khi "Nhu cầu đối với đồng physical không tệ" theo nhận định của nhà phân tích trưởng Guy Wolf thuộc Marex Spectron; và thông tin thị trường đồng thế giới tiếp tục thiếu hụt 21.000 tấn trong tháng 6/2019, sau khi thiếu 70.000 tấn trong tháng 5/2019, theo thông tin từ Tập đoàn Nghiên cứu Đồng quốc tế (ICSG). Tổ chức này cho biết, trong 6 tháng đầu năm nay, thị trường đã thiếu hụt 220.000 tấn đồng, so với mức thiếu 177.000 tấn cùng kỳ năm ngoái.

Giá nhôm cũng đi xuống trong phiên này. Hợp đồng giao sau 3 tháng giảm 0,6% xuống 1.785 USD/tấn. Viện Nghiên cứu Nhôm Quốc tế (IAI) cho biết sản lượng nhôm nguyên khai trên toàn cầu trong tháng 8/2019 tăng lên 5,407 triệu tấn, từ mức 5,047 triệu tấn tháng 7/2019. Ước tính sơ bộ sản lượng của Trung Quốc giảm xuống 3,05 triệu tấn trong tháng 8, từ mức 3,06 triệu tấn của tháng 7.

Đường và cà phê tăng

Giá đường tăng do hoạt động mua đầu cơ mạnh và dự báo thiếu cung trong vụ tới, còn giá cà phê hồi phục sau đợt giảm mạnh gần đây.

Đường thô kỳ hạn tháng 10/2019 đã tăng 0,13 US cent, tương đương 1,1%, lên 11,22 US cent/lb, trong khi đường trắng kỳ hạn tháng 12/2019 tăng 3,6 USD, tương đương 1,1%, lên 329,3 USD/tấn.

Dự đoán thị trường đường sẽ rơi vào thiếu hụt khiến nhiều nhà đầu tư tích cực mua đường vào để đầu cơ. Tuy nhiên, Ấn Độ có thể gia tăng xuất khẩu vẫn là yếu tố rủi ro lớn đối với thị trường này.

Cà phê arabica kỳ hạn tháng 12/2019 tăng 0,6 US cent, tương đương 0,6%, lên 99 US cent/lb, trong khi robusta kỳ hạn tháng 11/2019 tăng 12 USD, tương đương 0,9%, lên 1.316 USD/tấn.

Các nhà kinh doanh cà phê lo ngại về ảnh hưởng của thời tiết khô hạn ở Brazil đúng giai đoạn cây cà phê ra hoa, mặc dù mưa xuống trong vài ngày tới có thể giúp cải thiện tình hình.

Thịt lợn nhập khẩu vào Trung Quốc tăng 76%, thịt gà tăng 51%

Số liệu của Hải quan Trung Quốc cho thấy, nhập khẩu thịt lợn vào nước này trong tháng 8/2019 đã tăng 76% so với cùng tháng năm ngoái, đạt 162.935 tấn. Tuy nhiên, so với mức 182.227 tấn của tháng 7/2019, khối lượng nhập khẩu đã giảm đi. Nguyên nhân do dịch tả lợn Châu Phi khiến số lượng lợn nuôi ở Trung Quốc giảm mạnh. Dịch tả này kéo dài đã một năm, khiến số lợn nuôi ở Trung Quốc giảm gần 40%, đồng thời đẩy giá loại thịt này lên mức 41,9 CNY (5,90 USD)/kg hiện nay, kéo chỉ số giá thực phẩm của nước này lên mức cao nhất kể từ tháng 1/2012.

Nhập khẩu thịt gà trong tháng 8/2019 cũng tăng 51% lên 67.074 tấn, đưa tổng lượng nhập trong 8 tháng đầu năm đạt 483.743 tấn (tăng 48%). Dự báo nhập khẩu thịt vào nước này sẽ còn tiếp tục tăng thêm nữa.

Thanh long tiêu thụ mạnh tại Trung Quốc trong các dịp lễ hội

Những năm gần đây, với sự cải thiện mức sống và sự thay đổi nhận thức về thẩm mỹ, người tiêu dùng Trung Quốc khi mua trái cây bắt đầu chú ý tới nhiều yếu tố khác ngoài giá cả, như giá trị dinh dưỡng, nơi sản xuất, màu sắc…

Màu đỏ đậm được người Trung Quốc xem là màu của niềm vui và sự may mắn, nhất là trong các dịp lễ hội. Do đó, dù để ăn hay làm quà tặng thì họ cũng thường chọn những loại trái cây có màu đỏ như táo, thanh long…Dịp Trung thu vừa qua, tiêu thụ đã tăng lên, và sắp tới là Quốc khánh Trung Quốc. Khi đó, thanh long sẽ được tiêu thụ mạnh.

Lê thấp nhất 5 năm

Tại tỉnh Hà Bắc, nơi sản xuất lê tươi chủ chốt của Trung Quốc, vụ thu hoạch bắt đầu từ tháng 6 và kéo dài tới tháng 10, Thời tiết năm qua không thuận lợi khiến cho sản lượng giảm và chất lượng cũng kém đi. Tuy nhiên, năm nay tình hình hoàn toàn khác. Nhờ thời tiết thuận lợi, Hà Bắc có mùa lê bội thu, và giá đã giảm hơn nhiều so với những năm trước. Hiện tại, giá thu mua lê thấp nhất gần 5 năm, dự kiến sẽ duy trì ở mức này trong thời gian tới.

Mặc dù giá lê tươi Trung Quốc năm nay giảm mạnh, khối lượng xuất khẩu vẫn cao, nhất là tới các thị trường Đông Nam Á và Nam Á, những nơi xuất khẩu tăng mạnh.

Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng 24/9

Thị trường ngày 24/9: Vàng đạt đỉnh 2 tuần, palađi lập kỷ lục cao mới, khí gas thấp nhất 10 năm  - Ảnh 1. Trích:http://cafef.vn
 

Tỷ giá ngoại tệ ngày 25/2/2020: USD tự do giảm, NHTM tăng

Tỷ giá ngoại tệ ngày 25/2/2020: USD tự do giảm, NHTM tăng

 Hôm nay, tỷ giá USD so với VND tại các ngân hàng thương mại tăng nhưng thị trường tự do giảm so với hôm qua.
Tỷ giá USD trong nước
Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.245 đồng (tăng 3 đồng so với cuối tuần qua). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.175 đồng (không đổi) và bán ra ở mức 23.892 đồng (tăng 2 đồng so với hôm qua).
Với biên độ 3% được qui định, hiện tỷ giá USD các ngân hàng thương mại (NHTM) được phép giao dịch là từ 22.548 - 23.942 VND/USD. Tại các ngân hàng thương mại trong nước hôm nay giá mua - bán USD được công bố như sau: Ngân hàng Vietcombank giá USD được niêm yết 23.180 - 23.350 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi so với hôm qua ở cả 2 chiều mua bán. Ngân hàng ACB niêm yết 23.200 - 23.330 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 30 đồng ở cả 2 chiều mua bán.
Đông Á niêm yết 23.230 - 23.330 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi cả giá mua và giá bán.
Ngân hàng Quốc tế - VIB niêm yết 23.200 - 23.340 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 30 đồng giá mua nhưng tăng 10 đồng giá bán.
Techcombank niêm yết 23.187 - 23.347 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 5 đồng ở cả 2 chiều. Sacombank niêm yết 23.166 - 23.318 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 17 đồng ở cả 2 chiều. Tại Vietinbank, niêm yết 23.193 - 23.343 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 11 đồng ở cả 2 chiều.
Giá USD tự do niêm yết ở mức mua vào 23.240 đồng/USD và bán ra 23.260 đồng/USD, giảm 10 đồng cả 2 chiều so với hôm qua.
Bảng so sánh tỷ giá ngoại tệ mới nhất hôm nay của Vietcombank cập nhật lúc 11h30 có 14 ngoại tệ tăng giá, 1 giảm giá mua vào. Chiều tỷ giá bán ra có 20 ngoại tệ tăng giá và 3 ngoại tệ giảm giá.
Tỷ giá ngoại tệ 25/2/2020
ĐVT: đồng

Tên ngoại tệ

Mã ngoại tệ

Mua Tiền mặt

Mua chuyển khoản

Bán ra

Đô la Úc

AUD

15.130,24 (+31,18)

15.237,57 (+31,22)

15.542,76 (+30)

Đô la Canada

CAD

17.254,33 (-6,06)

17.374,26 (-5,96)

17.677,91 (-9,07)

Franc Thuỵ Sĩ

CHF

23.308,59 (+19,56)

23.582,80 (+19,98)

23.905 (+9,49)

Nhân Dân Tệ

CNY

3.245,20 (+0,88)

3.268 (+4,78)

3,371,22 (+4,58)

Krone Đan Mạch

DKK

0

3.333,73 (+6,13)

3.483,86 (+6,21)

Euro

EUR

24.957,53 (+61,92)

25.081,64 (+63,22)

25.635,17 (+60,08)

Bảng Anh

GBP

29.689,11 (+16,20)

29.898,52 (+12,59)

30.295,31 (+9,34)

Đô la Hồng Kông

HKD

2.833,19 (+1,47)

2.934,73 (+1,26)

3.038,62 (+0,92)

Rupee Ấn Độ

INR

0

322,91 (-0,45)

335,58 (-0,46)

Yên Nhật

JPY

205,77 (+0,97)

207,26 (+0,87)

211,37 (+0,99)

Won Hàn Quốc

KRW

17,37 (+0,06)

18,41 (+0,19)

20,52 (-0,11)

Kuwaiti dinar

KWD

0

75.918,77 (+123,88)

78.897,40 (+128,75)

Ringit Malaysia

MYR

5,177,43 (+8,14)

5.478,84 (+3,92)

5.710,69 (+5,78)

Krone Na Uy

NOK

0

2.437,51 (+2,72)

2.551,47 (+2,55)

Rúp Nga

RUB

0

340,45 (+0,70)

405,85 (+1,23)

Rian Ả-Rập-Xê-Út

SAR

0

6.191,79 (+0,49)

6.434,72 (+0,51)

Krona Thuỵ Điển

SEK

0

2.349,16 (+8,80)

2.461,72 (+8,92)

Đô la Singapore

SGD

16.431,33 (+52,34)

16.528,69 (+52,80)

16.793,11 (+50,86)

Bạc Thái

THB

686,18 (+1,45)

717,56 (+1,48)

766,30 (+1,48)

Đô la Mỹ

USD

23.199,60 (+2,20)

23.216,60 (+2,20)

23.336,80 (+6,20)

Kip Lào

LAK

0

2,28

2,58

Ðô la New Zealand

NZD

14.553,50 (+69,50)

14.633,17 (+67,83)

14.924,50 (+72,75)

Đô la Đài Loan

TWD

693,74 (+0,73)

744 (-1)

811,80 (+0,19)

 

Ind

0

1,72

0

Riêl Campuchia

KHR

0

5

5

Peso Philippin

PHP

0

451

480

 

ZAR

0

1.580 (-1)

1.981

Tỷ giá USD thế giới ít biến động
USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác, tăng 0,02% lên 99,210 điểm vào lúc 6h50 (giờ Việt Nam). Tỷ giá euro so với USD giảm 0,01% xuống 1,0850. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD giảm 0,02% xuống 1,2924.
Tỷ giá USD so với yen Nhật tăng 0,12% lên 110,82.
Tỷ giá USD đã kết thúc xu hướng đi lên do chịu áp lực từ kì vọng của các nhà đầu tư về việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể đưa ra động thái hạ lãi suất sớm hơn dự kiến nhằm giảm tác động từ sự bùng phát của dịch SARS-CoV-2.
Sự gia tăng nhanh chóng số lượng các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 ở Iran, Italy và Hàn Quốc vào cuối tuần qua đã làm tăng xác suất cho việc giảm lãi suất của Fed trong thời gian ngắn, gây trở ngại cho đồng bạc xanh.
Italy đã báo cáo hơn 220 trường hợp nhiễm virus, với 5 trường hợp tử vong vào sáng thứ Hai (24/2). Hàn Quốc đã xác nhận 231 trường hợp, đưa tổng số ca nhiễm trong nước lên hơn 830. Trong khi đó, Iran đã xác nhận 61 trường hợp, với 12 người đã tử vong trên toàn quốc.
Theo Evercore ISI, tình hình lây lan phức tạp của virus SARS-CoV-2 nhiều khả năng sẽ thúc đẩy Fed giảm lãi suất ngay sau tháng 3 và có thể giảm nhiều hơn 25 điểm cơ bản.
Tuy nhiên, Fed Rate Monitor Tool cho thấy chỉ có 23% khả năng Fed hạ lãi suất vào tháng 3.
Trước những lo ngại của các nhà đầu tư đang gia tăng về đại dịch SARS-CoV-2, đồng yen Nhật đã được phục hồi.
Đồng tiền này đã giảm vào tuần trước do lo ngại về tác động của bệnh viêm phổi cấp gây ra đối với nền kinh tế Nhật Bản.
Trong khi đó, tỷ giá euro so với USD đã phục hồi, nhưng một số chuyên gia đã hạ thấp triển vọng tăng giá kéo dài đối với đồng tiền chung châu Âu trong bối cảnh vẫn còn nhiều lo ngại về sự tăng trưởng của khu vực này.
Ở một diễn biến khác, tỷ giá USD so với đô la Canada tăng 0,49% lên 1,3287 do đồng tiền Canada chịu áp lực sau khi giá dầu chứng kiến mức sụt giảm 5% trong ngày, mức lớn nhất kể từ tháng 9/2019, theo Investing.
 Nguồn: VITIC
 Trích: http://vinanet.vn

TT năng lượng TG ngày 23/9/2019: Dầu tăng do gián đoạn nguồn cung của Saudi Arabia

 

TT năng lượng TG ngày 23/9/2019: Dầu tăng do gián đoạn nguồn cung của Saudi Arabia

 Giá dầu tăng lên mức cao nhất 2 phiên trong ngày hôm nay, trong bối cảnh lo ngại gián đoạn nguồn cung dầu từ Saudi Arabia và căng thẳng leo thang tại Trung Đông.
 Dầu thô Brent kỳ hạn tăng khoảng 65,5 USD/thùng. Hợp đồng giao này đã tăng 57 US cent hay 0,9% lên 64,84 USD/thùng. Dầu thô WTI của Mỹ ở mức 58,61 USD/thùng, tăng 52 US cent hay 0,9% sau khi tăng lên 59,39 USD/thùng trong đầu phiên giao dịch.
Bất chấp những nỗ lực khôi phục thị trường toàn cầu của nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới Saudi Arabia sau cuộc tấn công vào cơ sở xử lý dầu lớn nhất của vương quốc này trong giữa tháng 9/2019, các khách hàng và thương nhân vẫn hoài nghi.
Công ty dầu nhà nước Saudi Aramco đã chuyển các cấp dầu thô, đẩy lùi việc giao dầu thô và sản phẩm dầu cho các khách hàng vài ngày sau cuộc tấn công.
Nhà phân tích Virendra Chauhan thuộc công ty Energy Aspect ở Singapore cho biết “các quỹ đã làm mờ dần tác động của cuộc tấn công cuối tuần trước với giả định nguồn cung sẽ trở lại rất nhanh chóng nhưng thực tế có thể sẽ khác”.
Căng thẳng tại Trung Đông đã leo thang sau cuộc tấn công này. Lầu Năm Góc đã yêu quân đội bổ sung để triển khai tại khu vực vùng Vịnh để tăng cường phòng thủ tên lửa và không quân của Saudi Arabia sau cuộc tấn công vào cơ sở dầu mỏ của quốc gia này.
Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo cho biết lực lượng quân đội để “răn đe và phòng thủ” và Washington dự định tránh cuộc chiến với Iran.
Tại Mỹ, tác động của cơn bão nhiệt đới Imelda tới các nhà máy lọc dầu tại Texas đã dịu đi khi Exxon Mobil và Valero khởi động lại các đơn vị xử lý dầu thô cuối tuần qua.
Bảng giá năng lượng thế giới sáng 23/9/2019

Mặt hàng

Đơn vị tính

Giá hiện nay

+/-

Thay đổi so với 1 ngày trước

Thay đổi so với 1 năm trước

Dầu WTI

USD/thùng

58,6778

0,58

1,00 %

-18,63%

Dầu Brent

USD/thùng

64,9573

0,65

1,01 %

-20,08%

Khí tự nhiên

USD/mmBtu

2,5108

-0,026

-1,03 %

-17,36%

Xăng

USD/gallon

1,6890

0,0092

0,55 %

-17,88%

Dầu đốt

USD/gallon

2,0032

0,017

0,86 %

-12,39%

Nguồn: VITIC/Reuters

Trích:http://vinanet.vn

Chuyên mục phụ

  • Tuyển dụng

     

     

    Tuyển dụng

     

     

     

    CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU KHÍ TRUNG ĐÔNG Á

     

    Cần tuyển 02 nhân viên kinh doanh

     

    Mô tả công việc:

     

    - Tìm kiếm, phát triển khách hàng tiềm năng trong các lĩnh vực : vận tải, công nghiệp, hàng hải, khai thác khoáng sản, điện, thép…
    - Giới thiệu, chào bán các sản phẩm dầu mỡ nhờn của Tập đoàn Total - Pháp .

     

    - Tư vấn kỹ thuật cho khách hàng.

     

    Yêu cầu:

     

    - Nam giới dưới 35 tuổi, giọng nói dễ nghe, nhanh nhẹn, giao tiếp tốt.

     

    - Tốt nghiệp cao đẳng trở lên , các ngành nghề kinh tế, kỹ thuật, cơ khí chế tạo máy.

     

    - Ưu tiên người có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, bán hàng .

     

    - Làm việc ổn định, lâu dài.

     

     - Kỹ năng: Ngoại giao, thương thuyết tốt, phân tích, nắm bắt cơ hội thị trường, năng động, tự chủ trong công việc.

     

    Quyền lợi được hưởng:

     

    -  Mức lương: Lương cơ bản +  % Doanh số.
    -  BHXH, BHYT, BH thất nghiệp. Thưởng tết và các khoản phúc lợi khác.
    -  Tham gia đầy đủ các khóa đào tạo của Công ty TNHH Total Việt Nam.
    -  Môi trường làm việc ổn định lâu dài, chuyên nghiệp, hiệu quả, nhiều cơ hội thăng tiến.
    -  Mức thu nhập tương xứng với năng lực.

     

    Hồ sơ bao gồm:  (hồ sơ photo)

     

    - Đơn xin việc viết tay
    - Sơ yếu lịch 
    - Bằng cấp liên quan 
    - Ảnh 4 x 6 (2 chiếc)

     

    - Ứng viên sẽ nộp bộ hồ sơ công chứng đầy đủ sau khi trúng tuyển.

     

    Thông tin liên hệ:

     

    Hồ sơ dự tuyển gửi về: Phòng 322 Khách sạn Dầu khí Hải Phòng - số 427 Đà Nẵng, Hải An, Hải Phòng

     

    Người liên hệ: Mrs Nga - ĐT: 031.3796168

     

    hoặc gửi qua Email:   This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

     

    Hạn nộp hồ sơ: 29/04/2017

     

Hỗ trợ trực tuyến

4908787
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
2733
4504
41729
2819588
34757
4908787

Your IP: 3.143.4.96
Server Time: 2025-04-04 18:50:21

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

Trang web hiện có:
76 khách & 0 thành viên trực tuyến