CHÀO MỪNG BẠN TRUY CẬP WEBSITE

      Xin gửi tới Quý Khách hàng lời chào trân trọng !

      Công ty cổ phần Dầu khí Trung Đông Á thành lập ngày 23 tháng 10 năm 2006, Ngành nghề kinh doanh chính: dầu nhờn, mỡ bôi trơn, dầu đốt và các loại phụ gia của dầu. Cung ứng tàu biển, kinh doanh hoá chất các loại(trừ mặt hàng Nhà nước cấm), vật tư, máy móc, thiết bị, phụ tùng, lốp ô tô. Dịch vụ vệ sinh công nghiệp...

Thanh toán điện tử “thiếu đất sống”

 
Theo cơ quan quản lý và doanh nghiệp thanh toán, lỗi giao dịch cao, hạ tầng chưa ổn, gian lận chưa được xử lý… chính là những nguyên nhân khiến cho việc thanh toán trong thương mại điện tử kém phát triển.  
 
 
Rủi ro thanh toán trong thương mại điện tử 
khiến nhiều người e ngại khi sử dụng
 
Tính đến tháng 6-2014, cả nước có 50 ngân hàng phát hành thẻ với 72,1 triệu thẻ và 470 thương hiệu. Trong đó, thẻ ghi nợ chiếm gần 92 %, thẻ tín dụng chiếm 3,8%, còn lại là thẻ trả trước. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động thanh toán thẻ tiếp tục được cải thiện, đạt gần 15.700 máy ATM,  số lượng các máy thanh toán bằng thẻ đạt gần 147.500 máy.
Theo Công ty Công nghệ thanh toán toàn cầu Visa, Việt Nam là nước đứng thứ 2 trong khi vực Đông Nam Á với đông đảo người sử dụng internet. Yếu tố này đã tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam phát triển thị trường thanh toán thương mại điện tử. Ước tính, quy mô thanh toán thương mại điện tử trong năm 2014 đạt 1,1 tỷ USD và sẽ tăng hơn 20% mỗi năm.
 
Như vậy, theo đánh giá của DN, cơ hội phát triển thị trường này đang thật sự mở ra nhưng nghịch lý là ta vẫn đang "giậm chân tại chỗ” với thanh toán thương mại điện tử. Tính đến thời điểm hiện nay, thanh toán thương mại điện tử chỉ chiếm 19%. 
 
Ông Nguyễn Vĩnh Lợi, Trưởng văn phòng Banknet TPHCM cho biết, tuy có nhiều thẻ nhưng lượng giao dịch ít. Việt Nam có 72 triệu thẻ nhưng lượng "thẻ sống” chỉ chiếm 50%. Song, 50% "thẻ sống” đó chỉ có 10% thẻ giao dịch trực tuyến. Để có thể phát triển giao dịch thanh toán thương mại điện tử các ngân hàng  chủ động tiếp cận DN nhằm tạo điều kiện cho DN trong việc mở tài khoản. Đến nay, các khách hàng lớn của ngân hàng là DN chiếm 98% các giao dịch thanh toán bằng phương thức chuyển khoản. Bên cạnh đó, một số ngân hàng còn triển khai dịch vụ thanh toán trong thương mại điện tử nhưng cũng chỉ dừng lại ở khâu thu hộ tiền điện, nước, cước viễn thông, truyền hình cáp, thanh toán mua hàng trực tuyến... tỉ lệ giao dịch bằng thanh toán điện tử không đáng kể. Bà Nguyễn Cẩm Thanh, Giám đốc 123Pay cho biết, thanh toán thương mại điện tử chỉ đạt 7% trong tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa trên toàn quốc năm 2013, tương đương 46 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch không thành công chiếm tỉ lệ 45%.
 
Lý giải nguyên nhân chậm phát triển của lĩnh vực trên, các DN thanh toán cho biết, người tiêu dùng còn tâm lý e ngại với thanh toán điền tử bởi vì lỗi trong giao dịch cao, hạ tầng chưa ổn, gian lận chưa được xử lý… "Nhiều người chưa thật sự tin tưởng vào các đơn vị chấp nhận thẻ trực tuyến. Thói quen của người tiêu dùng thích kiểm chứng hàng hóa trước khi trả tiền cũng khiến cho giao dịch điện tử chưa được thu hút”, ông Sean Preston đại diện Visa phân tích. 
 
Nói về cản trở trong phát triển thanh toán thương mại điện tử, ông Phạm Tiến Dũng, Chủ tịch HĐQT Banknet cho rằng, thẻ nội địa thường xuyên trục trặc nên người tiêu dùng sử dụng thẻ nước ngoài nhiều hơn. Tại nhiều địa điểm thanh toán, khi đưa thẻ nội địa vào bị trả lại nhưng đưa Visa và master thì máy nhận. Điều này chứng tỏ, thẻ nội địa không có "đất sống”, mà thẻ nội địa không khả dụng thì chắc chắn website có vấn đề.
 
Chính vì thế, phát triển thanh toán điện tử vẫn chưa thể phổ biến, trong khi nó được coi là hình thức thanh toán văn minh.
 

(ST)

Hỗ trợ trực tuyến

3774356
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
416
5644
6060
1719957
53649
3774356

Your IP: 3.137.151.220
Server Time: 2024-05-20 01:17:27

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Mr Giang Tử - 0913.329.033
Mrs Nga - 0903.228.574

 

 

Trang web hiện có:
88 khách & 0 thành viên trực tuyến