CHÀO MỪNG BẠN TRUY CẬP WEBSITE

      Xin gửi tới Quý Khách hàng lời chào trân trọng !

      Công ty cổ phần Dầu khí Trung Đông Á thành lập ngày 23 tháng 10 năm 2006, Ngành nghề kinh doanh chính: dầu nhờn, mỡ bôi trơn, dầu đốt và các loại phụ gia của dầu. Cung ứng tàu biển, kinh doanh hoá chất các loại(trừ mặt hàng Nhà nước cấm), vật tư, máy móc, thiết bị, phụ tùng, lốp ô tô. Dịch vụ vệ sinh công nghiệp...

Điều hành giá xăng dầu: Tránh “bình mới rượu cũ”

Xăng dầu là một trong những mặt hàng thiết yếu đối với cuộc sống của người dân, nên luôn được người tiêu dùng quan tâm. Đặc biệt, nó liên quan trực tiếp và quyết định sự thành bại của các DN kinh doanh vận tải. 

Thời gian qua, điều hành giá xăng dầu tăng, giảm liên tục đã gây “sốc” đối với DN và người dân, tác động tiêu cực đến thị trường hàng hóa tiêu dùng và gây bức xúc trong dư luận xã hội. Chính vì thế, đối với việc Chính phủ ban hành Nghị định 83 thay thế Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu thu hút sự quan tâm đặc biệt của người tiêu dùng.

 

 
Giá xăng dầu tăng, giảm liên tục đã gây “sốc” đối với DN và người dân

 

Nghị định 83 với nhiều điểm mới như: Thời gian giữa hai lần điều chỉnh giá xăng dầu liên tiếp tối thiểu 15 ngày đối với trường hợp tăng giá, tối đa 15 ngày đối với trường hợp giảm giá; không hạn chế mức giảm, khoảng thời gian giữa 2 lần giảm và số lần giảm giá; trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở tăng trong phạm vi 3% so với giá cơ sở liền kề trước đó, thương nhân đầu mối được tăng giá bán lẻ tương ứng giá cơ sở tại thời điểm thương nhân điều chỉnh giá... Theo tôi, đây là điều rất đáng mừng đối với DN, cũng như người tiêu dùng nói chung.

Tuy nhiên, người tiêu dùng nói chung và các DN kinh doanh vận tải nói riêng vẫn quan ngại về việc triển khai hoạt động kinh doanh xăng dầu theo chủ trương mới bởi mục tiêu đặt quyền lợi người tiêu dùng lên trên chưa được thể hiện rõ trong Nghị định mới này. Nguyên nhân là từ trước đến nay thị trường xăng dầu vẫn là độc quyền nhóm nên các DN kinh doanh trong lĩnh vực này thường “tát nước theo mưa”, nhìn nhau tăng giá… Thậm chí, để tăng thị phần và lợi nhuận, các DN xăng dầu đầu mối có thể sẽ tăng chiết khấu để lôi kéo đại lý bán hàng về phía mình, thay vì giảm giá cho người tiêu dùng...

Đấy là những bất cập cần được giải quyết khi thay đổi chủ trương quy định về hoạt động kinh doanh xăng dầu và rất cần những thay đổi mang tính cụ thể, mang tính đột phá để có thể giải quyết những mâu thuẫn về lợi ích của DN và người tiêu dùng.

Ngoài ra, một vấn đề nữa cần thận trọng là nếu để Quỹ bình ổn xăng dầu tại DN quản lý như hiện nay, trong khi quyền điều hành giá xăng dầu thuộc về Bộ Công Thương thì khó tránh khỏi những hạn chế như thời gian qua. Nên chăng, chuyển quỹ này sang một đơn vị khác để quản lý, chi trả tiền bình ổn giá xăng dầu, như Kho bạc Nhà nước chẳng hạn. Chỉ có như vậy mới tránh được việc lạm dụng trong điều chỉnh giá xăng dầu…

Theo tôi, để giải quyết bài toán lợi ích giữa các bên và đạt mục tiêu nói trên, Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và các ban, ngành liên quan như Quản lý thị trường, Hải quan, Thuế… cần phải ngồi lại với nhau để thống nhất ban hành thông tư hướng dẫn việc thực hiện Nghị định mới lần này, đồng thời có những văn bản liên quan nhằm thực hiện rõ ràng, minh bạch đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu, nhất là việc điều chỉnh tăng, giảm giá và liên quan đến việc sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu để tránh trường hợp “bình mới rượu cũ” gây bất an cho người tiêu dùng; ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh dài hạn của cộng đồng DN.

(ST)

Hỗ trợ trực tuyến

3774808
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
868
5644
6512
1719957
54101
3774808

Your IP: 18.221.89.183
Server Time: 2024-05-20 02:36:47

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Mr Giang Tử - 0913.329.033
Mrs Nga - 0903.228.574

 

 

Trang web hiện có:
94 khách & 0 thành viên trực tuyến