CHÀO MỪNG BẠN TRUY CẬP WEBSITE

      Xin gửi tới Quý Khách hàng lời chào trân trọng !

      Công ty cổ phần Dầu khí Trung Đông Á thành lập ngày 23 tháng 10 năm 2006, Ngành nghề kinh doanh chính: dầu nhờn, mỡ bôi trơn, dầu đốt và các loại phụ gia của dầu. Cung ứng tàu biển, kinh doanh hoá chất các loại(trừ mặt hàng Nhà nước cấm), vật tư, máy móc, thiết bị, phụ tùng, lốp ô tô. Dịch vụ vệ sinh công nghiệp...

Bloomberg: “Việt Nam là hình mẫu tăng trưởng kinh tế của Đông Nam Á”

Bloomberg: “Việt Nam là hình mẫu tăng trưởng kinh tế của Đông Nam Á”

“Việt Nam là một tấm gương trong việc chuyển động lực kinh tế từ nông nghiệp sang xuất khẩu. Chúng ta đã thấy Myanmar, Lào và Campuchia cố gắng học tập mô hình của Việt Nam trong thu hút FDI để vực dậy xuất khẩu”, chuyên gia Singapore nhận xét. Tweet

Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, những nền kinh tế tí hon tại châu Á lại đang tăng trưởngmạnh hơn những người khổng lồ như Trung Quốc.

Campuchia, Lào và Myanmar sẽ tăng trưởng mạnh nhất tại châu Á trong giai đoạn 2017 – 2019, với tỷ lệ tăng trưởng ở mức gần 7%, chỉ sau Ấn Độ. Đây là dự đoán của Ngân hàng Thế giới vừa công bố trong tuần này.

Nằm trong nhóm các nước ít phát triển nhất, tổng quy mô nền kinh tế của ba nước này chưa đạt 100 tỷ USD, chỉ bằng 1/3 các nước láng giềng như Singapore, Malaysia và Philippines.

Bloomberg: “Việt Nam là hình mẫu tăng trưởng kinh tế của Đông Nam Á” - Ảnh 1.

Dự báo tăng trưởng GDP một số nước ở Đông Nam Á của Ngân hàng Thế giới.

Quây quần trong khu vực tiểu vùng sông Mekong, các nước cận biên Đông Nam Á này đang thúc đẩy cơ sở hạ tầng để tạo đà cho tăng trưởng, cũng như đa dạng hóa nền kinh tế.

Việt Nam được các nước này xem như mẫu lý tưởng, một quốc gia đã chuyển đổi nền kinh tế từ phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp sang xuất khẩu hàng điện tử, ông Eugenia Victorino, chuyên gia tại ngân hàng Australia & New Zealand Banking ở Singapore, nhận xét.

“Việt Nam là một tấm gương trong việc chuyển động lực kinh tế từ nông nghiệp sang xuất khẩu. Chúng ta đã thấy Myanmar, Lào và Campuchia cố gắng học tập mô hình của Việt Nam trong thu hút FDI để vực dậy xuất khẩu”, ông nói.

Ba nước này đang trông chờ vào Trung Quốc, vốn đang bạo tay đầu tư vào nhiều lĩnh vực, từ đường sắt cao tốc đến bất động sản.

Sau hàng thập kỷ quân chủ chuyên chế, Myanmar đang giải phóng nền kinh tế và thực hiện cải cách sau khi chuyển đổi sang dân chủ. Hiện Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của nước này, đang xây dựng một đặc khu kinh tế, nhà máy điện và cảng nước sâu ở bờ biển phía Tây.

Ở Lào, dự án đường sắt trị giá 5,7 tỷ USD bị đắp chiếu từ lâu nối liền miền Bắc Lào đến Trung Quốc đã chính thức được tái khởi động vào tháng trước.

Còn Campuchia là điểm đến được ưa chuộng của các nhà sản xuất Trung Quốc muốn tái phân bổ nhà máy...

Trích nguồn : http://soha.vn/

Hỗ trợ trực tuyến

3734963
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
244
1752
1996
1677478
14256
3734963

Your IP: 3.145.186.6
Server Time: 2024-05-06 05:23:23

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Mr Giang Tử - 0913.329.033
Mrs Nga - 0903.228.574

 

 

Trang web hiện có:
613 khách & 0 thành viên trực tuyến