Dầu Brent kỳ hạn giảm 21 cent hay 0,4% so với đóng cửa phiên trước xuống 52 USD/thùng. Dầu thô ngọt nhẹ WTI ở mức 48,88 USD, giảm 19 cent hay 0,4%.
Việc điều chỉnh giảm đảo ngược một phần chiều tăng của phiên trước, khi giá tăng do tồn kho dầu thô của Mỹ giảm và sản lượng dầu thô của Mỹ cũng giảm nhẹ.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ EIA cho biết tồn kho dầu thô giảm 1,8 triệu thùng trong tuần trước, xuống 520,8 triệu thùng.
Tuy nhiên, mức giảm là ít hơn dự kiến và nhiều thương nhân cho biết vẫn có nhiều dầu trong hệ thống hơn mức thị trường có thể tiêu thụ.
Greg McKenna, nhà chiến lược tại công ty môi giới kỳ hạn AxiTrader cho biết “mức sụt giảm tồn kho này là thấp hơn dự đoán giảm 2,36 triệu thùng”.
Tổng thể các nguồn cung cấp dầu mỏ vẫn phong phú, với khối lượng lớn dầu thô từ Mỹ và các nhà sản xuất khác đã được vận chuyển đến các khu vực tiêu dùng mạnh ở bắc Á, điều này đang phá hủy những nỗ lực hạn chế thị trường của OPEC.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC và một số nhà sản xuất khác gồm Nga đã cam kết cắt giảm sản lượng gần 1,8 triệu thùng/ngày trong nửa đầu năm 2017, thỏa thuận có thể kéo dài tới hết tháng 3/2018. Các nhà sản xuất khác đã nhanh chóng lấp đầy nguồn cung thiếu hụt.
Số liệu vận chuyển của Thomson Reuters Eikon cho thấy rằng xuất khẩu dầu mỏ của Mỹ sang châu Á tăng mạnh chỉ từ một số ít tàu mỗi quý trong năm 2015 và 2016, thành 10 tàu trong quý 1 năm nay, số liệu đó được dự kiến tăng trong quý 2.
 
Các chuyến tàu của Biển Bắc sang châu Á cũng ở mức kỷ lục trong năm nay, với gần 19 tàu đã ghi nhận vận chuyển trong quý 1, và số lượng tương tự được dự kiến sang châu Á trong quý 2 năm nay.
Nguồn: VITIC/Reuters