Nhu cầu mạnh từ khu vực này có thể giúp tiêu thụ nguồn cung dư thừa từ châu Âu và Mỹ, hỗ trợ cho giá toàn cầu mà đã giảm xuống mức thấp 10 tháng vào tuần trước.
Xuất khẩu dầu mỏ từ châu Âu và châu Mỹ sang châu Á giảm trong tháng 6 sau khi tăng từ tháng 3 tới tháng 5, nhưng giá hiện nay sụt giảm đang thúc đẩy các khách hàng châu Á một lần nữa trở lại với dầu thô Forties Biển Bắc và dầu thô WTI của Mỹ.
Một số khách hàng hy vọng giá trị hàng hóa sẽ tăng trong thời gian trên đường tới châu Á, với khả năng tăng giá sắp tới được chỉ ra bởi dầu thô Brent kỳ hạn tháng 10 trên sàn ICE trong tháng này tăng khoảng 70 cent/thùng so với hợp đồng tháng 8.
Chênh lệch của dầu Brent với dầu thô ngọt nhẹ WTI nới rộng gần 3 USD/thùng hồi đầu tháng đã thúc đẩy sự hấp dẫn trong việc chuyển dầu thô Mỹ sang châu Á.
Nhà máy lọc dầu Nhật Bản JXTG và công ty Cosmo Energy đã mua dầu Mỹ sẽ giao trong tháng 9, trước khi mùa đông khi nhu cầu điện tăng vọt bởi người dân tăng cường sưởi điện.
JXTG đã mua 1 triệu thùng dầu thô Mars của Mỹ trong khi Cosmo đã mua cả dầu WTI và Domestic Sweet. Cả hai công ty từ chối bình luận về vấn đề này.
Trong khi đó, các thương nhân dự kiến từ 2 đến 4 triệu thùng dầu Forties Biển Bắc nạp trong tháng 7 và tới Hàn Quốc từ cuối tháng 8 tới đầu tháng 9.
Thêm dầu thô Libya cũng có thể xuất sang châu Á do sản lượng tại đó tăng. Tập đoàn PTT PLC của Thái Lan gần đây đã mua dầu thô Amna của Libya từ công ty Unipec, Trung Quốc giao hàng trong tháng 8 và tháng 9.
Một nhà phân tích tại công ty buôn bán cho biết việc phát hành hạn ngạch nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc đợt thứ hai cũng thúc đẩy người bán xuất khẩu thêm dầu sang châu Á.
 
Số liệu vận chuyển cho thấy ExxonMobil, điều hành một nhà máy lọc dầu tại Thái Lan, đã thuê tàu Aframax Astro Saturn mang dầu thô Mỹ từ Corpus Christi, Texas tới Sri Racha, Thái Lan để giao hàng trong cuối tháng 7.
Một quan chức tại một nhà máy lọc dầu ở Đông Nam Á cho biết “dầu thô Mỹ có tiềm năng cao. Chúng tôi muốn đa dạng hóa các nguồn cung cấp của mình”.
Nguồn: VITIC/Reuters