Xăng dầu nhập khẩu về Việt Nam tăng gần 55% trị giá so với cùng kỳ

 

Xăng dầu nhập khẩu về Việt Nam tăng gần 55% trị giá so với cùng kỳ

 2 tháng đầu năm 2018, kim ngạch nhập khẩu xăng dầu tăng 54,6% so với cùng kỳ, đạt 1,4 tỷ USD.

 

Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu về Việt Nam sau khi tăng rất mạnh trong tháng đầu năm 2018, thì bước sang tháng 2, lượng xăng dầu nhập khẩu lại sụt giảm mạnh 18,7% so với tháng trước đó, nhưng so với cùng tháng năm 2017 vẫn tăng 33,9%, đạt 1,05 triệu tấn; kim ngạch nhập khẩu xăng dầu tháng 2 cũng giảm 16,4% so với tháng 1/2018 nhưng tăng mạnh 53,9% so với tháng 2/2017, đạt 661,87 triệu USD.

Tính chung trong cả 2 tháng đầu năm 2018, lượng xăng dầu nhập khẩu vào Việt Nam vẫn tăng 35,1% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2,21 triệu tấn và kim ngạch tăng 54,6%, đạt 1,4 tỷ USD.

Xăng dầu nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu từ các nước Đông Nam Á. Riêng thị trường các nước Đông Nam Á cung cấp tới 60,7% tổng lượng xăng dầu nhập khẩu cho Việt Nam, với gần 1,34 triệu tấn trong 2 tháng đầu năm, trị giá 805,71 triệu USD, chiếm 57,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu xăng dầu của cả nước, đạt mức tăng 26,3% về lượng và tăng 56,4% về kim ngạch so với 2 tháng đầu năm ngoái.

Trong đó, riêng nhập khẩu từ Malaysia 702.872 tấn xăng dầu, trị giá 415,33 triệu USD, chiếm 31,8% trong tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước và chiếm 29,7% trong tổng kim ngạch, tăng mạnh 131% về lượng và tăng 201,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Nhập khẩu từ Singapore 389.159 tấn, trị giá 235,45 triệu USD, chiếm 17,6% trong tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước và chiếm 16,8% trong tổng kim ngạch, giảm 36,4% về lượng và giảm 22,7% về trị giá. Nhập khẩu từ Thái Lan 247.093 tấn, trị giá 154,93 triệu USD, chiếm trên 11% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xăng dầu nhập khẩu của cả nước, tăng 71,7% về lượng và tăng 112% về trị giá.

Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu từ Hàn Quốc 622.632 triệu tấn xăng dầu, trị giá 420,73 triệu USD, chiếm 28,2% trong tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước và chiếm 30% trong tổng kim ngạch, tăng 45,4% về lượng và tăng 60% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.

Xăng dầu còn được nhập từ thị trường Trung Quốc 212.498 tấn, tương đương 139,37 triệu USD, tăng 73,2% về lượng và tăng 110,6% về kim ngạch so với cùng kỳ.

Giá xăng dầu nhập khẩu trung bình trong 2 tháng đầu năm nay đạt 633,3 USD/tấn, tăng 14,4% so với cùng kỳ; trong đó nhập khẩu từ Hàn Quốc có giá cao nhất 675,7 USD/tấn, tăng 10% so với cùng kỳ và nhập khẩu từ Malaysia rẻ nhất 591 USD/tấn, tăng 30,6%.

Thị trường nhập khẩu xăng dầu 2 tháng đầu năm 2018

 

Thị trường

T2/2018

2T/2018

(+/-%) 2T/2018 so với cùng kỳ

Lượng(tấn)

Trị giá (USD)

Lượng(tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Tổng cộng

1.049.198

661.865.042

2.207.349

1.397.931.466

35,13

54,58

ĐÔNG NAM Á

586.638

345.883.952

1.339.124

805.706.593

26,28

56,36

Malaysia

272.605

155.960.300

702.872

415.325.664

131,03

201,71

Hàn Quốc

336.071

223.417.008

622.632

420.729.644

45,37

59,95

Singapore

209.967

124.886.184

389.159

235.453.742

-36,44

-22,72

Thái Lan

104.066

65.037.468

247.093

154.927.187

71,69

112,3

Trung Quốc

120.196

78.649.158

212.498

139.365.542

73,2

110,63

Trích nguồn: (Vinanet tính toán theo số liệu của TCHQ)

 

2018- Nhiều thuận lợi thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô phát triển

 

2018- Nhiều thuận lợi thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô phát triển

Trong năm 2018 sẽ có nhiều điểm sáng về cơ sở hạ tầng, chính sách, hiệp định thương mại… thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển.

Thông tin trên được Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương (Bộ Công Thương) cho biết tại hội thảo “Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) trong cách mạng công nghiệp 4.0” do Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh tổ chức ngày 13/3.

Cụ thể, theo bà Nguyễn Thị Xuân Thúy- Nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách Công Thương, bên cạnh các điểm sáng về cơ sở hạ tầng, dân số, thu nhập bình quân đầu người, dung lượng thị trường đang tăng trưởng nhanh (đạt 24%) trong 5 năm vừa qua hứa hẹn tiềm năng cho ngành ô tô phát triển.
Về tác động của các FTA, theo nhận định của Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương, các FTA sẽ góp phần làm tăng nhập khẩu xe nguyên chiếc và phụ tùng từ các đối tác đặc biệt là từ các nước ASEAN như Thái Lan, Indonesia; đồng thời, tạo ra tiềm năng xuất khẩu nguyên phụ liệu sang các nước đối tác, tham gia vào chuỗi giá trị khu vực.
Tuy nhiên, các FTA cũng sẽ tạo ra sự cạnh tranh gay gắt hơn giữa các nhà lắp ráp trên thị trường, giữa xe trong nước và xe nhập khẩu. Sự phức tạp trong ngành ngày càng tăng đòi hỏi DN và Chính phủ phải có đối sách nhanh hơn và chính sách có tầm chiến lược hơn.
Đối với việc áp dụng các chính sách mới ban hành trong năm 2018 như: Nghị định 116/2017/NĐ-CP quy định về hoạt động sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô và Nghị định 125/2017/NĐ-CP quy định về thuế đối với xe nguyên chiếc là phụ tùng, linh kiện ô tô, theo các chuyên gia, trong ngắn hạn các biện pháp hàng rào kĩ thuật có thể làm chậm lại việc nhập khẩu xe nguyên chiếc có nguồn gốc xuất xứ từ ASEAN và giảm nhẹ áp lực từ xe nhập khẩu. Mặc dù vậy những chính sách này cũng sẽ làm giảm nguồn thu từ thuế nhập khẩu đối với xe có nguồn gốc từ nước ngoài và làm giảm giá đối với dòng xe thông dụng.
 
Quan trọng hơn, với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ là công cụ để cải tiến quy trình hiện có của ngành ô tô. Ngành công nghiệp này sẽ tạo ra sự thay đổi toàn diện về cách thức sản xuất, chế tạo ô tô và quy trình và tạo ra giá trị trong ngành công nghiệp ô tô như ô tô điện, tạo ra phụ tùng linh kiện bằng công nghệ in 3D... Đồng thời, tăng tính tự chủ và độc lập của các công đoạn sản xuất để ứng phó với sự phức tạp ngày càng gia tăng của ngành.
Nguồn: Mai Ca/Báo Công Thương điện tử

 

CPTPP - Cơ hội nào cho Việt Nam?

 

CPTPP - Cơ hội nào cho Việt Nam?

CPTPP dự kiến sẽ tạo ra những lợi thế lớn cho xuất khẩu Việt Nam, khi mở ra con đường ưu tiên cho hàng hóa Việt Nam với những ưu đãi thuế quan khi tiếp cận thị trường 10 nước đối tác.
 
Sau nhiều thách thức, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã được ký kết tại Chile với sự tham gia của 11 quốc gia thành viên; trong đó có Việt Nam. Kết quả đạt được này sẽ tạo thuận lợi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm, giảm đói nghèo và nâng cao chất lượng sống của người dân tại các quốc gia thành viên.
CPTPP với cam kết mở cửa thị trường sẽ là thông điệp mạnh mẽ chống lại xu hướng bảo hộ hiện nay trên thế giới; đồng thời, hứa hẹn đem lại nhiều lợi ích kinh tế. Phóng viên TTXVN đã có cuộc phỏng vấn bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI) về những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi CPTPP được triển khai thực hiện.
Phóng viên: Thưa bà, sau khi ký kết CPTPP, cơ hội nào sẽ dành cho Việt Nam?
Bà Nguyễn Thị Thu Trang: Tiếp nối gần như toàn bộ nội dung cam kết của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), thì CPTPP là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới với các cam kết mở cửa mạnh mẽ thị trường hàng hóa, dịch vụ, đầu tư cũng như về các tiêu chuẩn cao về quy tắc bao trùm nhiều lĩnh vực như sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường.
Vì thế, CPTPP dự kiến sẽ mang tới cho Việt Nam nhiều cơ hội phát triển thương mại và đầu tư tương tự TPP.
Cụ thể, CPTPP dự kiến sẽ tạo ra những lợi thế lớn cho xuất khẩu Việt Nam, khi mở ra con đường ưu tiên cho hàng hóa Việt Nam với những ưu đãi thuế quan khi tiếp cận thị trường 10 nước đối tác. Lợi thế này là rất đáng kể ở các thị trường mà Việt Nam chưa từng có FTA như Canada, Mexico, Peru…
Ngay với cả các đối tác mà Việt Nam đã có FTA như Nhật Bản, Australia, New Zealand…, thì CPTPP cũng tạo thêm cơ hội mới, lựa chọn mới cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam khi tiếp cận các thị trường này.
Tất nhiên, cùng với đó, CPTPP cũng sẽ tạo ra sức ép thúc đẩy các cải cách mạnh về thể chế kinh tế trong nước, theo các tiêu chuẩn cao về đầu tư, sở hữu trí tuệ, mua sắm công…
Với các cam kết về đầu tư, mở cửa các thị trường dịch vụ mạnh hơn, CPTPP dự kiến thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đồng thời giúp cho cạnh tranh trong nhiều thị trường dịch vụ mạnh mẽ hơn, đặc biệt trong các dịch vụ phục vụ sản xuất; hứa hẹn mang lại chất lượng cao hơn, giá hợp lý hơn cho người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ.
Tuy nhiên, so với TPP, CPTPP thiếu mất một thành viên quan trọng là Mỹ. Vì vậy, những kỳ vọng mà Việt Nam mong chờ nhất từ thị trường Mỹ trong TPP này cũng sẽ không còn trong CPTPP. Tác động tích cực của CPTPP đối với Việt Nam vì vậy cũng giảm hơn so với TPP, nhất là cơ hội về thuế quan ở thị trường khổng lồ này.
Phóng viên: Vậy ưu điểm vượt trội của CPTPP là gì so với các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết với nhiều đối tác khác trong khu vực và trên thế giới, thưa bà?
Bà Nguyễn Thị Thu Trang: Việt Nam đã có 10 FTA đang có hiệu lực; trong đó, phần lớn là các FTA truyền thống chỉ xoay quanh các vấn đề về thương mại hàng hóa như thuế quan, quy tắc xuất xứ, hải quan, hàng rào kỹ thuật.... Các FTA thế hệ mới với khối Liên minh Á Âu hay với Hàn Quốc… cũng gồm các nội dung về thương mại dịch vụ và nhiều khía cạnh khác được áp dụng ở phạm vi rộng hơn; mức độ mở cửa mạnh hơn đáng kể và các quy tắc trong các lĩnh vực cũng có tiêu chuẩn cao hơn nhiều.
Đó là chưa kể tới số lượng các thành viên CPTPP cũng lớn hơn so với bất kỳ FTA nào mà ta đã có trước đây, điều này sẽ giúp gia tăng đáng kể lợi ích của CPTPP so với các FTA khác, đặc biệt là về thương mại hàng hóa.
Với đặc điểm như vậy, CPTPP dự kiến sẽ mang lại những cơ hội lớn và vượt trội so với các FTA mà chúng ta đang có hiện tại. Chuyện còn lại là làm thế nào để tận dụng và hiện thực hóa được các cơ hội này trên thực tế.
Phóng viên: Xét ở góc độ các chính sách pháp luật hiện hành của Việt Nam thì việc thực thi CPTPP theo bà có khó khăn hay vướng mắc gì không ?
Bà Nguyễn Thị Thu Trang: CPTPP bao gồm nhiều cam kết về các vấn đề phía sau đường biên giới, với các tiêu chuẩn cao hơn so với mặt bằng chung trong các hiệp định của WTO ở nhiều lĩnh vực như sở hữu trí tuệ, đầu tư, giải quyết tranh chấp, hải quan, phòng vệ thương mại, tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn…. Thậm chí CPTPP còn bao gồm cả những cam kết về các vấn đề vượt ra ngoài WTO như mua sắm công, lao động, môi trường… 
Do đó, dự kiến khi triển khai thực hiện CPTPP, chúng ta sẽ phải rà soát, sửa đổi hệ thống pháp luật trong khá nhiều lĩnh vực. Vấn đề là nằm ở việc sửa đổi các quy định pháp luật nội địa theo hướng nào để vừa có thể bảo đảm tuân thủ cam kết CPTPP, vừa mang lại lợi ích tốt nhất cho Việt Nam.
Tiếp theo là việc tổ chức thực hiện các quy định này như thế nào, pháp luật trên văn bản là một chuyện, việc thực thi, hiện thực hóa pháp luật đó trên thực tế lại là cả một vấn đề khác.
Đối với doanh nghiệp, thực thi các quy định pháp luật theo cam kết tiêu chuẩn cao của CPTPP tất nhiên sẽ dẫn tới những chi phí bổ sung đáng kể, tạo ra sức ép lớn cho doanh nghiệp. Tiêu chuẩn lao động cao hơn, tiêu chuẩn môi trường phức tạp hơn… là một trong số những ví dụ cho điều này. Đây mới chính là thách thức thực tiễn lớn nhất của việc thực thi các cam kết.
Phóng viên: Xin cảm ơn bà!
Trích nguồn: Thạch Huê/BNEWS/TTXVN

 

Samsung Galaxy S9 có giá chính thức từ 19,99 triệu đồng tại Việt Nam

 

Samsung Galaxy S9 có giá chính thức từ 19,99 triệu đồng tại Việt Nam

 Samsung Galaxy S9 có giá chính thức từ 19,99 triệu đồng cho bản 64GB, còn Galaxy S9+64GB có giá 23.490.000 đồng.

 

 

Bộ đôi Galaxy S9 và S9+

Theo thông tin từ Samsung Vina công bố ngày 5/3, Việt Nam sẽ là một trong những thị trường đầu tiên trên thế giới mở bán Galaxy S9 và S9+ vào ngày 16/3/2018.

Các phiên bản cùng giá bán lẻ đề nghị lần lượt như sau: Samsung Galaxy S9 64GB: 19.990.000 đồng với hai màu Đen Huyền Bí và Tím Lilac

Samsung Galaxy S9+64GB có giá 23.490.000 đồng với hai màu Đen Huyền Bí và Tím Lilac.

Samsung Galaxy S9+ bản dung lượng 128G có giá 24.990.000 đồng với màu Đen Huyền Bí.

Vừa chính thức ra mắt trên toàn cầu vào ngày 26/2/2018, Samsung Galaxy S9 và S9+giới thiệu loạt tính năng mới nhằm tái định nghĩa cách người dùng nắm bắt và chia sẻ những khoảnh khắc đặc biệt, thể hiện chất tôi và tương tác với thế giới xung quanh họ.

Camera khẩu độ kép cho hình ảnh sắc nét và rõ ràng ngay cả trong điều kiện thiếu sáng, cùng với sức mạnh đến từ chức năng quay video siêu chậm Super Slow-mo của thiết bị, làm cho những khoảnh khắc hàng ngày thực sự trở nên lộng lẫy và sống động.

Những cải tiến công nghệ và bổ sung khác bao gồm biểu tượng cảm xúc AR Emoji mới, loa âm thanh nổi, màn hình vô cực Infinity Display tinh tế cùng các phương pháp bảo mật sinh trắc học an toàn cho người dùng.

Ngoài các gói ưu đãi dành cho đối tượng khách hàng tham dự chương trình đặt hàng trước được thực hiện riêng bởi các nhà bán lẻ trên toàn quốc, Samsung Vina giới thiệu chương trình “Lên đời siêu phẩm” dành cho các khách hàng hiện đang sở hữu các dòng Galaxy S và Note cũ muốn nâng cấp điện thoại lên Galaxy S9 hoặc S9+.

 

Với chương trình này, khách hàng sẽ tiết kiệm được lên đến 10 triệu đồng phụ thuộc vào tình trạng thiết bị đang sở hữu. Chương trình áp dụng cho cả hàng chính hãng lẫn xách tay, bắt đầu từ ngày 16/3/2018 và kết thúc vào ngày 30/4/2018.

Nguồn: Đức Hiệp/ITCNEWS

Thuế, phí nhập khẩu ô tô có gì thay đổi so với năm 2017?

 

 Thuế, phí nhập khẩu ô tô có gì thay đổi so với năm 2017?

Năm 2018, thuế ô tô nhập khẩu có một số thay đổi nhỏ so với năm 2017. Với sự thay đổi này, người sở hữu ô tô có thể cảm thấy "nhẹ gánh" và khiến thị trường ô tô ở Việt Nam sôi động hơn.
Thuế ô tô nhập khẩu
Năm 2018, thuế ô tô nhập khẩu từ các nước ASEAN sẽ được đánh thuế 30% và ngoài khối ASEAN là 70%. Mức thuế này khá cao khiến giá ô tô nhập khẩu ở thị trường Việt Nam có giá cao hơn rất nhiều so với các nước khác.

 

Chính vì vậy mà năm 2018, Quốc hội đã thông qua lộ trình giảm thuế nhập khẩu ô tô từ ngày 1/1/2018. Cụ thể, ô tô nhập khẩu nguyên chiếc từ ASEAN sẽ được giảm xuống chỉ còn 0%.
Thuế tiêu thụ đặc biệt
Năm 2017, thuế tiêu thụ đặc biệt cho ô tô nhập khẩu dưới 9 chỗ nằm ở mức 40 – 150%. Mức phí này cũng không hề thấp khiến nhiều người tiêu dùng e ngại mua sắm xe.
Năm 2018, mức thuế tiêu thụ được giảm nhẹ. Với dòng xe dưới 9 chỗ có dung tích 1.5L trở xuống, thuế tiêu thụ giảm chỉ còn 35%. Và với dòng xe có dung tích xi lanh từ 1.5L đến 2.0L thuế tiêu thụ giảm còn 40%. 
Tuy vậy, với các dòng xe có dung tích xi lanh từ 2.5L – 3.0L thuế tiêu thụ lại tăng từ 55% (năm 2017) lên đến 60%.
Các loại phí khác

 
Một số loại thuế khác đối với chủ sở hữu ô tô:
Phí trước bạ: Được tính 10 – 15% (tùy thuộc vào tỉnh, thành phố nơi bạn đang sống).
Phí cấp biển số: Nằm ở khoảng 2 – 20 triệu đồng (tại Hà Nội và TP.HCM).
Phí đăng kiểm: 240.000 đồng – 560.000 đồng/lần kiểm định.
Phí cấp giấy chứng nhận đảm bảo an toàn kỹ thuật: 50.000 đồng – 100.000 đồng/lần cấp.
Phí sử dụng đường bộ: Bao gồm phí qua trạm BOT 30.000 đồng - 1.430.000 đồng/tháng tùy theo tải trọng xe.
Phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Phí bảo hiểm vật chất (không bắt buộc).
Phí xăng dầu.
Phí thử nghiệm khí thải.
Phí thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu.
Phí cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng.
Trích nguồn: Mộc My/Reatimes.vn

 

Chuyên mục phụ

Hỗ trợ trực tuyến

3724913
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
960
3246
15357
1623386
4206
3724913

Your IP: 52.14.130.13
Server Time: 2024-05-02 08:00:34

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Mr Giang Tử - 0913.329.033
Mrs Nga - 0903.228.574

 

 

Trang web hiện có:
30 khách & 0 thành viên trực tuyến