Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Vai trò của Trung Quốc, Mỹ, Nga trên thị trường dầu khí châu Á-Thái Bình Dương

Vai trò của Trung Quốc, Mỹ, Nga trên thị trường dầu khí châu Á-Thái Bình Dương (Kỳ I)

Các mỏ dầu ở khu vực đông bắc Trung Quốc trong những năm gần đây đang dần cạn kiệt, dẫn đến việc giảm sản lượng khai thác chung của nước này. Nhưng vào năm 2019, xu hướng này bị đảo ngược do các công ty dầu khí Trung Quốc sử dụng rộng rãi các phương pháp thu hồi dầu tăng cường.
Khó có thể tìm thấy một khu vực rộng lớn với nhiều sự thay đổi vector thương mại toàn cầu trong vòng 50 năm qua như khu vực Thái Bình Dương. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, khu vực Tây Thái Bình Dương (từ Nhật Bản đến Indonesia) bắt đầu nhận được hàng hóa thành phẩm từ Bắc Mỹ. Ngược lại, các nền kinh tế được coi là “những con hổ châu Á” hiện đang xuất khẩu hàng nghìn container hàng công nghiệp đến khắp các bến cảng trên toàn thế giới.
Đây không chỉ là bước đột phá về mặt logistics mà còn là bước ngoặt sang một kỷ nguyên mới. Kỷ nguyên mà hầu hết các đội tàu chở nhiên liệu LNG, dầu thô, than từ Mỹ, Canada, Úc… hướng về thị trường các nước châu Á để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năng lượng ngày càng gia tăng tại đây. Trang tin năng lượng NGV mới đây đã có bài viết mới về vai trò của Trung Quốc, Mỹ, Nga trên thị trường dầu khí toàn cầu đang thay đổi.
Thay đổi tư duy truyền thống
Xuất khẩu năng lượng sang khu vực châu Á hiện nay chứa đầy những dấu hiệu của Chiến tranh lạnh. Khu vực châu Á-TBD hiện trở thành một đấu trường của sự đối đầu thuế quan và chiến tranh thương mại. Thậm chí, khu vực này còn được ví như một “sàn diễn” tiềm năng cho các hoạt động phô trương quân sự, đặc biệt là xung quanh các đảo san hô nhân tạo trên Biển Đông. Điều này có ý nghĩa gì đối với Mỹ, Trung Quốc và Nga cũng như ngành công nghiệp năng lượng của họ?
Vào năm 2017, chính quyền Mỹ lúc bấy giờ đã gây ra cuộc xung đột chưa từng có với Trung Quốc, khiến xuất khẩu công nghiệp của Trung Quốc gần như “sụp đổ”. Nhập khẩu LNG của Mỹ vào Trung Quốc sụt giảm đáng kể. Đại dịch Covid-19 đã làm trầm trọng thêm những điều này. Câu hỏi đặt ra là liệu có thể cải thiện tình hình? Giới chuyên gia cho rằng, về lý thuyết thì có, nhưng thực tế cho thấy, Trung Quốc đã rút ra nhiều bài học từ tình huống xung đột với Mỹ. Chính quyền Trung Quốc đang nỗ lực giảm khối lượng xuất khẩu công nghiệp quy mô lớn và đặt cược vào giảm lượng khí thải carbon, phù hợp với Thỏa thuận khí hậu Paris. Một chiến lược đã được thiết lập để phát triển các ngành công nghiệp ít sử dụng năng lượng hơn, chủ yếu là các ngành liên quan đến dịch vụ.
Các chuyên gia phân tích cho rằng, Trung Quốc đang là nhà sản xuất hàng đầu thế giới thiết bị điện gió và điện mặt trời. Nước này cũng dẫn đầu về sản xuất xe điện. Năng lượng hạt nhân cũng đang được phát triển tích cực trong nước. Giới lãnh đạo Trung Quốc đã và đang triển khai chiến lược đổi mới đầu tư vào nghiên cứu và phát triển một loạt công nghệ từ than “sạch”, CCS, pin điện, hệ thống lưu trữ năng lượng cho đến hệ thống truyền tải điện, cải tiến công nghệ trí tuệ nhân tạo và các chương trình tin học ứng dụng.
Theo Reuters, công ty PetroChina Fuel Oil đã nhận được chỉ thị từ chính quyền trung ương, ngừng cung cấp dầu nhập khẩu cho một số nhà máy lọc dầu tư nhân lạc hậu ở khu vực đông bắc nước này, nơi sản xuất nhiên liệu động cơ không đảm bảo chất lượng. Điều này có thể dẫn đến sụt giảm khoảng 3% tổng kim ngạch nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc. Đây là một ví dụ điển hình cho thấy chính quyền trung ương thực sự quan tâm đến vấn đề môi trường.
Tuy nhiên, chúng ta không nên kỳ vọng mức tiêu thụ hydrocarbon sẽ nhanh chóng giảm ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này. Ngược lại, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang có kế hoạch phát triển quy mô lớn hệ thống giao thông của đất nước, đặc biệt là hạ tầng hàng không và đường biển. Quá trình điện khí hóa có thể không đáp ứng nhu cầu vận tải một cách chắc chắn. Do đó, tiêu thụ các sản phẩm xăng, dầu truyền thống dự kiến sẽ tăng lên đáng kể.
Một yếu tố khác góp phần vào tăng trưởng tiêu thụ dầu thô, khí đốt là việc nền kinh tế Trung Quốc giảm tỷ trọng tiêu thụ than đá. Năm 2019, tỷ trọng than đá trong cán câu năng lượng quốc gia đạt 58%, trong khi dầu mỏ chiếm 20%, khí đốt và thủy điện chiếm 8% mỗi loại, NLTT khác chiếm 5% và năng lượng hạt nhân chiếm 3%. Một câu hỏi được đặt ra từ lâu là liệu siêu cường quốc 1,4 tỷ dân này có khả năng tự cung, tự cấp dầu mỏ với trữ lượng còn khá khiêm tốn so với nhu cầu? Đa số chuyên gia cho rằng, câu trả lời là không.
Nhập khẩu năng lượng là bắt buộc
Các mỏ dầu ở khu vực đông bắc Trung Quốc trong những năm gần đây đang dần cạn kiệt, dẫn đến việc giảm sản lượng khai thác chung của nước này. Nhưng vào năm 2019, xu hướng này bị đảo ngược do các công ty dầu khí Trung Quốc sử dụng rộng rãi các phương pháp thu hồi dầu tăng cường. Kết quả là sản lượng dầu của nước này đạt 4,9 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, cái giá phải trả không hề rẻ. Các khoản đầu tư vào lĩnh vực thượng nguồn của Trung Quốc năm 2018 tăng 30%, năm 2019 là 23%. Đại dịch Covid-19 và sự sụp đổ giá dầu đã xóa tan hy vọng có lợi nhuận trong phân khúc này. Ngay cả việc Trung Quốc vội vàng chào mời các nhà đầu tư vào nước này mua cổ phần các các dự án dầu khí của mình cũng không giúp cải thiện tình hình. Trong điều kiện này, nhập khẩu hydrocarbon vào Trung Quốc sẽ tiếp tục gia tăng. Bên cạnh đó, cách duy nhất để xóa sự thống trị của than là gia tăng ổn định tiêu thụ dầu thô và khí đốt.
Hiện nay, khoảng 44% sản lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc đến từ Trung Đông (trong đó KSA chiếm 16%, châu Phi chiếm 18% và Mỹ Latinh chiếm 15%). Trung Quốc không thể cắt dòng chảy này vì những lý do khách quan. Ngoài nhu cầu tiêu thụ năng lượng, nước này còn đầu tư, cung cấp sản lượng hàng hóa nhất định cho các nước xuất khẩu dầu, giúp đảm bảo vị trí dẫn đầu toàn cầu. Trong những thập kỷ vừa qua, Trung Quốc đã đầu tư khoảng 300 tỷ USD cho riêng châu Phi. Do đó, thông qua việc nhập khẩu dầu và LNG, nước này có thể thu hồi các khoản đầu tư trên.
Mục tiêu trung lập về khí hậu bị hoãn lại
Hầu hết các quốc gia hậu công nghiệp trên thế giới đã cam kết chấm dứt sản xuất điện dựa trên nhiên liệu hóa thạch vào năm 2035 và đạt mục tiêu trung hòa carbon trong giai đoạn 2040 - 2050. Tuy nhiên, điều này không phù hợp với Trung Quốc.
Một sự chuyển đổi năng lượng quá “gượng ép” sẽ dẫn đến sự sụp đổ chính sách nền tảng của kinh tế Trung Quốc. Hơn nữa, điều này dẫn đến suy yếu vị thế quốc tế của quốc gia này. Kinh nghiệm mà Trung quốc tích lũy trong nhiều thập kỷ cho thấy, họ cần tránh những bước đi đột ngột và mang tính “hấp tấp”. Do đó, chính quyền nước này đưa ra một cam kết khá thận trọng: trung hòa carbon đến năm 2060.
Phía Mỹ rõ ràng không hài lòng với quyết định này của Trung Quốc. Thực tế cho thấy, Mỹ hiểu rằng, cam kết chậm trễ như vậy sẽ chỉ tạo lợi thế cho các nhà sản xuất Trung Quốc trên thị trường toàn cầu, giúp nước này sớm đánh bật Mỹ, trở thành nền kinh tế hùng mạnh nhất. Nếu đẩy Trung Quốc vào thế buộc phải trung hòa carbon với tốc độ nhanh chóng, nước này sẽ lâm vào khủng hoảng chính sách sinh thái và không thể đạt mục tiêu lãnh đạo tuyệt đối ở châu Á. Điều rõ ràng là điều Mỹ mong muốn.
 
Ngoài việc thúc đẩy Trung Quốc tiến tới quá trình chuyển đổi năng lượng nhanh chóng, Mỹ có một cách khác để gây áp lực lên chính quyền nước này. Đó là nỗ lực đưa "các tuyến đường dầu khí" ở châu Á-TBD và Trung Á nằm dưới sự kiểm soát của Mỹ. Điều này có thể khiến Trung Quốc lâm vào khó khăn, dẫn đến tình trạng thiếu nhiên liệu và cuối cùng phải phục tùng trước phương Tây một lần nữa, như trong thời kỳ triều đại nhà Thanh thế kỷ 19.
Thử thách này không phải là mới và có thể được nhìn thấy đằng sau tất cả các cuộc đụng độ đã phát sinh giữa Mỹ và Trung Quốc trong nhiều thập kỷ qua. Thật vậy, vào những năm 1940-1950, cuộc chiến tranh Triều Tiên đã trở thành nút thắt xung đột giữa hai nước. Vào đầu những năm 1950 và 1960, lãnh thổ Đài Loan đã trở thành nơi tranh chấp mới. Trong những năm 1970 và 1980, khu vực Tây Tạng, "cái nôi thiêng liêng của Phật giáo, đã chiếm vị trí hàng đầu trong các tuyên bố của Mỹ. Kể từ năm 1997, khi Anh buộc phải trả lại thành phố cảng Hồng Kông, với các trung tâm tài chính và trao đổi thương mại cho Trung Quốc, Mỹ đã thực hiện bảo trợ và tiếp sức cho phe đối lập ở Hồng Kông. Vào đầu thế kỷ 21, Mỹ nhận sự bảo vệ "những người du mục Hồi giáo bất hạnh" ở Khu tự trị Tân Cương, miền tây Trung Quốc.
Và bây giờ, vào đầu thập kỷ thứ ba của thế kỷ 21, người Mỹ đặt sự giám sát quân sự của Đài Loan lên vị trí đầu tiên. Eo biển Đài Loan một lần nữa tập trung lực lượng hải quân Mỹ và các máy bay tuần tra thế hệ tiếp theo đồng hành với các cuộc biểu tình chống chính quyền Trung Quốc. Vậy tại sao Mỹ lại quay trở lại với "quân bài Đài Loan" này một lần nữa?
Các chuyên gia Mỹ tin rằng, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã quyết định đánh dấu sự kết thúc “triều đại” của mình tới đây bằng thành tựu quan trọng nhất là chính thức thống nhất Trung Quốc đại lục với Đài Loan. Điều này kích thích việc thiết lập chính sách đối ngoại mới của Mỹ. Mà bất kỳ cuộc thống nhất lãnh thổ nào, ở bất cứ nơi nào trên thế giới được thực hiện bởi “kẻ thù” của nước Mỹ, đều giống như một cơn ác mộng đối với cường quốc này.
Trích: https://vinanet.vn
 

Sự thiếu hụt năng lượng có thể khiến dầu Brent tăng lên hơn 80 USD/thùng vào mùa đông này

Sự thiếu hụt năng lượng có thể khiến dầu Brent tăng lên hơn 80 USD/thùng vào mùa đông này

Khi OPEC tìm cách ổn định giá dầu Brent trên thị trường trong khoảng 65 đến 75 USD/thùng, một số chuyên gia cho rằng giá dầu Brent có thể tăng lên hơn 80 USD/thùng trong mùa đông này, do tình trạng thiếu khí đốt ở châu Âu hiện nay.
Theo công ty kinh doanh dầu khí Vitol, giá dầu thô có thể vượt 80 USD/thùng trong mùa đông này. Theo thông tin chi tiết được cung cấp vào ngày 23 tháng 9 bởi Russell Hardy, Giám đốc điều hành của Vitol, nhiều khả năng nhu cầu toàn cầu đối với dầu Brent sẽ tăng thêm nửa triệu thùng mỗi ngày.
Dự đoán này đi đôi với dự báo tăng trưởng nhu cầu mới nhất được IEA công bố một tuần trước. Theo Hardy, sự gia tăng này là do tình trạng thiếu hụt năng lượng hiện tại ở châu Âu và do đó giá khí đốt tăng dẫn đến tình trạng người sử dụng đổ xô sang các loại nhiên liệu khác như khí hóa lỏng hoặc naphtha.
Ngoài ra, theo phân tích của Vitol, tình hình có thể thúc đẩy các nhà sản xuất OPEC+ tăng nguồn cung trên thị trường ngay cả khi họ có kế hoạch duy trì với mức tăng 400.000 thùng/ngày cho đến tháng 12.
Cần lưu ý rằng, ý kiến của Hardy cũng nhận được sự chia sẻ của Goldman Sachs khi tổ chức này dự đoán giá dầu thô sẽ tăng. Theo Goldman Sachs, sự gia tăng này sẽ là chắc chắn nếu những tháng mùa đông sắp tới lạnh hơn bình thường.
Goldman Sachs cũng đã đánh giá tác động của việc thắt chặt thị trường khí đốt tự nhiên đối với toàn bộ chuỗi giá trị năng lượng trong mùa đông tới. Theo dự báo của Goldman Sachs, dự trữ khí đốt của châu Âu trong tháng 10 sẽ ở mức khoảng 78% so với mức bình thường. Đây là một dấu hiệu cho thấy khí đốt sẽ vẫn đắt trong những tháng lạnh nhất do nhu cầu tăng lên.
 
Ở châu Âu, giá khí đốt đã tăng gấp ba lần so với cùng kỳ năm ngoái, đặc biệt là do các chính sách đầu tư công vào các nguồn cung cấp mới, hạn chế vốn của các nhà sản xuất năng lượng truyền thống và định hướng lại phân bổ vốn cho năng lượng tái tạo.
Trích: https://vinanet.vn
 

Thủ tướng ký Công điện hỏa tốc về việc mua vắc xin của Cuba

Công điện nêu rõ, để chuẩn bị, kịp thời phục vụ chuyến thăm Cuba của Đoàn Chủ tịch nước và triển khai "chiến lược ngoại giao vắc xin", Chính phủ đã khẩn trương chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và các cơ quan có liên quan xem xét, đề xuất theo thẩm quyền các quy trình, quy định để có cơ sở ban hành Nghị quyết về mua vắc xin phòng Covid-19 của Cuba.

Chính phủ cũng đã ban hành quyết định phê duyệt phương án lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt đối với việc mua vắc xin phòng Covid-19 Abdala do Trung tâm kỹ thuật di truyền và công nghệ sinh học Cuba sản xuất.

Theo Công điện, đến đêm ngày 19/9, rạng sáng ngày 20/9, các văn bản đã được hoàn thành. "Thủ tướng kính đề nghị Chủ tịch nước chỉ đạo lãnh đạo Bộ Y tế tham gia đoàn công tác triển khai quy trình ký kết hợp đồng mua vắc xin Abdala theo quy định của pháp luật", Công điện cho hay.

Thủ tướng ký Công điện hỏa tốc về việc mua vắc xin của Cuba - 1

Vắc xin Abdala do Trung tâm kỹ thuật di truyền và công nghệ sinh học Cuba sản xuất.

Cùng ngày, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký ban hành Nghị quyết 109 về việc mua vắc xin phòng Covid-19 Abdala do Trung tâm kỹ thuật di truyền và công nghệ sinh học Cuba sản xuất.

Theo Nghị quyết này, Chính phủ đồng ý việc Thủ tướng cho phép áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 26 Luật đấu thầu đối với việc mua vắc xin phòng Covid-19 Abdala do Trung tâm kỹ thuật di truyền và công nghệ sinh học Cuba sản xuất với 4 điều kiện.

Các điều kiện cụ thể gồm có việc chấp thuận chấp nhận giao hàng không đúng tiến độ nêu trong hợp đồng, phải tiếp nhận đủ số lượng 10 triệu liều vắc xin, kể cả trong trường hợp Trung tâm kỹ thuật di truyền và công nghệ sinh học Cuba giao hàng chậm…

Chính phủ giao Bộ Y tế chịu trách nhiệm toàn diện về nội dung, số liệu; khẩn trương tổ chức thực hiện việc mua vắc xin phòng Covid-19 Abdala của Cuba, bảo đảm chất lượng vắc xin, tiến độ, hiệu quả trong phòng, chống dịch Covid-19.

Trước đó, Bộ Y tế đã phê duyệt có điều kiện vắc xin Abdala cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19. 

Vắc xin Abdala sản xuất thành phẩm tại Công ty AICA Laboraries, Base Business Unit (BBU) AICA - Cuba và được xuất bán thành phẩm, đóng gói cấp 2 tại Trung tâm Kỹ thuật di truyền và công nghệ sinh học Cuba.

Tại Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu, sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế (POLYVAC) là nơi đề nghị phê duyệt vắc xin này.

Vắc xin Abdala mỗi liều 0,5ml chứa 50 mcg vắc xin protein tái tổ hợp chứa vùng liên kết với thụ thể (RBG) của virus SARS-CoV-2, bào chế ở dạng hỗn dịch tiêm bắp. Vắc xin được đóng gói hộp 10 lọ, mỗi lọ chứa 10 liều, mỗi liều 0,5 ml.

Trích: https://dantri.com.vn

 

Mark Zuckerberg hé lộ Facebook sắp ra mắt thêm loạt sản phẩm mới

CEO Mark Zuckerberg của Facebook hé lộ công ty sắp ra mắt thêm loạt sản phẩm mới, điều này nhanh chóng khiến giới công nghệ và người dùng cảm thấy háo hức.

"Sẽ giới thiệu một số sản phẩm mới trên Facebook Live vào 10 giờ sáng theo giờ Thái Bình Dương (0 giờ sáng ngày 22/9, theo giờ Việt Nam). Đoán nào?", CEO Mark Zuckerberg của Facebook đăng tải trên trang Facebook cá nhân.

Mark Zuckerberg hé lộ Facebook sắp ra mắt thêm loạt sản phẩm mới - 1

Mark Zuckerberg khiến nhiều người hồi hộp khi "úp mở" về một sản phẩm mới mà Facebook sắp ra mắt.

Lời "úp mở" về sản phẩm mới của CEO Facebook lập tức thu hút sự chú ý của giới công nghệ lẫn những người dùng của mạng xã hội này. Nhiều cư dân mạng đã bình luận trong bài viết của Zuckerberg để đồn đoán về sản phẩm mới mà hãng sẽ ra mắt trong vài giờ sắp tới.

"Phải chăng Facebook sẽ cho ra mắt một tên lửa phóng vào vũ trụ để gia nhập cuộc đua du hành vào không gian, giống như nhiều tỷ phú công nghệ khác?", một người dùng bình luận và nhận được nhiều sự đồng tình từ cộng đồng mạng.

"Khi nào thì Facebook bổ sung thêm nút bấm "Không thích"? Chúng tôi rất cần câu trả lời", một cư dân mạng khác dự đoán về việc Facebook sẽ bổ sung thêm một nút biểu hiện cảm xúc mới trên nền tảng của mình.

"Với tốc độ phát triển đáng kinh ngạc của Facebook, sẽ không lâu nữa các bạn sẽ giới thiệu "dịch chuyển tức thời" là sản phẩm tiếp theo của mình", một cư dân mạng hài hước bình luận.

Theo giới công nghệ, nhiều khả năng Facebook sẽ giới thiệu kính thực tế ảo Oculus Quest 3 và một số sản phẩm hỗ trợ thực tế ảo khác. Trước đó, Mark Zuckerberg đã từng nhiều lần thể hiện tham vọng xây dựng Facebook trở thành một "vũ trụ kỹ thuật số", nơi các tính năng thực tế ảo được lên ngôi.

Sản phẩm mới của Facebook được ra mắt không lâu sau khi mạng xã hội này giới thiệu chiếc kính thông minh Ray-Ban Stories, hỗ trợ các tính năng quay phim, chụp ảnh, gọi điện hay nghe nhạc… trực tiếp từ chiếc kính. Loạt sản phẩm mới của Facebook sẽ được giới thiệu vào 0 giờ (ngày 22/9, theo giờ Việt Nam), đến thời điểm đó, mọi câu trả lời về sản phẩm sẽ chính thức được hé lộ.

Kính thông minh của Facebook gây lo ngại về quyền riêng tư

Một thông tin khác có liên quan đến chiếc kính thông minh Ray-Ban Stories vừa ra mắt của Facebook , các cơ quan quản lý của Ireland và Ý đã lên tiếng bày tỏ sự lo ngại về quyền riêng tư có thể bị xâm phạm bởi chiếc kính này.

Mark Zuckerberg hé lộ Facebook sắp ra mắt thêm loạt sản phẩm mới - 2

Kính thông minh Ray-Ban Stories khiến nhiều người lo ngại về quyền riêng tư có thể bị xâm phạm.

Theo đó, Ray-Ban Stories được tích hợp camera để quay phim, chụp ảnh trực tiếp những hình ảnh ngay trước mắt của người đeo. Sản phẩm cũng được tích hợp một đèn LED trên gọng kính và sẽ phát sáng nếu chiếc kính đang thực hiện chức năng quay video hoặc chụp ảnh, như một cách để cảnh báo cho những người xung quanh. Tuy nhiên, Ủy ban bảo vệ dữ liệu của Ireland (DPC) và Cơ quan quản lý bảo vệ dữ liệu của ý (Garante) lo ngại rằng ánh đèn LED cảnh báo trên kính của Facebook là quá nhỏ và mờ nhạt, khiến mọi người không thể nhận thấy.

Các tổ chức này lo ngại rằng chiếc kính thông minh của Facebook có thể bị lợi dụng để ghi lại những hình ảnh nhạy cảm, khi những người xung quanh không thể nhận ra chiếc kính đang sử dụng chức năng ghi hình.

Theo một số trang công nghệ, đèn LED trên chiếc kính thông minh của Facebook rất khó để nhận ra dưới ánh sáng mặt trời, thậm chí có thể được che khuất dễ dàng bởi băng dính mà không làm ảnh hưởng đến khả năng ghi hình.

Do vậy, DPC và Garante đang yêu cầu Facebook phải chứng minh rằng đèn báo LED trên chiếc kính thông minh của hãng thực sự cảnh báo được mọi người xung quanh rằng họ đang bị ghi hình. Các nhà quản lý cũng muốn Facebook thực hiện một chiến dịch truyền thông để cảnh báo công chúng về việc chiếc kính thông minh có thể ghi lại hình ảnh, video của mọi người xung quanh mà họ không hay biết.

Facebook hiện chưa đưa ra bình luận gì về yêu cầu từ các cơ quan quản lý tại Ireland và Ý.

Trích: https://dantri.com.vn

 

Loạt hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài cùng kiến nghị lộ trình mở cửa lại

Lãnh đạo một loạt các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài hàng đầu gồm Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham Việt Nam), Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN và Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KoCham) vừa đồng loạt ký tên kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ với đề xuất chiến lược "Phòng ngừa và kiểm soát đại dịch ở từng khu vực" nhằm khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn trong trạng thái chống dịch mới.

Trong bản kiến nghị, lãnh đạo các hiệp hội doanh nghiệp cảm ơn Chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng kế hoạch cho Việt Nam ngăn chặn và kiểm soát Covid-19, xác định một con đường để tái mở cửa và phục hồi kinh tế.

Loạt hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài cùng kiến nghị lộ trình mở cửa lại - 1

Các hiệp hội nước ngoài nhấn mạnh việc "các doanh nghiệp đều cần có lộ trình rõ ràng cho việc mở cửa trở lại ngay từ bây giờ"

"Điều quan trọng là Việt Nam phải hành động ngay bây giờ để duy trì khả năng cạnh tranh trong khu vực và toàn cầu đồng thời không bị tụt hậu trong quá trình phục hồi kinh tế", kiến nghị từ các hiệp hội nước ngoài nêu rõ.

Các hiệp hội nước ngoài nhấn mạnh việc "các doanh nghiệp đều cần có lộ trình rõ ràng cho việc mở cửa trở lại ngay từ bây giờ".

Dẫn số liệu từ các cuộc khảo sát mà các hiệp hội đã thực hiện, kết quả cho thấy ít nhất 20% thành viên sản xuất đã chuyển một số hoạt động sản xuất sang một quốc gia khác. "Một khi sản xuất đã thay đổi, rất khó để quay trở lại, đặc biệt là khi dây chuyền sản xuất đã được mở rộng ở nơi khác", bản kiến nghị từ đại diện các hiệp hội nhấn mạnh.

Đáng lưu ý, các đơn vị này cũng cho rằng "Việt Nam đang bỏ lỡ những cơ hội đầu tư có thể không quay trở lại". Đầu tư sẽ không tăng nếu không có kế hoạch rõ ràng để tái mở cửa và phục hồi. Ngay cả các doanh nghiệp hiện tại cũng có hầu hết các kế hoạch đầu tư đang bị trì hoãn.

Các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài cũng lo ngại Việt Nam sẽ bỏ lỡ cơ hội lớn để tận dụng đa dạng hóa chuỗi cung ứng đi từ Trung Quốc nếu không thể chứng minh đây là một sự thay thế đáng tin cậy. Và để duy trì khả năng cạnh tranh trong khu vực và toàn cầu, kể cả so với Malaysia, Indonesia và Thái Lan, Việt Nam cần phải hành động ngay từ bây giờ.

Cần sự phối hợp trên toàn quốc và giữa các tỉnh

Nhấn mạnh quan điểm "vắc xin là yếu tố then chốt", các đại diện hiệp hội doanh nghiệp cũng hy vọng các nhóm ưu tiên có thể tập trung vào nhân viên y tế tuyến đầu, người cao tuổi và những có bệnh lý nền, người giao hàng và bán hàng thực phẩm, thiết bị y tế thiết yếu, công nhân tại các khu công nghiệp, cảng và hậu cần, đặc biệt là TPHCM và khu vực phía Nam.

Đối với hệ thống "thẻ xanh và thẻ vàng" được đề xuất, có thể là một phần hữu ích của chiến lược tái mở cửa, nhưng theo các hiệp hội, cũng đặt ra rất nhiều câu hỏi. Chủ yếu trong số đó là các câu hỏi về ứng dụng hoặc hệ thống theo dõi là gì và nó sẽ được điều phối như thế nào giữa các ban hoặc bộ ngành và các tỉnh để cho phép việc nhận dạng, tiếp cận và đi lại một cách nhất quán.

"Cũng cần có một cơ chế để nhập liệu các lần tiêm chủng và cấp "thẻ xanh" cho người nước ngoài, nhiều người trong số họ đã được tiêm chủng đầy đủ ở nước ngoài", bản đồng kiến nghị nêu rõ.

Tiếp tục nhắc lại việc "sản xuất cần phải tái mở cửa thiết lập trạng thái "bình thường mới" ngay bây giờ", các hiệp hội cho biết các doanh nghiệp có hồ sơ theo dõi đã được chứng minh và kế hoạch rõ ràng cần được kích hoạt để đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn đối với hoạt động và an toàn của người lao động và mở cửa trở lại khi họ có thể, với sự giám sát sau khi thực hiện. 

Ngoài ra, các hiệp hội cũng cho biết rất cần sự phối hợp trên toàn quốc và giữa các tỉnh là rất quan trọng. Khi chúng ta tiến tới một trạng thái bình thường mới, ngoài việc tiêm chủng nhiều hơn, điều quan trọng là phải có sự phối hợp các chính sách trên toàn quốc, bao gồm vận chuyển, sẵn sàng các xét nghiệm nhanh và các chính sách để cô lập và loại bỏ F0 nhanh chóng để đảm bảo an toàn cho người lao động và giảm thiểu tác động đến các hoạt động.

Trích: https://dantri.com.vn

 

Hỗ trợ trực tuyến

4379194
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
161
956
16291
2313301
79140
4379194

Your IP: 3.144.89.152
Server Time: 2024-11-24 04:34:36

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 21 guests and no members online