Với mục tiêu trở thành nước thu nhập trung bình cao, nước giàu trong 1 đến 2 thập kỷ tới, việc sở hữu xe hơi cá nhân, coi xe ô tô là phương tiện di chuyển, chuyên chở sẽ trở nên phổ biến.
Chờ "quả ngọt" của xe trong nước hay mở cửa đón xe nhập?
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, chính sách phát triển ngành công nghiệp xe hơi cần hài hòa, có tầm nhìn và tôn trọng thị trường. Hơn 20 năm qua, Việt Nam phát triển công nghiệp ô tô, nhưng kết quả dường như không tương xứng, do ưu đãi chưa đúng trọng tâm, trọng điểm, ưu đãi chưa đi kèm điều kiện và có hậu kiểm.
Nhưng hiện nay, ngành sản xuất ô tô Việt đã thay đổi, các hãng xe lớn trong nước đã hình thành, trở thành nhà sản xuất, lắp ráp lớn như VinFast, Thaco và Thành Công. Trong khi đó, các hãng xe liên doanh như Toyota, Honda, Ford, Mitsubishi tại Việt Nam cũng thay đổi cách tiếp cận, gắn bó nhiều hơn với thị trường Việt Nam hơn.
Thị trường ô tô Việt sẽ trông chờ vào việc mở cửa đón xe nhập khẩu hay sự lớn mạnh của các doanh nghiệp xe trong nước?
Bà Chi Lan cho rằng: Sự nỗ lực của doanh nghiệp, thị trường hấp dẫn và chính sách đúng đắn nên ngành xe hơi đã nhìn thấy những thay đổi rất quan trọng. Tuy nhiên, để phát triển hơn nữa, cần khơi thông nhiều chính sách và tạo điều kiện phát triển hơn nữa thị trường ô tô.
Cụ thể, năm 2020, Việt Nam ra chính sách rất tốt nhằm giảm, bãi bỏ thuế nhập khẩu đối với linh kiện cho doanh nghiệp lắp ráp trong nước không sản xuất được.
Việc này đã khiến các doanh nghiệp xe tăng cường nội địa hóa tại Việt Nam để hưởng thuế thay vì nhập khẩu ồ ạt trong khu vực như trước kia. Điều này cũng làm giảm chi phí khá lớn cho doanh nghiệp lắp ráp xe trong nước.
Ngoài chính sách giảm thuế nhập linh kiện, vốn ngốn phần lớn chi phí đầu vào. Chính phủ Việt Nam cũng đang yêu cầu các bộ, ngành chức năng nghiên cứu áp đặt cách đánh thuế tiêu thụ đặc biệt theo phương thức mới.
Theo đề xuất của Bộ Công Thương, phương án giảm hoặc bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt được xây dựng là giảm thuế đối với xe dung tích thấp, xe có tỷ lệ nội địa hóa cao. Đây là biện pháp kích thích giá xe giảm, mở rộng thị trường và tăng cường năng lực nội địa hóa của doanh nghiệp Việt.
Tuy nhiên, theo bà Phạm Chi Lan, Việt Nam vẫn vướng mắc trong bài toán mở cửa thị trường hay ưu ái phát triển xe trong nước.
"Bài học 20 năm ưu ái xe trong nước, hạn chế nhập khẩu bằng đánh thuế cao cho thấy sự thất bại. Chúng ta cần hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trong nước và mở cửa đồng thời, đúng nguyên tắc hỗ trợ bằng chính sách, thị trường. Chúng ta vẫn phải để cho doanh nghiệp vào tình thế buộc phải cạnh tranh, hạ giá để tồn tại. Nếu ưu ái cái tự do thị trường, doanh nghiệp ỉ lại và Việt Nam sẽ lại một lần nữa thất bại trong chiến lược phát triển ngành xe hơi", bà Lan cho biết.
Doanh nghiệp xe đang tự đứng, tự bơi?
Nói về chính sách phát triển ô tô, Việt Nam vẫn đi sau các nước, thậm chí là không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.
Nếu trông chờ vào quả ngọt từ các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe hơi trong nước, các chính sách cần sát sườn hơn, cần bỏ qua lợi ích của thuế Tiêu thụ đặc biệt như nhiều nước đã làm để có thị trường xe hơi đúng nghĩa
Về mức giá xe hơi, Việt Nam vẫn quẩn quanh với bài toán đâu là nguyên do khiến giá xe ô tô Việt Nam cao và đa số người Việt coi xe là niềm mơ ước của mình.
Vấn đề đầu tiên tác động đến giá xe là chi phí sản xuất, một phần chính sách đã giải quyết được rồi, đó là miễn giảm thuế nhập linh kiện nhập khẩu mà trong nước chưa sản xuất được. Tuy nhiên, tác động lớn nhất là thuế Tiêu thụ đặc biệt lại chưa giải quyết được.
Mẫu xe có dung tích xy-lanh thấp nhất tại Việt Nam là 1.0 vẫn bị đánh thuế Tiêu thụ đặc biệt là 35% giá trị. Ngoài ra, các dòng xe Hybrid, xe điện, xe sinh học hiện nay vẫn phải đóng thuế Tiêu thụ đặc biệt.
Để có thể mở rộng thị trường tiêu thụ xe hơi, Việt Nam cần có cơ chế, chính sách giảm thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với xe có dung tích xy-lanh thấp hoặc xe xanh, sử dụng năng lượng sạch để tạo thị trường.
Ngoài ra, chính sách phát triển ô tô điện của Việt Nam hiện nay mới chỉ ở chủ trương, chưa cụ thể. Các doanh nghiệp bắt tay vào sản xuất xe điện phải tự đứng ra đầu tư cơ sở vật chất như trạm sạc.
Đối với xe điện, chi phí xây dựng các trạm sạc trên khắp cả nước sẽ cực kỳ tốn kém cho doanh nghiệp. Do đó, cần sự hỗ trợ về chính sách, tài chính của các Chính phủ hoặc sự tham gia của nhiều doanh nghiệp dùng chung cơ sở hạ tầng.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, đại diện doanh nghiệp sản xuất xe hơi phía Nam cho biết, chi phí thuê tài, logistics để vận chuyển linh phụ kiện, xe nguyên chiếc đến các cảng hiện nay rất lớn, ngốn nhiều chi phí của doanh nghiệp. Trong khi đó, vận tải biển hiện nay chiếm 90% phương thức giao nhận của các doanh nghiệp xe hơi. Vì vậy, đây cũng là nguyên nhân khiến doanh nghiệp này phải tự chủ xây dựng hệ thống cảng riêng, chuỗi vận tải biển riêng để tối ưu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận.
Trích: https://dantri.com.vn
Trong vài thập kỷ trước, bàn phím QWERTY vật lý từng là một thứ không thể thay thế trên những chiếc điện thoại. Nó giúp cho người dùng có thể dễ dàng thực hiện các thao tác soạn thảo, gõ văn bản một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Thậm chí, đối với nhiều người, việc sử dụng bàn phím QWERTY vật lý đã trở thành một thói quen. Họ có thể dễ dàng nhắn tin, trả lời email mà không cần phải nhìn trực tiếp vào các ký tự trên bàn phím. Điều này chắc chắn bạn sẽ không thể làm được ngay cả khi gõ bàn phím ảo trên những chiếc smartphone hiện tại.
Khi thị trường smartphone vẫn còn sơ khai, đây được xem là một trang bị bắt buộc phải có. Hầu hết điện thoại thông minh trong thời điểm đó đều được tích hợp bàn phím QWERTY vật lý để giúp người dùng có thể nhập liệu một cách dễ dàng hơn.
Thời điểm này, những chiếc điện thoại vẫn chỉ được trang bị màn hình cảm ứng điện trở kích thước nhỏ cùng với độ phân giải thấp. Việc nhắn tin trên những mẫu máy này mang lại trải nghiệm vô cùng tệ. Bàn phím ảo trên màn hình cảm ứng khi đó có kích thước nhỏ, khó nhấn, khiến cho tốc độ soạn thảo văn bản rất chậm.
Cuối những năm 90, hàng loạt gã khổng lồ công nghệ như Nokia, BlackBerry hay HTC đã trang bị bàn phím QWERTY vật lý trên những chiếc điện thoại của họ và tạo ra trào lưu vào thời điểm đó.
Những chiếc smartphone chạy nền tảng Symbian, BBOS và Windows Mobile được tích hợp bàn phím QWERTY vật lý đều mang đến trải nghiệm sử dụng rất tốt. Nó giúp người dùng thao tác nhanh chóng hơn khi nhắn tin, hạn chế tình trạng gõ sai chính tả. Thậm chí, có thời điểm, những chiếc smartphone được trang bị bàn phím QWERTY vật lý còn được xem là biểu tượng của doanh nhân, thời thượng.
Tuy nhiên, thế giới công nghệ luôn luôn thay đổi. Năm 2007, Apple đã gây chấn động thị trường công nghệ khi ra mắt chiếc iPhone 2G loại bỏ hoàn toàn bàn phím vật lý. Khi đó, bàn phím ảo trên iPhone đã khiến không ít người dùng ngạc nhiên vì trải nghiệm mà nó mang lại.
Không lâu sau, các nhà sản xuất smartphone Android cũng liên tục chạy đua để bắt kịp Apple. Khi đó, các hãng di động đã bắt đầu chuyển qua sử dụng màn hình cảm ứng điện dung, cho trải nghiệm vuốt chạm tốt hơn.
Cùng với đó, kích thước màn hình của smartphone cũng ngày càng lớn hơn trước. Lúc này, những chiếc smartphone với màn hình cảm ứng kết hợp bàn phím vật lý từ BlackBerry và Nokia đã dần bị bỏ lại phía sau.
Có thể thấy, ở thời điểm hiện tại, con số 6 inch đã trở thành một kích thước trung bình trên những chiếc smartphone. Thậm chí, nhiều mẫu máy còn có màn hình lên tới gần 7 inch. Với kích thước lớn hơn, không gian vuốt chạm trên bàn phím ảo cũng rộng rãi và dễ dàng hơn.
Chưa dừng lại ở đó, bàn phím ảo trên smartphone cũng được các hãng liên tục cải tiến để trở nên thông tin hơn trước, có thể dự đoán và tự sửa lỗi một cách chính xác hơn.
Một vấn đề khác của bàn phím QWERTY vật lý là nó khiến cho trọng lượng cũng như kích thước tổng thể của smartphone bị tăng lên tương đối nhiều. Trong khi đó, các nhà sản xuất smartphone luôn cố gắng gọt mỏng thiết bị của mình để chúng gọn gàng hơn. Vì thế, việc loại bỏ trang bị này là điều không thể tránh khỏi.
Vài năm trước, BlackBerry đã từng cố gắng đưa bàn phím QWERTY vật lý trở lại thị trường với một số mẫu smartphone khá độc đáo như Priv, PassPort hay Key One. Tuy nhiên, chúng lại không nhận được sự chú ý từ người dùng do thiết kế quá khác lạ cùng với các thao tác sử dụng chưa tối ưu.
Trích: https://dantri.com.vn
Hình ảnh phác họa được cho là của chiếc kính thực tế ảo mà Apple đang phát triển
Dù Apple chưa từng lên tiếng xác nhận, nhiều nguồn tin uy tín vẫn khẳng định "quả táo" đang phát triển chiếc kính thực tế ảo của riêng mình. Mới đây, tờ báo The Information dẫn lời các nguồn tin nội bộ từ Apple đã chia sẻ thêm nhiều thông tin chi tiết và thậm chí một hình ảnh phác thảo, được cho là nguyên mẫu kính thực tế ảo của Apple.
Nguồn tin của The Information cho biết Apple sẽ sử dụng nhiều nhất liệu nhẹ, bao gồm lưới vải (tương tự như chất liệu phần phủ bên ngoài tai nghe của AirPods Max), để sử dụng trên chiếc kính thực tế ảo của hãng nhắm giúp giảm trọng lượng của thiết bị, nhưng vẫn mang lại cảm giác thoải mái khi đeo.
Đặc biệt, mức giá của sản phẩm có thể lên đến 3.000 USD, đắt hơn rất nhiều lần so với các loại kính thực tế ảo hiện nay trên thị trường, chẳng hạn như kính Oculus Quest 2 của Facebook, hiện đang được bán với giá 299 USD.
Nguồn tin cũng tiết lộ các chi tiết về phần cứng sử dụng trên chiếc kính thực tế ảo này. Theo đó, sản phẩm sẽ được tích hợp hàng chục camera để theo dõi các chuyển động từ môi trường xung quanh, cảm biến LIDAR (tương tự như trên iPad Pro và iPhone 12 Pro Max) để lập bản đồ 3D không gian xung quanh, hỗ trợ các hiệu ứng thực tế ảo tăng cường (AR)…
Sản phẩm cũng được cho là được tích hợp màn hình kép với độ phân giải 8K, cùng công nghệ theo dõi mắt người để điều chỉnh độ phân giải phù hợp, vừa mang lại trải nghiệm tốt vừa giúp tiết kiệm pin trên sản phẩm. Nếu thông tin này là chính xác thì kính thực tế ảo của Apple sẽ có độ phân giải vượt xa so với tất cả các loại kính thực tế ảo khác hiện có trên thị trường.
Nhiều khả năng, Apple sẽ sử dụng một loại chip do chính hãng phát triển, được xây dựng dựa trên chip M1 (dùng cho loạt MacBook vừa ra mắt), cho chiếc kính thực tế ảo của hãng.
Các nguồn tin cho biết chiếc kính thực tế ảo của Apple sẽ được ra mắt thị trường vào năm 2022. Đây được xem là sản phẩm bước đệm để Apple phát triển chiếc kính thông minh, với thiết kế nhỏ gọn và nhiều chức năng hơn.
Trích: https://dantri.com.vn
Những ngày sau Tết, dịch Covid-19 bùng phát mạnh trở lại và có nhiều diễn biến phức tạp. Nhiều khu vực, thành phố bị phong tỏa, giãn cách xã hội để thực hiện công tác phòng chống dịch. Điều đó kéo theo không ít nhân viên, học sinh phải làm việc và học tập tại nhà. Vậy nên, nhu cầu mua laptop để đáp ứng công việc và học tập là rất lớn.
Đại diện một số hệ thống bán lẻ máy tính lớn tại Việt Nam cho biết nhu cầu của người dùng tăng đột biến khiến doanh số các mẫu laptop tăng vọt, cao hơn cả thời điểm trước Tết.
Doanh số laptop và các phụ kiện tăng mạnh do nhu cầu học tập và làm việc từ xa của người dùng gia tăng.
"Chỉ từ mùng 4 Tết đến nay, doanh số laptop tại hệ thống đã tăng trưởng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm 2020 và tăng gấp 2 lần so với doanh số trung bình 2 tuần trước Tết", ông Nguyễn Thế Kha, Giám đốc khối ngành hàng Viễn thông Di động Hệ thống FPT Shop chia sẻ.
Chưa dừng lại ở đó, các hệ thống cũng liên tục triển khai hàng loạt chương trình khuyến mại, giảm giá nhằm kích cầu mua sắm đối với người dùng.
Qua khảo sát của Dân trí tại các hệ thống, đa số máy tính xách tay từ các thương hiệu lớn như Apple, Dell, HP, Asus, Acer hay Lenovo đều được điều chỉnh giảm giá. Mức giảm dao động khoảng 500.000-3 triệu đồng tùy theo từng phiên bản. Thậm chí, một số mẫu laptop còn giảm giá đến 5 triệu đồng khi người dùng mua hàng online.
Ông Kha cũng cho biết thêm những mẫu laptop thuộc phân khúc giá tầm trung khoảng 12-16 triệu đồng đang nhận được nhiều sự quan tâm nhất từ phía người dùng. Những mẫu máy tính ở phân khúc này dễ tiếp cận và có thể đáp ứng được nhiều nhu cầu của khách hàng từ học tập, làm việc cho đến giải trí nhẹ nhàng.
Không chỉ riêng laptop, doanh số của các mặt hàng phụ kiện như webcam, bàn phím, chuột,... cũng tăng mạnh. Trong đó, nhu cầu của người dùng đối với webcam đã tăng 4-5 lần so với thời điểm trước Tết.
"Doanh số laptop và các loại phụ kiện như webcam, bàn phím hay chuột tăng vọt ngay từ những ngày đầu năm sau khi hệ thống hoạt động trở lại. Nguyên nhân chính đến từ sự bùng phát của dịch Covid-19, nhiều trường học yêu cầu học sinh, sinh viên học tập online tại nhà", ông Đào Đức Tiến, đại diện truyền thông một hệ thống bán lẻ laptop và linh kiện máy tính tại Hà Nội chia sẻ
Ông Tiến còn cho biết thêm một số mẫu webcam đã bắt đầu rơi vào tình trạng khan hàng vì nhu cầu của người dùng tăng cao một cách đột biến. Điều này khiến giá bán của chúng bị đẩy lên cao hơn so với bình thường.
"Với một số phụ kiện như webcam, bàn phím hay chuột, các nhà phân phối đã bắt đầu tăng giá nhập hàng lên khoảng 10% so với trước. Lượng hàng còn lại trong kho của chúng tôi hiện không đủ để cung cấp ra thị trường. Một số mẫu thậm chí còn không có hàng để bán", ông Tiến nói.
Ngoài ra, các mặt hàng khác như tai nghe, tay cầm chơi game, ghế gaming hay các thiết bị phục vụ giải trí cũng có sức tiêu thụ tốt hơn so với nhu cầu trung bình của người dùng những năm trước.
Trích: https://dantri.com.vn
Được chính thức bán ra tại thị trường Việt Nam từ cuối tháng 11/2020, thế hệ iPhone 12 bao gồm iPhone 12 mini, iPhone 12, iPhone 12 Pro và iPhone 12 Pro Max, có giá bán dao động từ 22 triệu đồng đến tối đa 43 triệu đồng.
Tuy nhiên, trên thực tế, người dùng tại Việt Nam có thể mua được những sản phẩm này với mức giá rẻ hơn đáng kể so với giá niêm yết. Thời điểm hiện tại được xem là khoảng thời gian vàng khi giá bán của chúng đang được các đại lý điều chỉnh về mức gần như "chạm đáy".
Tại các hệ thống bán lẻ lớn như FPT Shop và TGDĐ, bộ đôi iPhone 12 Pro và 12 Pro Max đang đồng loạt giảm 2 triệu đồng, xuống mức giá lần lượt 29 triệu đồng và 32 triệu đồng cho phiên bản 128 GB bộ nhớ trong.
iPhone 12 cũng giảm 2 triệu đồng, xuống mức 23 triệu đồng cho bản 64 GB. Trong khi đó, iPhone 12 mini được điều chỉnh giá mạnh nhất với mức giảm 3,5 triệu đồng, còn 18,5 triệu đồng cho bản 64 GB. Thậm chí, với phiên bản 256 GB, mẫu máy này còn được giảm lên tới 4 triệu đồng, xuống còn 21,5 triệu đồng. Ngoài ra, người dùng sẽ tiếp tục được trừ thêm 500.000 đồng khi thanh toán qua VNPay.
"Bộ đôi iPhone 12 Pro và iPhone 12 Pro Max hiện là dòng iPhone chủ lực tại hệ thống khi chiếm đến 70% doanh số. Bên cạnh việc giảm giá thiết bị, hệ thống cũng triển khai chương trình nhân đôi thời gian bảo hành thành 2 năm, giúp khách hàng yên tâm hơn khi sử dụng sản phẩm", ông Nguyễn Thế Kha, Giám đốc ngành hàng Viễn thông Di động hệ thống FPT Shop chia sẻ.
Trong khi đó, tại các đại lý có quy mô nhỏ hơn như Hoàng Hà Mobile, XT Mobile, Di Động Việt, Shopdunk,... khách hàng có thể dễ dàng tìm mua được những chiếc iPhone 12 với mức giá còn thấp hơn nữa.
Sau khi đã trừ hết các chương trình khuyến mại, chiếc iPhone 12 mini được bán ra với mức giá khoảng 17,9 triệu đồng cho phiên bản 64 GB. Trong khi đó, mẫu iPhone 12 Pro Max sẽ có giá 29,8 triệu đồng cho phiên bản 128 GB bộ nhớ trong. Ngoài ra, người dùng còn được giảm tiếp 1 triệu đồng khi thanh toán bằng thẻ tín dụng của ngân hàng có liên kết.
Trao đổi với Dân trí, đại diện nhiều hệ thống bán lẻ cho biết doanh số của những chiếc iPhone 12 đã tăng mạnh trong khoảng 2 tuần trở lại đây và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong những ngày cận Tết sắp tới.
"Doanh số smartphone bán ra tại hệ thống đã tăng khoảng 30% so với tháng trước. Trong khi đó, nếu chỉ xét riêng thế hệ iPhone 12 thì sức mua đã tăng tới hơn 50%. Chúng tôi tin rằng doanh số của dòng sản phẩm này sẽ tiếp tục đạt đỉnh trong vài ngày tới", ông Minh Đức, đại diện truyền thông một hệ thống bán lẻ có trụ sở tại Thái Hà, Hà Nội cho biết.
iPhone 12 series được nhiều chuyên gia nhận định là dòng sản phẩm đáng chú ý nhất của Apple tại Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây. Thực tế đã chứng minh điều này khi hai chiếc iPhone 12 Pro và 12 Pro Max liên tục rơi vào tình trạng "cháy hàng" trong thời gian dài sau khi mở bán.
Trích: https://dantri.com.vn
Ông Giang Tử - 0913.329.033 |
Bà Nga - 0903.228.574 |
We have 29 guests and no members online