Lạm phát vẫn cách xa mục tiêu 2% của Ngân hàng trung ương Nhật Bản, nhấn mạnh thách thức mà ngân hàng trung ương này phải đối mặt để hỗ trợ giá do nền kinh tế này có dấu hiệu chậm lại.
Chỉ số giá tiêu dùng lõi (CPI), không bao gồm sự biến động giá thực phẩm tươi sống, tăng 0,5% trong tháng 11/2019 so với tháng 11/2018, phù hợp với dự báo chung của thị trường và tăng tốc từ sự gia tăng 0,4% trong tháng 10/2019.
Cái gọi là chỉ số lạm phát lõi, loại bỏ ảnh hưởng của cả sự biến động chi phí thực phẩm tươi sống và năng lượng, đã tăng 0,8% trong tháng 11/2019, đánh dấu sự gia tăng nhanh nhất kể từ tháng 4/2016. Sự gia tăng của CPI lõi phản ánh sự gia tăng với với một loạt hàng hóa và dịch vụ.
Những người mua sắm đã trả thêm 5% cho sushi trong tháng 11/2019 so với một năm trước và thêm 8% đối với một cốc kem. Họ đã chi thêm 36% cho máy hút bụi khi các mẫu cao cấp được bán tốt.
Tuy nhiên, các nhà phân tích nghi ngờ liệu sự gia tăng có duy trì không dựa vào những dấu hiệu suy giảm trong nền kinh tế này.
BOJ giữ chính sách tiền tệ ổn định trong ngày 19/12 do quan điểm nhu cầu trong nước mạnh sẽ bù đắp cho xuất khẩu yếu bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc.
Nhưng nhiều nhà phân tích dự kiến nền kinh tế của Nhật Bản (tăng 1,8% trong quý 3/2019) đã sụt giảm trong quý 4/2019 do thuế doanh thu tăng trong tháng 10/2019 làm tiêu dùng suy yếu.
Các hộ tiêu dùng cắt giảm chi tiêu lần đầu tiên năm nay trong tháng 10/2019, ngay cả khi lương tăng.
Sản lượng sản xuất tháng 10/2019 giảm mạnh nhất trong 2 năm nay và tâm lý kinh doanh của các nhà sản xuất lớn giảm xuống mức thấp nhất trong gần 7 năm.
BOJ giữ chính sách ổn định trong thời gian này trừ khi một cú sốc quan trọng ảnh hưởng tới nền kinh tế này.
Thống đốc BOJ Haruhiko Kuroda cho biết ngân hàng này sẽ tính đến sự thúc đẩy tăng trưởng dự kiến từ gói chi tiêu của chính phủ, khi họ tiến hành đánh giá hàng quý về dự báo tăng trưởng và dự báo giá trong đợt đánh giá lãi suất tháng 1.
Nguồn: VITIC/Reuters
Trích: http://vinanet.vn