Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng khi môt số quốc gia châu Âu, Á và một số bang của Mỹ bắt đầu nới lỏng lệnh phong tỏa.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu Brent tại thị trường London tăng 3,77 USD (tương đương 13,9%) lên 30,97 USD/thùng, trong khi giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tại New York tăng 4,17 USD (20,5%) lên 24,56 USD/thùng.
Giá dầu WTI đã tăng liên tiếp trong 5 phiên giao dịch vừa qua, trong khi giá dầu Brent tăng 6 phiên liên tiếp. Nhu cầu nhiên liệu toàn cầu sau khi giảm khoảng 30% trong tháng 4/2020 hiện đang hồi phục trở lại khi ngày càng nhiều quốc gia nỗ lực dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đi lại.
Nhà phân tích kỳ cựu Phil Flynn của Price Futures Group cho biết, việc mở cửa trở lại đang giúp "vực dậy" nhu cầu nhiên liệu.
Italy, Tây Ban Nha, Nigeria và Ấn Độ cũng như một số bang ở Mỹ như Ohio đã bắt đầu cho phép một số nhóm dân cư quay lại làm việc, mở cửa trở lại các công viên, thư viện và các công trình xây dựng, mặc dù các chuyên gia y tế cảnh báo những động thái như vậy có thể khiến số ca lây nhiễm COVID-19 tăng trở lại.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đánh giá cao việc các bang của nước này triển khai những biện pháp để mở cửa trở lại nền kinh tế.
Ngân hàng UBS (Thụy Sỹ) cho biết việc nới lỏng các biện pháp hạn chế đi lại sẽ giúp cân bằng cán cân cung cầu của thị trường dầu mỏ trong quý 3 và thậm chí dự đoán thiếu hụt nguồn cung vào quý 4, dự báo phục hồi vào cuối năm 2020 với dầu Brent đạt 43 USD/thùng và 55 USD/thùng vào giữa năm 2021. Trong khi đó Morgan Stanley cho rằng tình trạng dư cung của thị trường dầu thế giới có thể đã lên tới mức đỉnh điểm và những quan ngại về vấn đề thiếu công suất dự trữ đã giảm bớt phần nào. Xuất khẩu dầu thô của Saudi Arabia trong tháng 5 dự kiến giảm xuống khoảng 6 triệu thùng/ngày, mức thấp nhất trong gần một thập kỷ.
Theo số liệu công bố ngày 5/5 của Viện Dầu mỏ Mỹ (API), tồn trữ dầu thô của nước này đã tăng 8,4 triệu thùng trong tuần qua, cao hơn mức dự báo tăng 7,8 triệu thùng của giới phân tích. Đồng thời, API cũng cho biết tồn trữ xăng của Mỹ giảm 2,2 triệu thùng, cho thấy nhu cầu xăng ở nước này đang phục hồi. Theo kế hoạch, Mỹ sẽ công bố số liệu chính thức về dự trữ dầu thô của nước này trong ngày 6/5.
Nhu cầu dầu toàn cầu và giá đã chịu tổn thất lịch sử trong tháng 4 và sự phục hồi có thể chậm do giao thông hàng không sẽ không sớm hồi phục. Những nước chịu tác động nhiều nhất là các quốc gia mà khoản thu từ dầu mỏ chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu cũng như trong Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Trong danh sách này, đứng đầu là Venezuela - nơi sản xuất gần 750.000 thùng/ngày vào năm 2019, tiếp theo sau là Ecuador (500.000 thùng/ngày) và Colombia (800.000 thùng/ngày).
Ở thời điểm hiện tại, Brazil (với sản lượng 2,8 triệu thùng/ngày) và Mexico (có sản lượng 1,7 triệu thùng/ngày) là hai nước sản xuất dầu lớn nhất trong khu vực, nhưng lại không phải là những nước xuất khẩu dầu đáng kể. Trên thực tế, Brazil tiêu thụ thậm chí nhiều dầu hơn so với khả năng sản xuất, trong khi đó, nguồn thu từ xuất khẩu dầu mỏ của Mexico không thấm vào đâu so với quy mô của nền kinh tế nước này.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng vững ở mức trên 1.700 USD/ounce nhờ các biện pháp kích thích quy mô lớn trên toàn cầu.
Cuối phiên giao dịch, vàng giao ngay tăng 0,2% lên 1.705,57 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 6/2020 giảm 0,2% xuống 1.710,60 USD/ounce.
Dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu, buộc Chính phủ các nước triển khai những chính sách tiền tệ và tài khóa để hạn chế những thiệt hại kinh tế do dịch bệnh gây ra. Giá vàng hưởng lợi từ một loạt biện pháp kích thích kinh tế của các ngân hàng trung ương trên thế giới vì kim loại quý này được coi là nơi trú ẩn an toàn trong giai đoạn kinh tế khó khăn và lạm phát gia tăng.
Standard Chartered dự báo giá vàng tiếp tục dao động quanh mức 1.700 USD/ounce trong bối cảnh các biện pháp nới lỏng định lượng và kích thích kinh tế chưa từng có mà các nước triển khai đang hỗ trợ tích cực cho giá vàng, song hoạt động giao dịch trên thị trường vàng vật chất hiện đang khá trầm lắng.
Về các kim loại quý khác, giá palađi giảm 3% xuống còn 1.792,08 USD/ounce, bạch kim tăng 0,3% lên 768,08 USD/ounce trong khi bạc tăng 0,8% lên 14,96 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng loạt tăng do một số quốc gia nới lỏng các biện pháp phong tỏa và giá dầu tăng. Giá nhôm giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) đã tăng 0,3% lên 1.488 USD/tấn, kết thúc chuỗi 3 ngày giảm liên tiếp nhưng vẫn gần mức thấp nhất 4 năm tại 1.455 USD đã chạm tới vào ngày 8/4.
Kim loại này - sử dụng trong đóng gói và vận chuyển - đã giảm khoảng 20% kể từ giữa tháng 1 do đại dịch Covid-19 đã đóng cửa công nghiệp toàn cầu. Nhưng sản lượng toàn cầu đã tăng và các nhà phân tích cho biết họ dự kiến dư thừa 1,5 triệu tấn trong năm nay, thị trường tiêu thụ khoảng 60 triệu tấn một năm. Các nhà đầu cơ dự kiến giá giảm. Lượng nhôm lưu kho trên sàn LME tăng lên 1,36 triệu tấn từ dưới 1 triệu tấn trong giữa tháng 3, trong khi lưu kho tại sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải giảm khoảng 120.000 tấn từ giữa tháng 3 xuống 410.543 tấn.
Trong số các kim loại cơ bản khác, giá đồng trên sàn LME tăng 1% lên 5.174 USD/tấn, kẽm tăng 1,1% lên 1.921 USD/tấn, nickel tăng 1,7% lên 12.010 USD/tấn.
Trên thị trường nông sản, giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 7/2020 tăng 3,45 US cent hay 3,2% lên 1,1065 USD/lb, tuần trước giá đã xuống mức thấp nhất trong 1,5 tháng; robusta kỳ hạn tháng 7 đóng cửa tăng 3 USD hay 0,3% lên 1.200 USD/tấn.
Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) dự kiến thị trường cà phê toàn cầu chuyển thành dư thừa 1,95 triệu bao (60kg/bao) trong niên vụ 2019/20 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, trước đó đã dự báo thiếu hụt 474.000 tấn. Xuất khẩu cà phê toàn cầu giảm 3,7% trong tháng 3 so với một năm trước xuống 11,06 triệu bao. Xuất khẩu cà phê của Costa Rica tăng 11,2% trong tháng 4 so với cùng tháng năm trước.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 7/2020 đóng cửa phiên vừa qua tăng 0,38 US cent hay 3,7% lên 10,78 US cent/lb; đường trắng kỳ hạn tháng 8 tăng 15,6 USD hay 4,6% lên 357,7 USD/tấn.
Lý do chủ yếu khiến giá đường tăng là do giá dầu tăng bởi hy vọng sự phục hồi trong nhu cầu nhiên liệu khi một số quốc gia Châu Âu và Châu Á cùng với một số bang của Mỹ bắt đầu nới lỏng phong tỏa.
Brazil dự kiến sản xuất 35,3 triệu tấn đường trong niên vụ 2020/21, nhiều hơn 18,5% so với niên vụ trước do các nhà máy phân bổ thêm mía để sản xuất đường thay vì ethanol.
Giá hàng hóa thế giới sáng 6/5/2020
 

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

24,25

-0,31

-1,26%

Dầu Brent

USD/thùng

30,74

-0,23

-0,74%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

21.660,00

-410,00

-1,86%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,07

-0,06

-2,81%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

89,51

-0,62

-0,69%

Dầu đốt

US cent/gallon

88,46

-1,14

-1,27%

Dầu khí

USD/tấn

250,00

+8,25

+3,41%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

31.410,00

-680,00

-2,12%

Vàng New York

USD/ounce

1.715,40

+4,80

+0,28%

Vàng TOCOM

JPY/g

5.841,00

+58,00

+1,00%

Bạc New York

USD/ounce

15,23

+0,12

+0,76%

Bạc TOCOM

JPY/g

51,50

+0,30

+0,59%

Bạch kim

USD/ounce

767,11

-2,25

-0,29%

Palađi

USD/ounce

1.813,80

+6,53

+0,36%

Đồng New York

US cent/lb

232,95

-0,30

-0,13%

Đồng LME

USD/tấn

5.158,00

+35,00

+0,68%

Nhôm LME

USD/tấn

1.484,50

+1,50

+0,10%

Kẽm LME

USD/tấn

1.918,00

+18,50

+0,97%

Thiếc LME

USD/tấn

15.200,00

+115,00

+0,76%

Ngô

US cent/bushel

317,50

+0,50

+0,16%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

515,75

-5,00

-0,96%

Lúa mạch

US cent/bushel

292,50

-3,75

-1,27%

Gạo thô

USD/cwt

14,77

+0,03

+0,20%

Đậu tương

US cent/bushel

837,25

-2,25

-0,27%

Khô đậu tương

USD/tấn

289,30

-0,10

-0,03%

Dầu đậu tương

US cent/lb

26,11

-0,20

-0,76%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

463,50

-0,80

-0,17%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.378,00

-9,00

-0,38%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

110,65

+3,45

+3,22%

Đường thô

US cent/lb

10,78

+0,38

+3,65%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

117,40

+0,60

+0,51%

Bông

US cent/lb

53,56

-0,02

-0,04%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

345,20

+6,60

+1,95%

Cao su TOCOM

JPY/kg

148,50

-0,30

-0,20%

Ethanol CME

USD/gallon

1,06

+0,04

+3,62%

 

Nguồn: VITIC/ Reuters, Bloomberg

Trích: http://vinanet.vn