Xin gửi tới Quý Khách hàng lời chào trân trọng !
Công ty cổ phần Dầu khí Trung Đông Á thành lập ngày 23 tháng 10 năm 2006, Ngành nghề kinh doanh chính: dầu nhờn, mỡ bôi trơn, dầu đốt và các loại phụ gia của dầu. Cung ứng tàu biển, kinh doanh hoá chất các loại(trừ mặt hàng Nhà nước cấm), vật tư, máy móc, thiết bị, phụ tùng, lốp ô tô. Dịch vụ vệ sinh công nghiệp...
Theo kết quả khảo sát của Teikoku Databank, một công ty chuyên thu thập thông tin từ các doanh nghiệp Nhật Bản, được báo điện tử Daily NNA dẫn lại, 10,9% số doanh nghiệp nước này coi Việt Nam là cơ sở sản xuất quan trọng nhất tại nước ngoài trong khi tỷ lệ lựa chọn Trung Quốc là 6,9%.
Cuộc khảo sát đã được Teikoku Databank đã tiến hành trên 23 nghìn doanh nghiệp trong tháng 9 vừa qua, theo đó các lĩnh vực được doanh nghiệp Nhật quan tâm nhất tại Việt Nam là nội thất, may mặc, công nghệ thông tin…
Các lý do để chọn Việt Nam là chi phí, lực lượng lao động trẻ và có năng lực cao.
Việt Nam đã vượt Trung Quốc trong mắt doanh nghiệp Nhật |
Cũng theo khảo sát này, Việt Nam xếp thứ 4 trong danh sách các thị trường bán hàng được doanh nghiệp Nhật chú trọng nhất, sau Trung Quốc, Mỹ, Thái Lan.
Tuy nhiên, dư luận đặt câu hỏi lý do thật sự của việc Việt Nam vượt qua Trung Quốc trở thành vị trí số 1 trong các nước và vùng lãnh thổ được doanh nghiệp Nhật Bản chú trọng nhất khi lựa chọn địa điểm sản xuất ở nước ngoài.
Bởi lẽ, nhiều chuyên gia tỏ ra lo ngại khi công nghệ Việt Nam khó đáp ứng được, chỉ có rất nhiều ưu đãi, đặc biệt là ưu đãi thuế để mời gọi đầu tư.
Còn nhớ, tại Triển lãm Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 5 về công nghiệp phụ trợ diễn ra ở Hà Nội vào đầu tháng 9/2013, Toyota tham gia với một gian trưng bày các sản phẩm muốn tìm kiếm nhà cung cấp trong các lĩnh vực hàn, dập, đúc, nhựa và các chi tiết cao su. Nhưng mục đích này đã không đạt được và đây là lần thứ 5 liên tiếp Toyota thất bại trong việc tìm kiếm nhà cung ứng linh kiện thông qua triển lãm.
Theo thống kê cho thấy, Việt Nam hiện mới chỉ 210 doanh nghiệp tham gia ngành công nghiệp phụ trợ ô tô và chủ yếu sản xuất các loại phụ tùng đơn giản, có hàm lượng công nghệ thấp, như gương, kính, ghế ngồi, bộ dây điện, ắc quy, sản phẩm nhựa...
Ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam được đánh giá là yếu không chỉ ở ngành sản xuất ô tô mà trong ngành sản xuất linh kiện cho điện thoại di động cũng trong tình trạng tương tự.
Bằng chứng là vừa qua, Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) đã đưa danh sách 170 linh kiện để doanh nghiệp Việt Nam có thê tham gia cung ứng cho GalaxyS4 và Tab tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt đã bó tay với cả những linh kiện nghe rất đơn giản như sạc pin, cáp USB, vỏ nhựa, tai nghe...
Theo TS Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản chia sẻ rằng, quan tâm nhiều nhất của họ là tăng cường công nghiệp hỗ trợ cho Việt Nam, Chủ tịch Jetro đã từng khẳng định Nhật Bản không chỉ dừng lại ở việc lắp ráp mà sẽ giúp Việt Nam chuyển giao công nghệ, sản xuất linh kiện, phát triển công nghiệp phụ trợ.
Trong một diễn biến có liên quan, nhiều tập đoàn lớn của Mỹ đang đổ tiền đầu tư vào Trung Quốc.
Mới đây nhất, đại gia công nghệ Intel tuyên bố sẽ đầu tư 1,5 tỷ USD cho hai công ty chip Trung Quốc. Còn tập đoàn sản xuất ô tô General Motors cũng có kế hoạch đầu tư 14 tỷ USD vào Trung Quốc.
(ST)
Ông Giang Tử - 0913.329.033 |
Bà Nga - 0903.228.574 |
Trang web hiện có:
63 khách & 0 thành viên trực tuyến