Xin gửi tới Quý Khách hàng lời chào trân trọng !
Công ty cổ phần Dầu khí Trung Đông Á thành lập ngày 23 tháng 10 năm 2006, Ngành nghề kinh doanh chính: dầu nhờn, mỡ bôi trơn, dầu đốt và các loại phụ gia của dầu. Cung ứng tàu biển, kinh doanh hoá chất các loại(trừ mặt hàng Nhà nước cấm), vật tư, máy móc, thiết bị, phụ tùng, lốp ô tô. Dịch vụ vệ sinh công nghiệp...
Ông Nguyễn Trung Bình, Giám đốc Công ty TNHH SX TM Hoàng Thanh cho biết, việc tăng giá dồn dập các mặt hàng thiết yếu như điện, gas, xăng dầu từ đầu năm đến nay đã khiến sản xuất của DN bị đảo lộn và chịu ảnh hưởng lớn. Chi phí sản xuất của DN tăng lên do hầu hết nguồn nguyên liệu đều biến động theo hướng tăng. Trong khi đó, lợi nhuận của mỗi sản phẩm giảm khoảng trên dưới 30%. Đáng lo ngại nhất là đầu ra của sản phẩm rất khó khăn do sức mua vẫn chưa cải thiện nhiều. Hiện nay, chúng tôi chỉ sản xuất cầm chừng, cắt giảm bớt nhân công, xiết lại toàn bộ chi phí. Nếu sắp tới, giá cả tiếp tục tăng thì DN buộc phải chấp nhận lãi ít hoặc thậm chí là không có lãi để giữ khách hàng, hoặc buộc phải chuyển hướng kinh doanh khác để giảm lỗ.
Đồng tình, đại diện Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Bắc Giang cũng nhận định, giá điện tăng bình quân 7,5% nhưng thực tế đối với các DN tiêu thụ điện năng lớn thì mức tăng có thể lên tới 10% thậm chí lên tới 12-15% tùy theo khung giờ, do đó tuy nói là giá điện tăng không nhiều, song thực tế việc tăng giá điện tác động rất mạnh đến hoạt động sản xuất, đặc biệt đối với những DN sử dụng sản lượng điện lớn.
Ví dụ đối với Nhà máy Giấy trực thuộc Công ty XNK Bắc Giang, trước đây trung bình mỗi tháng phải trả gần 3,1 tỷ đồng tiền điện, nay theo mức tăng giá điện thì chi phí điện tăng thêm khoảng 300 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, phần lớn khách hàng đối tác của công ty là các DN, cơ sở sản xuất kinh doanh ở phía Nam nên chi phí vận chuyển là rất lớn. Giá xăng, dầu tăng liên tục với biên độ lớn như vậy khiến DN phải trả thêm vài chục triệu đồng mỗi tháng cho chi phí xăng dầu. Hiện nay, tính theo cơ cấu đầu vào, giá điện chiếm khoảng 7% giá thành sản phẩm, cộng với chi phí vận chuyển tăng nên giá thành sản phẩm đã tăng thêm khoảng 10%. Tuy nhiên, giá thành tăng nhiều như vậy, song chúng tôi chưa có kế hoạch tăng giá trước mắt vì tăng giá sản phẩm chắc chắn sẽ giảm doanh số bán hàng, giảm doanh thu và giảm lợi nhuận, tăng chi phí tồn kho. Vì vậy biện pháp trước mắt là tìm mọi cách cắt giảm chi phí để bù đắp phần nào mức tăng, song về dài hạn nếu cứ tăng như này thì DN sẽ vô cùng khó khăn và buộc phải tính đến điều chỉnh giá.
Theo ông Đặng Quốc Huy, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Quốc tế Sơn Hà, chi phí điện và xăng dầu chiếm tới 7-10% giá thành của sản phẩm. Do đó, việc tăng giá điện và xăng dầu vừa qua đã tác động rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, làm ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của DN.
Nhìn chung các DN đều cho hay, trước diễn biến tăng của giá điện, xăng dầu, đẩy chi phí lên cao, giải pháp tình thế là cắt giảm chi phí không cần thiết, sử dụng máy móc tiết kiệm hơn. Giải pháp cắt giảm nhân công cũng được tính đến dù là biện pháp cực chẳng đã.
Hầu hết các DN đã đề xuất lên các hiệp hội ngành hàng kiến nghị cơ quan quản lý cần có biện pháp để duy trì ổn định giá điện, xăng dầu trong một khoảng thời gian tương đối dài, tránh tình trạng điều chỉnh giá liên tục với biên độ quá cao như hiện nay, khiến DN không kịp trở tay. Bên cạnh đó, nhà nước cần đánh giá một số dự án đáp ứng về tiêu chuẩn khoa học công nghệ, từ đó tạo điều kiện hỗ trợ khuyến khích cho DN như giảm chi phí thuê đất, giảm thuế TNDN, giảm thuế VAT để hỗ trợ tăng thêm nguồn lực cho DN trực tiếp đầu tư thêm máy móc công nghệ mới, giảm bớt chi phí tiêu thụ năng lượng.
Trích nguồn : http://cafef.vn/
Ông Giang Tử - 0913.329.033 |
Bà Nga - 0903.228.574 |
Trang web hiện có:
57 khách & 0 thành viên trực tuyến