Thái tử Saudi Arabia, Mohammed bin Salman trả lời phỏng vấn của Reuters rằng Riyadh và Moscow đang xem xét một thỏa thuận để kéo dài liên minh hạn chế sản lượng trong ngắn hạn bắt đầu từ tháng 1/2017.
Thái tử cho biết trong một cuộc phỏng vấn tại New York “chúng tôi đang bàn bạc để chuyển một thỏa thuận hàng năm thành thỏa thuận từ 10 tới 20 năm”. “Chúng tôi thỏa thuận về bức tranh lớn, nhưng chưa có chi tiết”.
Nga, không phải thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC đã làm việc cùng với tổ chức 14 thành viên này trong suốt giai đoạn dư thừa dầu mỏ trước đó, nhưng một thỏa thuận 10 tới 20 năm giữa hai nước là chưa từng có.
Nhà sản xuất hàng đầu của OPEC, Saudi Arabia cùng với Nga và các nước khác ngoài OPEC đã hỗ trợ giảm dư cung khi giá dầu sụt giảm dưới 30 USD/thùng trong năm 2016 từ trên 100 USD trong năm 2014. Dầu thô kể từ đó đã phục hồi lên 70 USD/thùng nhưng sản lượng tăng nhanh từ các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ đã hạn chế giá.
Daniel Yergin, phó chủ tịch của công ty tư vấn IHS Markit cho biết “đây là tất cả về việc liệu thỏa thuận này là một biện pháp trong ngắn hạn để đối phó với khủng hoảng đặc biệt trong thị trường dầu mỏ này, hay là nó phản ánh sự sắp xếp lại trong thị trường dầu mỏ thế giới”.
Robert McNally tại Tổ chức tư vấn Rapidan Energy cho biết Riyadh muốn hỗ trợ trong việc phá vỡ những chu kỳ bùng nổ đặc trưng cho thị trường dầu mỏ bằng cách hạn chế khi giá dầu tăng cũng như giúp nâng đỡ khi giá thấp.
McNally cho biết sẽ yêu cầu Nga tham gia xây dựng một công suất sản xuất dự phòng để sử dụng khi giá dầu tăng quá nhiều.
Một hiệp ước dài hạn giữa Moscow và Riyadh sẽ thúc đẩy Nga hợp tác với Saudi Arabia, đồng thời tăng cường sức mạnh của Nga tại Trung Đông nơi từ lâu Mỹ đã là một siêu cường.
Tin tức của tiềm năng liên minh dầu mỏ diễn ra tại thời điểm hai nước đang củng cố mối quan hệ kinh tế bất chấp mâu thuẫn về cuộc xung đột tại Syria, nơi họ ủng hộ các bên đối lập.
Riyadh ủng hộ phiến quân chống lại quân đội của Tổng thống Syria, Basjar al-Assad, trong khi Nga và lực lượng Iran ủng hộ Assad.
Cuộc gặp giữa Thái tử Saudi Arabia và Tổng thống Nga Vladimir Putin bên lề của cuộc họp G20 ở Trung Quốc trong tháng 9/2016 đã đưa Nga tới hỗ trợ việc hạn chế dầu mỏ của OPEC và ngoài OPEC.
Tháng 10/2017, quốc vương Saudi Arabia, Salman trở thành quốc vương đầu tiên thăm Nga, cung cấp đầu tư và hỗ trợ chính trị cho nền kinh tế Nga đang bị các nước phương Tây trừng phạt.
Helima Croft tại RBC Capital Markets cho biết đây là một sự phát triển chiến lược rất quan trọng, tiềm năng hợp tác dầu mỏ Saudi - Nga kéo dài 10 tới 20 năm. “Đầu tiên Thái tử đưa ra tuyên bố chứ không phải Bộ trưởng Dầu mỏ, một dấu hiệu rõ ràng hơn nữa rằng ông là người nói lời cuối về chính sách dầu mỏ của nước ông”. Croft nói “thứ hai là một dấu hiệu nữa về sự đảo ngược chủ chốt trong mối quan hệ Saudi-Nga. Saudi là một đồng minh chiến tranh lạnh trung thành của Mỹ. Hiện nay đồng minh Nga-Saudi xuất hiện thân thiết hơn dầu mỏ và dường như được thúc đẩy bởi quan hệ cá nhân giữa Putin và MBS”.
 
Thái tử đã dự đoán nhu cầu dầu thế giới không đạt được đỉnh cao cho đến năm 2040, bất chấp tăng cường công nghệ năng lượng tái tạo và xe điện.
Trong một nỗ lực kết thúc sự phụ thuộc vào dầu mỏ của Saudi Arabia, ông đang dẫn đầu việc thúc đẩy đa dạng hóa nền kinh tế Saudi rời khỏi dầu mỏ và khí đốt vào năm 2030.
Nguồn: VITIC/Reuters