Tháng 11 vừa qua, Apple đã giới thiệu chip M1 do chính hãng phát triển, dựa trên kiến trúc ARM và sử dụng cho các mẫu máy tính Mac của Apple. Nhiều khả năng, Microsoft cũng sẽ có động thái tương tự.
Hãng tin Bloomberg dẫn lời các nguồn tin thân cận của Microsoft cho biết, "gã khổng lồ phần mềm" đang phát triển chip máy tính mới, dựa trên kiến trúc ARM, để sử dụng cho các mẫu máy tính mang thương hiệu Surface,cũng như các loại máy chủ đang chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ điện toán đám mây của Microsoft.
Microsoft được cho là đang phát triển chip của riêng mình, dựa trên cấu trúc ARM
Nguồn tin của Bloomberg không nói rõ lý do Microsoft phát triển chip dựa trên kiến trúc ARM, thay vì tiếp tục sử dụng chip của Intel, nhưng nhiều khả năng chính các ưu điểm của kiến trúc ARM, như tiết kiệm năng lượng, hỗ trợ kết nối tốt hơn…, là lý do.
Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên Microsoft phát triển chip dựa trên kiến trúc ARM. Năm ngoái, Microsoft đã hợp tác với hãng chip Qualcomm để phát triển chip SQ1 sử dụng trên chiếc máy tính bảng Surface Pro X. Theo đánh giá của nhiều trang công nghệ, chip SQ1 cho hiệu suất tốt và tiết kiệm năng lượng, giúp kéo dài thời lượng pin trên sản phẩm. Tuy nhiên, nhược điểm của chip SQ1 là không hỗ trợ các phần mềm truyền thống của Windows, mà chỉ có thể chạy các ứng dụng xây dựng cho chip ARM hoặc chạy các phần mềm truyền thống dưới dạng giả lập, khiến cho tốc độ chạy các phần mềm bị ảnh hưởng.
Nếu thực sự quyết tâm trong việc phát triển chip sử dụng kiến trúc ARM của riêng mình, thì Microsoft sẽ phải tìm ra giải pháp để giúp máy tính chạy được các phần mềm phổ biến của Windows, giống như cách mà Apple đang làm với chip M1 hiện nay.
Nếu thông tin của Bloomberg là chính xác, thì đây là một tin không vui với Intel, khi mà cả Apple lẫn Microsoft đều lần lượt "chia tay" hãng chip này để sử dụng chip "cây nhà lá vườn", khiến Intel mất đi hai khách hàng lớn và quan trọng.
Hiện Microsoft vẫn chưa đưa ra bình luận gì về thông tin hãng sẽ phát triển chip của riêng mình.
Trích: https://dantri.com.vn
Ngày 24/12, cộng đồng những người sử dụng iPhone khóa mạng (iPhone lock) tại Việt Nam đồng loạt chia sẻ đoạn mã ICCID mới dùng để kích hoạt máy.
Theo chia sẻ từ nhiều người dùng, thiết bị sau khi được kích hoạt bằng mã ICCID mới có thể sử dụng bình thường như một chiếc iPhone quốc tế, không gặp lỗi danh bạ. Thậm chí, người dùng cũng có thể thoải mái thay các loại SIM khác nhau mà không cần phải kích hoạt lại như trước.
Phương pháp này cũng có thể sử dụng để kích hoạt những chiếc iPhone 12 khóa mạng, điều mà những loại SIM ghép trước đây không làm được. Tuy nhiên, theo chia sẻ từ một số kỹ thuật viên, để có thể kích hoạt máy, thiết bị của người dùng sẽ cần chạy hệ điều hành iOS 14.1 trở lên.
Khoảng 2 năm trở lại đây, đa số người dùng iPhone lock tại Việt Nam đều sử dụng White-SIM để kích hoạt máy. Nó cho phép người dùng chỉ cần kích hoạt máy một lần duy nhất bằng mã ICCID, sau đó có thể không cần lắp kèm SIM ghép. Đồng thời, White-SIM cũng hỗ trợ thay đổi nhiều loại SIM khác nhau mà không cần kích hoạt lại.
Loại SIM này xuất hiện lần đầu tại thị trường Việt Nam vào tháng 7/2018 và từng tạo nên cơn sốt trong cộng đồng người dùng iPhone lock. Thậm chí, tại thời điểm đó, nó từng khiến iPhone khóa mạng trở thành mặt hàng được nhiều người dùng săn đón.
Tuy nhiên, trong khoảng một năm trở lại đây, Apple đã liên tục khóa hàng loạt mã ICCID lậu. Điều này khiến cho không ít người dùng iPhone lock gặp phải rắc rối và dần quay lưng với loại hàng này. Thậm chí, nhiều cửa hàng chuyên bán iPhone xách tay tại Hà Nội đã ngừng kinh doanh mặt hàng này vì sự bất tiện của chúng.
"Hệ thống đã ngừng kinh doanh iPhone lock khoảng hơn một năm nay. Hiện tại, loại hàng này cũng không còn nhận được sự quan tâm từ người dùng. Nó mang đến khá nhiều rủi ro và bất tiện cho người dùng trong quá trình sử dụng", ông Nguyễn Hoàng Giang, chủ một hệ thống bán điện thoại lâu năm tại Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ.
Ngay sau khi những chiếc iPhone lock được "hồi sinh" nhờ mã ICCID mới, một số thương lái cũng bắt đầu tăng giá bán của loại máy này. Tùy theo từng phiên bản và dung lượng bộ nhớ, mức giá của chúng có thể bị "thổi" lên 1-2 triệu đồng. Tuy nhiên, theo nhận định từ nhiều chủ cửa hàng, iPhone lock vẫn khó có thể quay trở lại thời kỳ hoàng kim như vài năm trước.
"Rất khó để biết được khi nào Apple sẽ lại chặn mã ICCID mới này. Vì thế, người dùng không nên ham rẻ mà mua máy lock. Nếu muốn dùng máy ổn định thì nên chọn mua máy quốc tế, giá chênh lệch không nhiều nhưng an toàn và yên tâm khi sử dụng", ông Lê Xuân Tình, đại diện một hệ thống kinh doanh điện thoại có trụ sở tại đường Lê Hồng Phong, Quận 10, TP.HCM chia sẻ.
Bên cạnh đó, dù được sửa lỗi nhưng iPhone lock vẫn sẽ không thể sử dụng được eSIM lại Việt Nam. Vì thế, nếu có nhu cầu sử dụng 2 SIM, người dùng tuyệt đối không nên chọn mua iPhone khóa mạng. Ngoài ra, sau khi đã kích hoạt máy, người dùng cũng không nên restore hay cập nhật lên hệ điều hành iOS mới.
Trích: https://dantri.com.vn
Một vụ bạo loạn, với sự tham gia của 2.000 công nhân , tại nhà máy củaWistronn đặt ở khu công nghiệp Narsapuraa (bangKarnatakaa, Ấn Độ), khiến nhiều cơ sở vật chất bị phá hoại và hơn 20.000 chiếc iPhone bị lấy cắp. Đây là nhà máy được sử dụng để lắp ráp iPhone cung cấp cho thị trường Ấn Độ.
Một chiếc xe ô tô bị đốt cháy trong vụ bạo loạn tại nhà máy lắp ráp iPhone ngày 12/12 vừa qua
Nguyên do của vụ bạo loạn bắt nguồn từ việc Wistronn đã cắt giảm, thậm chí là nợ lương của nhiều công nhân đang làm việc tại nhà máy. Ban đầu,Wistronn đã phủ nhận thông tin này và cho biết vẫn trả lương đầy đủ cho người lao động. Tuy nhiên, sau cuộc điều tra của chính quyền địa phương, Wistronn đã phải thừa nhận những vi phạm luật lao động của mình.
Theo kết quả điều tra sơ bộ của cơ quan chức năng Ấn Độ, không chỉ cắt giảm và nợ lương công nhân, Wistronn còn buộc một số công nhân phải làm việc thêm giờ với mức lương thấp. Cuộc điều tra cũng cho thấy 8.500 trong tổng số 10.500 công nhân đang làm việc tại nhà máy là các công nhân thời vụ, được cung cấp bởi các công ty dịch vụ cung cấp nhân công, thay vì là nhân viên toàn thời gian.
Sau khi sự việc xảy ra, Apple đã đưa Wistronn vào danh sách các công ty "bị kiểm soát", có nghĩa là Wistronn sẽ không nhận được thêm bất kỳ hợp đồng nào mới từ Apple cho đến khi giải quyết xong các vấn đề về vi phạm luật lao động tại nhà máy của mình.
Wistronn mới đây đã phải đưa ra lời xin lỗi về sự việc xảy ra, đồng thời cho biết "đang nâng cao các quy trình của mình để tái cấu trúc nhà máy để đảm bảo không xảy ra vụ việc tương tự trong tương lai". Wistronn cũng đã sa thải Phó giám đốc kinh doanh tại Ấn Độ sau khi sự việc xảy ra.
Đáng chú ý, đây là lần thứ 2 trong vòng 2 tháng, các đối tác của Apple bị phát hiện vi phạm luật lao động. Vào tháng 11 vừa qua, hãng công nghệ Đài Loan Pegatronn, đối tác lắp ráp nhiều sản phẩm của Apple, bị phát hiện thuê sinh viên để làm việc cho các nhà máy của mình đặt tại Trung Quốc, sau đó đã làm giả giấy tờ để che đậy cho hành vi sai trí của mình.
Apple có một quy trình phê duyệt nghiêm ngặt cho việc thuê sinh viên làm việc tại công ty, bao gồm cả các đối tác của Apple, do vậy, hành động của Pegatronn là vi phạm chính sách của Apple. Sau khi sự việc bị phát hiện, Pegatronn cũng đã bị Apple đưa vào danh sách "giám sát", không được nhận thêm các hợp đồng mới từ Apple.
Trích: https://dantri.com.vn
Reuters dẫn nguồn thạo tin cho biết Apple sẽ đầu tư vào thị trường xe chạy điện cá nhân, chứ không phải xe thương mại hoặc robotaxi.
Kế hoạch sản xuất xe điện hàng loạt của Apple là một phần trong dự án Titan của hãng, vốn đã được lên ý tưởng từ năm 2014. Kế hoạch này của công ty đã chiêu mộ rất nhiều kỹ sư từ các hãng như Porsche, Tesla và các nhà cầm quân nổi tiếng khác trong giới như Alexander Hitzinger, người vốn đã rời Apple để trở lại tập đoàn VW chuẩn bị cho dự án Artemis.
Nếu như nguồn tin của Reuters là chính xác, thì mẫu xe chạy điện của Apple có thể sẽ có mặt trên thị trường vào năm 2025, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Cũng có nhiều tin đồn về việc Apple đang bắt tay với các công ty sản xuất thiết bị cảm ứng để hỗ trợ cho công nghệ tự hành trên chiếc xe đầu tiên.
Theo một số nguồn thạo tin, Apple đã đàm phán với hãng Magna, hãng vốn đã có nền tảng cho xe chạy điện, với mong muốn sử dụng nền tảng này cho xe của Apple tương lai. Tuy nhiên, kết quả của việc đàm phán này vẫn chưa được công bố. Trên thực tế, đối tác lâu đời của Apple là Foxconn cũng mới đây đã công bố kế hoạch sản xuất xe điện của riêng mình.
Theo Reuters, nhiều khả năng pin xe điện cho chiếc xe mới của Apple sẽ được thiết kế dưới dạng monocell, tức là nhiều thỏi pin nhỏ, độc lập, ghép lại với nhau. Công nghệ này sẽ cho phép xe có thêm nhiều không gian để chứa pin với dung lượng lớn hơn so với những chiếc xe điện thông thường. Apple cũng được cho là đang tìm kiếm các nguyên liệu hóa học mới cho công nghệ pin "đột phá" của mình.
Với thế mạnh sẵn có về sản xuất và thương hiệu, nhờ iPhone, hãng Apple được kì vọng sẽ có những lợi thế lớn mà không phải nhà sản xuất xe chạy điện nào cũng có.
Trích: https://dantri.com.vn
Nhiều nước cấm các chuyến bay đến từ Anh do xuất hiện chủng vi rút corona mới lây lan mạnh hơn.
Theo Guardian, Hà Lan là quốc gia đầu tiên ban hành lệnh cấm tất cả các chuyến bay đến từ Anh nhằm ngăn chặn chủng mới vi rút corona xâm nhập. Ngay sau đó, các nước như Bỉ, Áo, Pháp, Italia, Latvia, Lithuania, Estonia, Bulgaria, Thụy Sĩ, Thụy Điển và Cộng hòa Séc cũng đưa ra khuyến cáo tương tự. Thậm chí một số trường hợp còn cấm các hoạt động trung chuyển bằng tàu hỏa và phà với Anh.
Bỉ bắt đầu cấm các chuyến bay đến từ Anh từ nửa đêm 20/12. Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo cho biết, lệnh cấm sẽ có hiệu lực ít nhất 24 giờ. Tại Italia, Ngoại trưởng Luigi Di Maio cho biết chính phủ nước này quyết định hành động sau khi giới chức Anh cảnh báo về chủng mới của vi rút corona.
Tại Hà Lan, lệnh cấm các chuyến bay đến từ Anh có hiệu lực từ 6h sáng ngày 20/12 và kéo dài đến ngày 1/1/2021. Đức cân nhắc cấm các chuyến bay cả từ Anh và Nam Phi do cùng xuất hiện chủng vi rút mới lây lan mạnh hơn chủng cũ.
Ủy ban châu Âu đã liên hệ với các quốc gia thành viên nhằm tăng cường trao đổi thông tin, thúc đẩy hợp tác nhằm ngăn chặn chủng mới vi rút corona lây lan. Các đại sứ EU sẽ tổ chức một cuộc họp bàn ứng phó khủng hoảng tại Brussels vào hôm nay 21/12 để nói về vấn đề hạn chế đi lại với Anh. Họ sẽ cân nhắc các biện pháp như cấm giao thông hàng không với Anh, xét nghiệm Covid-19 với các hành khách đến từ Anh.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh hàng triệu người ở London và khu vực đông nam nước Anh bắt đầu đợt phong tỏa mới nhằm đối phó đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh trở lại. Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock ngày 20/12 cho biết nước này vừa phát hiện một chủng mới của vi rút corona có khả năng lây lan mạnh hơn. Thủ tướng Anh Boris Johnson cho hay "dù chưa chắc chắn", nhưng chủng vi rút mới được xem có khả năng lây lan hơn so với chủng cũ 70%.
Giới chức Anh cho biết, họ đã gửi thông tin về chủng vi rút mới cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong khi tiếp tục phân tích để làm rõ đặc tính của chủng vi rút mới được ghi nhận ở hơn 1.000 ca mắc Covid-19 gần đây ở nước này. WHO cho hay, họ đã nắm được thông tin về chủng vi rút mới ở Anh, nhưng chưa có bằng chứng nào cho thấy chủng mới có độc lực mạnh hơn.
Trích: https://dantri.com.vn
Ông Giang Tử - 0913.329.033 |
Bà Nga - 0903.228.574 |
Trang web hiện có:
27 khách & 0 thành viên trực tuyến