Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Khủng hoảng thiếu khí đốt đang lan rộng toàn cầu như thế nào?

Khủng hoảng thiếu khí đốt đang lan rộng toàn cầu như thế nào?

Giá khí đốt - nhiên liệu được sử dụng phổ biến để sưởi ấm và phát điện - tăng chóng mặt đầu tiên ở châu Âu, rồi lan sang thị trường Mỹ và châu Á, khiến cuộc khủng hoảng thiếu năng lượng mà thế giới đang đối mặt thêm phần nghiêm trọng...

Theo trang CNN Business, tại Mỹ giá khí đốt đã tăng hơn 180% trong vòng 12 tháng qua, lên mức 5,9 USD/1 triệu BTU, mức cao nhất kể từ tháng 2/2014. Giới phân tích cho rằng nếu nhiệt độ ở Mỹ giảm sâu trong những tháng mùa đông sắp tới, nhu cầu tiêu thụ khí đốt để sưởi ấm sẽ càng tăng mạnh, khiến lượng tồn kho khí đốt của nước này giảm sâu thêm, và giá sẽ còn lên cao hơn nữa.
ÁP LỰC LẠM PHÁT TOÀN CẦU VÌ GIÁ KHÍ ĐỐT LEO THANG
Giá khí đốt tăng là một nguyên nhân đẩy giá dầu thô tăng cao thời gian gần đây. Trong phiên giao dịch ngày 28/9, giá dầu Brent giao sau tại thị trường London có thời điểm vượt 80 USD/thùng, cao nhất kể từ tháng 12/2018.
“Nếu nhiệt đột giảm sâu ngay từ đầu mùa đông, mọi chuyện sẽ xấu đi rất nhanh”, ông Robert Yawger, Giám đốc phụ trách mảng thị trường năng lượng giao sau của Mizuho Securities, dự báo về tình hình nguồn cung và giá khí đốt.
Giá khí đốt tăng cao có thể khiến lạm phát ở Mỹ thêm trầm trọng. Người tiêu dùng ở nước này đang phải trả nhiều tiền hơn cho hầu như tất cả các mặt hàng từ ô tô cũ cho tới xăng và thực phẩm.
Lạm phát leo thang đang gây sức ép buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sớm cắt giảm chương trình mua tài sản và thậm chí phải tăng lãi suất từ năm 2022. Chính sách tiền tệ thay đổi sẽ tác động mạnh đến thị trường tài chính không chỉ ở Mỹ mà còn trên toàn cầu. Ngoài ra, lạm phát cao cũng khiến một số nghị sỹ Mỹ đặt câu hỏi về sự cần thiết của các chương trình chi tiêu đầy tham vọng của chính quyền Tổng thống Joe Biden.
“Trong điều kiện bình thường, giá khí đốt tăng như vậy đã là tệ rồi. Ở thời điểm này, giá khí đốt tăng càng gây lo ngại về lạm phát”, ông Robert McNally, Chủ tịch công ty tư vấn Rapidan Energy Group, nhận xét.
Khủng hoảng thiếu khí đốt đang lan rộng toàn cầu như thế nào?
Diễn biến giá khí đốt tại thị trường Mỹ.
Khoảng một nửa số hộ gia đình ở Mỹ dùng khí đốt để sưởi ấm và đun nước, theo dữ liệu của Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA).
Châu Âu và châu Á thậm chí đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng khan hiếm khí đốt còn tệ hơn ở Mỹ. Giá khí đốt leo thang và sự thắt chặt nguồn cung đã góp phần dẫn tới những đợt cúp điện liên miên ở Trung Quốc, gây gián đoạn hoạt động của các nhà máy và phủ bóng lên triển vọng phục hồi kinh tế của nhiều nền kinh tế.
“Đây thực sự là thảm hoạ”, ông McNally nói.
Giá khí đốt tăng vọt đã khiến một công ty sản xuất phân bón lớn của Mỹ phải tạm ngừng hoạt động ở Anh. Lo ngại việc này sẽ dẫn tới khan hiếm thực phẩm, Chính phủ Anh đã phải vào cuộc để giải cứu công ty này.
Trên thực tế, nước Mỹ có thể vượt qua được khủng hoảng khí đốt tốt hơn nhiều nước khác, bởi Mỹ là nước đi đầu thế giới về sản xuất khí đốt nhờ sự bùng nổ của lĩnh vực khai thác dầu khí đá phiến mang lại nguồn khí đốt dồi dào. Mỹ là một nước xuất khẩu khí đốt lớn. Tuy nhiên, với châu Âu và châu Á, hai khu vực có độ phụ thuộc cao hơn vào nguồn khí đốt từ bên ngoài, mọi chuyện sẽ khó khăn hơn.
VÌ SAO GIÁ KHÍ ĐỐT TĂNG MẠNH?
Vậy đâu là nguyên nhân khiến giá khí đốt tăng mạnh như vậy? Vấn đề nằm ở chỗ khi hoạt động kinh tế tăng mạnh trở lại, sản lượng khí đốt lại không. Điều đó có nghĩa là nhu cầu phục hồi nhanh hơn nguồn cung, buộc giá phải tăng.
Sau nhiều năm thua lỗ, các nhà sản xuất khí đốt đã trở nên thận trọng với việc đẩy mạnh sản xuất. Lượng khí đốt tồn kho ở 48 bang của Mỹ đang thấp hơn mức bình thường, theo dữ liệu của IEA. Nhu cầu khí đốt ở Mỹ vốn dĩ đã tăng mạnh trong mùa hè năm nay do những đợt sóng nhiệt làm gia tăng nhu cầu sử dụng điều hoà không khí. Trong hệ thống phát điện của Mỹ, 40% nhiên liệu đầu vào là khí đốt.
Sản lượng khí đốt của thế giới còn suy yếu do những đợt gián đoạn sản xuất không được lường trước ở Na Uy và Nga, cũng như siêu bão Ida trên Vịnh Mexico. Do thế giới thiếu khí đốt và giá tăng cao, Mỹ đã đẩy mạnh xuất khẩu khí đốt, khiến lượng khí đốt tồn kho của nước này giảm sâu hơn. Năm nay, Mỹ xuất khẩu bình quân 9,6 tỷ feet khối khí hoá lỏng (LNG) mỗi ngày, tăng 48% so với năm trước đó, theo EIA.
Ngoài ra, các quỹ đầu cơ ở Phố Wall cũng góp phần đẩy giá khí đốt lên cao hơn, khi họ nhận thấy rằng mức tồn kho khí đốt đang ở mức thấp bất thường.
“Đây là một cơn bão hoàn hảo để khiến giá khí đốt tăng”, ông Yawger nhận xét.
Có một tin tốt là một số chuyên gia dự báo giá khí đốt có thể sẽ sớm hạ nhiệt. Tuần trước, Bank of America cho rằng những yếu tố rủi ro đã được phản ánh quá mức vào giá khí đốt, cho rằng giá nhiên liệu này sẽ giảm trong quý 4 và tiếp tục giảm trong năm 2022.
Đợt tăng giá khí đốt này diễn ra vào một thời điểm đầy thách thức đối với các chính phủ trên thế giới, khi họ vừa phải đương đầu với lạm phát cao, vừa phải thúc đẩy sự dịch chuyển khỏi các nhiên liệu hoá thạch nhằm chống lại sự nóng lên của Trái Đất.
Theo IHS Markit, đã có ít nhất 4 nước trong Liên minh châu Âu (EU) triển khai kế hoạch để tiến tới chấm dứt việc sản xuất nhiên liệu hoá thạch trong nước vào năm 2050. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đặt mục tiêu phát điện không tạo ra khí thải carbon vào năm 2035 – một mục tiêu tham vọng đòi hỏi một sự dịch chuyển nhanh khỏi khí đốt và than trong phát điện sang năng lượng gió và mặt trời.
Việc giá khí đốt và giá dầu tăng cao hiện nay là một sự nhắc nhở rằng thế giới vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hoá thạch và sẽ gặp nhiều thách thức trong quá trình “cai” nguồn nhiên liệu truyền thống này.
Trích: https://24hmoney.vn

Hỗ trợ trực tuyến

4505222
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
2252
1794
10195
2444706
4046
4505222

Your IP: 18.217.242.39
Server Time: 2025-01-02 15:38:46

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 24 guests and no members online