Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Tình trạng thiếu khí đốt của châu Âu tác động đến thị trường toàn cầu

Khí đốt trở nên đắt hơn do các nhà đầu tư lo lắng không có đủ lượng hàng hóa dự trữ cho mùa đông. Họ tập trung chú ý tới nhu cầu gia tăng trên thế giới khi nguồn cung tiếp tục dưới mức trung bình. Khu vực có vấn đề lớn nhất là châu Âu, nơi nguồn cung đang ở mức thấp kỷ lục. Lượng khí đốt tự nhiên được lưu trữ ở châu Âu thấp hơn 16% so với mức trung bình trong 5 năm và mức lưu trữ ở mức thấp kỷ lục trong tháng 9 này. Theo dữ liệu gần đây của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, ngay cả ở Mỹ, lượng khí đốt dự trữ thấp hơn 7,6% so với mức trung bình 5 năm. Khí đốt tự nhiên là nhiên liệu sưởi ấm quan trọng và cung cấp khoảng 35% sản lượng điện ở Mỹ. Một số nhà phân tích cho rằng trong một kịch bản cực đoan, giá khí đốt có thể tăng lên gấp đôi nếu có một đợt lạnh kéo dài, đặc biệt là ở châu Âu, nơi tình trạng thiếu hụt có thể trở nên trầm trọng.
Khí đốt tự nhiên tăng giá
Hôm thứ Hai (13/9), giá khí đốt tự nhiên kỳ hạn tháng 10 tăng gần 5,3%, lên khoảng 5,20 USD/một triệu đơn vị nhiệt Anh (mmBtus). Khí tự nhiên tăng 106% tính đến thời điểm hiện tại và là mức cao nhất ở Mỹ trong hơn 7 năm. Tuy nhiên, loại khí đốt tương đương ở thị trường châu Âu và châu Á có giá lên tới 20 USD/mmBtus. Trong 3 hoặc 4 năm qua, có mối liên hệ ngày càng tăng giữa thị trường Mỹ với thị trường toàn cầu. Mỹ đã xuất khẩu khí tự nhiên dưới dạng khí hóa lỏng LNG. Các lô hàng xuất khẩu đang tăng lên, bằng khoảng 10% sản lượng của Mỹ. Theo dữ liệu của chính phủ Mỹ, Hàn Quốc là khách hàng lớn nhất, tiếp theo là Trung Quốc và Nhật Bản. Người mua cũng bao gồm Brazil Ấn Độ, Ba Lan, Tây Ban Nha, Pháp và Bồ Đào Nha.
Daniel Yergin, Phó chủ tịch IHS Markit cho biết nếu mùa đông năm nay lạnh giá, khí đốt trở nên khan hiếm, thị trường chặt chẽ và giá khí đốt sẽ tăng mạnh. Các nhà chiến lược cho biết hiện tại, nguồn cung cấp khí đốt trên thế giới đang bị kéo căng, nhưng giá có thể giảm nếu mùa thu và đầu mùa đông ôn hòa và nhiều khí đốt hơn được dự trữ. Họ lo ngại nhiều về rủi ro giá cả tăng đột biến hơn là giá được duy trì ngày càng cao.
Thị trường đang lo lắng về sự lặp lại của năm ngoái, khi mùa đông lạnh giá ở châu Âu khiến cho dự trữ khí đốt giảm nhiều hơn bình thường. Nguồn cung ở châu Âu không được dự trữ đủ và gần đây Nga cắt giảm một số nguồn xuất khẩu vào châu Âu. Đường ống dẫn khí Dòng chảy Phương Bắc 2 (Nord Stream 2) vừa được xây dựng có thể giải quyết một số vấn đề về nguồn cung cho châu Âu trong vài tháng tới. Gazprom cho biết Nord Stream 2 sẽ cho phép Nga tăng gấp đôi lượng khí đốt xuất khẩu sang châu Âu. Tuy nhiên, cơ quan quản lý năng lượng của Đức hôm thứ Hai cho biết quy trình cấp giấy chứng nhận cho Nord Stream 2 là 4 tháng.
Tác động toàn cầu
Tình hình ở châu Âu đã thu hút sự chú ý của các quan chức Mỹ. Hôm thứ Sáu, Cố vấn cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ về an ninh năng lượng Amos Hochstein nói với các phóng viên rằng ông lo ngại về nguồn cung khí đốt và khả năng thiếu hụt nếu mùa đông trở nên rất lạnh. Hochstein cho biết việc cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng LNG của Mỹ có thể tăng lên và Nga cũng đang ra khỏi giai đoạn nguồn cung thấp. Hiện đang có nhiều cách giải thích khác nhau về những gì đang diễn ra và tại sao nguồn cung của Nga bị hạn chế. Các cơ quan quản lý của Nga và Đức đang tranh luận về việc có áp dụng hay không các quy định mới, các quy định được đưa ra sau khi đã có quyết định cuối cùng về việc đầu tư đường ống dẫn khí Nord Stream 2.

Tình trạng thiếu khí đốt của châu Âu tác động đến thị trường toàn cầu, làm tăng giá sưởi mùa đông. 

Theo các nhà phân tích thị trường, nhu cầu khí đốt ở châu Á cũng là một yếu tố dẫn đến nguồn cung thiếu hụt. Nhu cầu khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Trung Quốc tăng cao hơn 20% so với dự đoán. Châu Âu không có đủ lượng hàng LNG để củng cố kho dự trữ của mình. Nguồn cung khí đốt ở châu Âu không được bổ sung và nhu cầu tăng vọt. Hạn hán làm giảm sản lượng thủy điện khiến cho Mỹ La tinh và Brazil cần nhiều khí đốt. Một số lượng lớn LNG đã đến Brazil trong mùa hè vừa qua. Trong bối cảnh đó, châu Á nói chung, Trung Quốc nói riêng trở nên lo lắng và tăng cường mua LNG.
Theo các nhà phân tích, thị trường khí đốt ở Mỹ sẽ có sự biến động giá cả mạnh hơn so với các năm trước nhưng sẽ không quá nghiêm trọng trong mùa đông này. Số lượng giếng khoan dầu đá phiến ở Mỹ đang tăng lên và có thể sẽ tiếp tục tăng, với khí tự nhiên là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất dầu đá phiến. Lượng khí đốt vào mùa đông thấp hơn 8% so với mức trung bình dự trự trong 5 năm qua nhưng đó sẽ không phải là vấn đề rất tồi tệ. Khi giá khí đốt tăng, cổ phiếu của các nhà sản xuất khí đốt lớn nhất ở Mỹ như EQT, Range Resources và Antero Resources cũng tăng theo. Các nhà đầu tư đang nhảy vào quỹ ETF của United States Natural Fund để đặt cược cho mặt hàng này.

Trích: https://vinanet.vn

 

Những sản phẩm nào sẽ ra mắt cùng iPhone 13 tại sự kiện tối nay của Apple?

Tại sự kiện đặc biệt diễn ra vào tối nay, bên cạnh iPhone 13, nhiều khả năng Apple sẽ cho ra mắt thêm hàng loạt sản phẩm mới đang được nhiều người trông đợi.

Sự kiện đặc biệt của Apple sẽ được mở màn vào lúc 0 giờ ngày 15/9 (theo giờ Việt Nam). Dù "quả táo" không tiết lộ bất kỳ thông tin nào về các sản phẩm sẽ được ra mắt tại sự kiện lần này, nhưng giới công nghệ và những người yêu thích Apple đang trông đợi sự xuất hiện của iPhone 13 cùng hàng loạt thiết bị mới sẽ được Apple trình làng.

Vậy Apple sẽ mang đến sự kiện lần này của mình những sản phẩm nào? Dưới đây là những sản phẩm nhiều khả năng sẽ được Apple công bố tại sự kiện:

Loạt iPhone 13

Đây chắc chắn là "nhân vật chính" và sản phẩm được trông đợi nhất sự kiện lần này. Vẫn như năm ngoái, nhiều khả năng Apple vẫn sẽ cho ra mắt 4 biến thể khác nhau của iPhone 13, bao gồm iPhone 13 mini, iPhone 13, iPhone 13 Pro và iPhone 13 Pro Max.

Những sản phẩm nào sẽ ra mắt cùng iPhone 13 tại sự kiện tối nay của Apple? - 1

iPhone 13 sẽ là "nhân vật chính" được trông đợi nhất tại sự kiện lần này.

Với những ai trông đợi về một phiên bản iPhone 13 có thiết kế hoàn toàn mới, có thể họ sẽ phải thất vọng vì những hình ảnh bị rò rỉ cho thấy loạt iPhone 13 mới hầu như không có thay đổi nào về mặt thiết kế so với iPhone 13, ngoại trừ phần "tai thỏ" được thu gọn hơn và cụm camera kép trên iPhone 13 mini/iPhone 13 được bố trí dạng so le, thay vì thẳng hàng như trên phiên bản cũ.

Sự thay đổi lớn nhất trên loạt iPhone 13 là cấu hình bên trong, khi Apple sẽ trang bị cho sản phẩm chip xử lý A15 thế hệ mới, tăng khả năng xử lý. Ngoài ra, sản phẩm sẽ được trang bị thêm nhiều tính năng mới đầy hứa hẹn như màn hình với tần số quét 120Hz, màn hình ở chế độ luôn sáng (Always-on) hay khả năng kết nối vệ tinh để nhắn tin/gọi điện trong trường hợp khẩn cấp mà không cần có sóng di động…

Đặc biệt, phiên bản iPhone 13 Pro Max nhiều khả năng sẽ là chiếc smartphone đầu tiên trên thế giới có tùy chọn bộ nhớ lên đến 1TB, thay vì chỉ tối đa ở mức 512GB như phiên bản cũ.

Đồng hồ thông minh Apple Watch Series 7

Theo giới công nghệ, ngoài loạt iPhone 13, Apple Watch Series 7 sẽ là sản phẩm đáng chú ý khác được Apple ra mắt tại sự kiện lần này.

Những sản phẩm nào sẽ ra mắt cùng iPhone 13 tại sự kiện tối nay của Apple? - 2

Ảnh bản dựng Apple Watch Series 7 bị rò rỉ trên Internet.

Theo các thông tin bị rò rỉ, Apple Watch Series 7 sẽ là chiếc smartwatch có sự thay đổi lớn nhất về mặt thiết kế kể từ phiên bản Watch Series 4. Sản phẩm sẽ được ra mắt với 2 kích cỡ màn hình 41mm và 45mm, thay vì 40mm và 44mm của Watch Series 6 ra mắt vào năm ngoái. Sản phẩm cũng được cho là sẽ trang bị thỏi pin với dung lượng lớn hơn giúp kéo dài thời gian sử dụng.

Tuy nhiên, ngoại trừ sự khác biệt về thiết kế và kích cỡ màn hình, Apple Watch Series 7 nhiều khả năng sẽ không được trang bị thêm tính năng nào mới và nổi bật so với phiên bản cũ.

Máy tính bảng iPad mini 6

Các mẫu máy tính bảng như iPad, iPad Air và iPad Pro đều được Apple ra mắt phiên bản nâng cấp mới trong vòng 12 tháng qua, tuy nhiên, iPad mini đã không có thêm bất kỳ phiên bản mới nào mới kể từ năm 2019. Do vậy, nhiều khả năng sự kiện đặc biệt sắp đến sẽ là dịp để Apple ra mắt thêm phiên bản iPad mini thế hệ mới.

Những sản phẩm nào sẽ ra mắt cùng iPhone 13 tại sự kiện tối nay của Apple? - 3

Hình ảnh bản dựng cho thấy thiết kế hoàn chỉnh của iPad mini 6.

Hình ảnh iPad mini 6 sắp ra mắt bị rò rỉ trên Internet cho thấy sản phẩm mang phong cách thiết kế giống iPad Air, với viền màn hình mỏng và loại bỏ nút bấm Home vật lý, tích hợp cảm biến vân tay Touch ID vào cạnh bên của máy. iPad mini 6 cũng được cho là sẽ hỗ trợ cây viết Apple Pencil, giúp dễ dàng viết hoặc vẽ lên màn hình sản phẩm.

Về cấu hình bên trong, giới thạo tin cho biết iPad mini 6 sẽ được trang bị chip xử lý A14 Bionic như trên iPad Air và iPhone 12.

Tai nghe không dây AirPods 3

Theo giới thạo tin, Apple đang phát triển chiếc tai nghe không dây thế hệ mới, với tên gọi AirPods 3. Sản phẩm sẽ có thiết kế giống AirPods Pro đã được ra mắt vào năm 2019, cũng được tích hợp tính năng chống ồn chủ động, nhưng sẽ có mức giá "mềm" hơn so với AirPods Pro.

Những sản phẩm nào sẽ ra mắt cùng iPhone 13 tại sự kiện tối nay của Apple? - 4

AirPods 3 có thiết kế và tính năng giống AirPods Pro, nhưng mức giá "mềm" hơn.

Hiện vẫn chưa có nhiều thông tin liên quan đến chiếc tai nghe không dây này, những ai yêu thích Apple sẽ phải chờ đợi đến khi sự kiện đặc biệt của "quả táo" kết thúc mới có được trọn vẹn câu trả lời về sản phẩm.

Trích: https://dantri.com.vn

 

Châu Âu cảnh báo biến chủng Mu tiềm ẩn nguy cơ đáng lo ngại

Cơ quan Dược châu Âu cho rằng, biến chủng Mu của virus SARS-CoV-2 tiềm ẩn mối lo ngại mặc dù hiện chưa có nhiều dữ liệu cho thấy nó sẽ vượt biến chủng Delta.

Châu Âu cảnh báo biến chủng Mu tiềm ẩn nguy cơ đáng lo ngại - 1

Mu được xếp vào nhóm biến chủng "đáng quan tâm"

AFP dẫn lời ông Marco Cavaleri, chiến lược gia về vắc xin của Cơ quan Dược châu Âu (EMA), tại một cuộc họp báo ngày 9/9 cho biết, hiện tại mối quan tâm chính của EMA vẫn là biến chủng Delta, nhưng cơ quan này cũng theo dõi các biến chủng tiềm ẩn nguy cơ khác như Lambda và gần đây hơn là biến chủng Mu.

"Mu tiềm ẩn nhiều lo ngại hơn bởi vì nó có thể né miễn dịch cao hơn", ông Calaveri nói. Ông cho biết thêm, EMA sẽ thảo luận với các nhà sản xuất vắc xin về hiệu quả của các vắc xin hiện thời trong việc đối phó biến chủng Mu.

"Tuy nhiên, tôi cũng phải nói rằng, chúng tôi vẫn chưa có dữ liệu cho thấy Mu sẽ lây lan mạnh hơn hay có thể sẽ vượt Delta trở thành biến chủng trội", ông Cavaleri nói.

Tất cả các loại virus, trong đó có virus SARS-CoV-2 đều liên tục biến đổi qua thời gian. Hầu hết các biến đổi này không có hoặc ít có ảnh hưởng, nhưng một số đột biến có thể làm tăng khả năng lây lan, tăng độc lực của virus hoặc khiến chúng dễ né miễn dịch hơn.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hiện xếp 4 biến chủng, trong đó có Delta, vào nhóm "biến chủng đáng lo ngại", và 5 biến chủng vào nhóm "đáng quan tâm", trong đó có Mu. Theo WHO, Mu "có một vài đột biến có thể có khả năng vượt qua hệ miễn dịch, giống như hiện tượng xảy ra với biến chủng Beta" và cần được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn.

Mu được phát hiện lần đầu ở Colombia vào tháng 1 năm nay và chiếm khoảng 40% ca bệnh Covid-19 ở nước này. Biến chủng Mu đã xuất hiện ở hơn 40 quốc gia, gây bệnh Covid-19 cho khoảng 4.500 người. Đến nay chưa có nhiều thông tin về biến chủng Mu, có tên khoa học là B.1.621, song giới chuyên gia cảnh báo biến chủng này có thể dễ kháng vắc xin hơn so với chủng ban đầu của SARS-CoV-2.

Kết quả phân tích trình tự gen cho thấy, Mu có 8 đột biến ở protein gai, trong đó nhiều đột biến cũng có ở các biến chủng đáng lo ngại. Các đột biến như E484K và N501Y làm cho virus tăng khả năng né kháng thể do vắc xin tạo ra. Đột biến E484K khiến các biến chủng tăng khả năng kháng vắc xin, đặc biệt với những người mới tiêm một liều.

Một nghiên cứu chưa có bình duyệt khoa học cho thấy, đột biến P681H giúp biến chủng Alpha dễ lây lan hơn cũng có mặt ở Mu.

Ngoài ra, Mu cũng có các đột biến mà chưa từng xuất hiện ở bất cứ biến chủng trước đó, do vậy, giới khoa học vẫn cần nghiên cứu thêm để đánh giá mức độ nguy hiểm của biến chủng này. Theo một nghiên cứu cũng chưa có bình duyệt khoa học, Mu có mức độ lây lan gấp 2 lần chủng ban đầu của SARS-CoV-2.

Tuy vậy, giới chuyên gia cho rằng, các vắc xin hiện thời vẫn có hiệu quả chống lại biến chủng Mu.

Trích: https://dantri.com.vn

 

Giá xăng dầu biến động ra sao trong "2 năm Covid-19"?

Sau gần 2 năm với hàng loạt đợt điều chỉnh tăng, giảm, giá xăng dầu hiện nay đã tăng cao hơn so với thời điểm đầu năm 2020 - thời điểm trước khi Covid-19 ập đến.

Giá xăng dầu biến động ra sao trong 2 năm Covid-19? - 1
 

Trích: https://dantri.com.vn

 

Bão Conson vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 5

Đêm qua (8/9), sau khi vượt qua Philippines, bão Conson đã đi vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 5 năm 2021 trên Biển Đông.

Bão Conson vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 5 - 1

Vị trí và hướng di chuyển của bão số 5. 

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4h ngày 9/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,7 độ Vĩ Bắc; 118,8 độ Kinh Đông, cách Quần đảo Hoàng Sa khoảng 780 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90 km/giờ), giật cấp 11. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 120 km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20 km và có khả năng mạnh thêm. Đến 4h ngày 10/9, vị trí tâm bão ở khoảng 16,5 độ Vĩ Bắc; 115,0 độ Kinh Đông, cách Quần đảo Hoàng Sa khoảng 350 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90-100 km/giờ), giật cấp 12.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 14,0 đến 18,0 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 113,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và lốc xoáy.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 10-15  km và có khả năng mạnh thêm. Đến 4h ngày 11/9, vị trí tâm bão ở khoảng 16,4 độ Vĩ Bắc; 112,3 độ Kinh Đông, ngay trên khu vực Quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-120 km/giờ), giật cấp 13.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 5-10 km. Đến 4h ngày 12/9, vị trí tâm bão ở khoảng 16,6 độ Vĩ Bắc; 110,5 độ Kinh Đông, cách Quần đảo Hoàng Sa khoảng 150 km về phía Tây. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-120 km/giờ), giật cấp 13.

Trong 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được 5-10 km.

Cảnh báo gió mạnh và sóng lớn trên biển: Ở vùng biển phía Đông khu vực Bắc và Giữa Biển Đông có xoáy cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9, sau tăng lên 10, giật cấp 12; sóng biển cao từ 4,0-6,0 m; biển động dữ dội.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc và Giữa Biển đông: cấp 3.

 Trích: https://dantri.com.vn

 

Hỗ trợ trực tuyến

3653002
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
1591
4641
33920
1566887
80164
3653002

Your IP: 3.145.105.105
Server Time: 2024-04-19 19:43:11

SUPPORT ONLINE

Mr Giang Tử - 0913.329.033
Mrs. Nga - 0903.228.574

 

 

We have 24 guests and no members online