Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Năm 2015, kinh tế Việt Nam sẽ tươi sáng hơn

Ngân hàng HSBC vừa có báo cáo triển vọng kinh tế Việt Nam tháng 1/2015, với nhận định: Nền kinh tế sẽ đạt mức tăng mạnh trong năm 2015.

Ngày 6/1, Ngân hàng HSBC Việt Nam công bố bản báo cáo kinh tế vĩ mô với tiêu đề "Khởi đầu thuận lợi: Hoạt động sản xuất công nghiệp phục hồi", trong đó nhấn mạnh trong ngắn hạn, nền kinh tế Việt Nam sẽ tươi sáng hơn.
 
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Theo phân tích của HSBC, nếu nhìn thoáng qua, năm 2015 có thể được đánh giá sẽ là một năm khó khăn. Việt Nam là quốc gia chú trọng xuất khẩu trong khi nhu cầu toàn cầu lại đang chậm lại. Giá dầu giảm cũng làm hạn chế nguồn thu ngân sách quan trọng và thu nhập xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Nhu cầu trong nước mặc dù đã có sự cải thiện một cách chậm chạp, vẫn bị ảnh hưởng bởi các khoản nợ xấu cao của ngành ngân hàng và sự bảo thủ của lĩnh vực tư nhân. Tuy nhiên, xem xét kỹ hơn thì kinh tế sẽ đạt mức tăng mạnh trong năm 2015.
Cùng với nhu cầu nước ngoài với hàng hóa Việt Nam ngày càng tăng, nhu cầu trong nước cũng trong quá trình dần phục hồi trong năm 2015 - 2016 khi sự chuyển dịch thu nhập và dân số sẽ tạo thuận lợi cho tiêu dùng và đầu tư. "GDP của Việt Nam trong năm 2015 sẽ tăng 6,1% so với mức 6% trong năm 2014".
Trong năm 2014, nền kinh tế đã thu hút 12,4 tỷ USD của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được giải ngân và 20,2 tỷ USD của nguồn vốn đăng ký FDI. Hầu hết các hoạt động đầu tư đều đổ vào ngành sản xuất giúp chuyển đổi cấu trúc ngành xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2006, dầu thô chiếm 21% tổng kim ngạch xuất khẩu trong khi điện thoại chỉ là 0%.
Đến năm 2014, các lô hàng dầu thô đã giảm chỉ còn 4,8% trong khi điện thoại di động đã tăng lên 16,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. HSBC hy vọng giá trị xuất khẩu sẽ tăng 12% trong năm 2015.
Nhìn lại năm 2014, báo cáo phân tích, kinh tế Việt Nam đã trải qua năm 2014 với một số thành tựu như tăng trưởng GDP vượt mục tiêu và cao nhất 3 năm, lạm phát thấp, cán cân thương mại thặng dư, sản xuất công nghiệp tăng trưởng...
Sang năm 2015, nhà điều hành đánh giá kinh tế sẽ tiếp tục phục hồi, song vẫn còn nhiều thách thức khi kinh tế toàn cầu diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến quốc gia vốn có độ mở lớn, chú trọng xuất khẩu như Việt Nam.
Trích nguồn : http://ktdt.vn

Giá xăng tiếp tục giảm 310 đồng/lít

- Từ 16h30 hôm nay (06/1/2015), các doanh nghiệp đầu mối tiếp tục điều chỉnh giảm giá xăng, dầu do diễn biến giá xăng dầu thế giới liên tục giảm tính bình quân 15 ngày qua.

 
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Theo yêu cầu Liên bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng, dầu đã điều chỉnh giá xăng RON 92 giảm 310 đồng/lít xuống còn 17.570 đồng/lít; giá dầu diesel giảm 360 đồng/lít còn 16.630 đồng/lít; giá dầu hỏa giảm 290 đồng/lít còn 17.110 đồng/ lít và dầu mazut giảm 200 đồng/kg còn 13.295 đồng/kg.
Cùng với đó, giá dầu diezen 0,05s giảm 360 đồng/lít; dầu hỏa giảm 290 đồng/lít và dầu mazút 3,5s giảm tương ứng là 200 đồng/kg.

Lãnh đạo Petrolimex cho biết, việc giảm giá xăng dầu lần này xuất phát từ thực tiễn diễn biến giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới trong chu kỳ tính giá, phù hợp với nguyên tắc xác định giá bán tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu (NĐ 83) và các văn bản hướng dẫn thi hành NĐ 83 của Liên Bộ Công Thương - Tài chính.
Đây là lần điều chỉnh giá xăng dầu đầu tiên trong năm 2015. Lần gần đây nhất giá xăng dầu giảm là ngày 22/12/2014, khi đó giá xăng giảm kỷ lục 2.050 đồng/lít. Trong năm 2014, giá xăng dầu đã điều chỉnh 24 lần với 19 lần giảm.
Liên bộ cũng thông báo giảm mức trích lập Quỹ Bình ổn giá 300 đồng/lít,kg (từ 800 đồng/lít,kg xuống còn 500 đồng/lít,kg) đối với tất cả chủng loại xăng động cơ, các loại dầu diezel, dầu hỏa và các loại dầu mazut.
Theo văn bản số 54/BCT-TTTN của Bộ Công Thương về việc điều hành kinh doanh xăng dầu, mức trích Quỹ bình ổn giá xăng dầu (BOG) từ 16 giờ 30 ngày 6/1/2015 như sau:
 
Trích nguồn : http://ktdt.vn

TKV nộp ngân sách tăng 11% so với kế hoạch

Thông tin từ Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho thấy, năm 2014 TKV đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất - kinh doanh theo kế hoạch

Năm 2014, doanh thu của TKV ước đạt 106.820 tỷ đồng, tăng 12,3% so với năm 2013. (Ảnh: Nguồn Internet).      

Theo đó, doanh thu của toàn tập đoàn ước đạt 106.820 tỷ đồng, tăng 12,3% so với năm 2013. Trong đó, doanh thu sản xuất than dự kiến đạt 52.500 tỷ đồng, với mức lợi nhuận đạt khoảng 2.000 tỷ đồng, tương đương với chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Năm 2014, TKV cũng dự kiến nộp ngân sách khoảng 12.000 tỷ đồng, tăng 11% so với kế hoạch. Tiền lương bình quân của cán bộ công nhân viên tập đoàn dự kiến đạt 8,2 triệu đồng/người/tháng.

Cũng theo thông tin từ TKV, năm 2014, lượng than sạch của tập đoàn đạt 35,3 triệu tấn, tăng 1,1 triệu tấn so với kế hoạch và bằng năm 2013. Sản lượng điện do TKV sản xuất năm 2014 ước đạt 8,5 tỷ kWh, bằng 100% kế hoạch, tăng 1% so với năm 2013.

Năm 2015, TKV phấn đấu đạt tổng doanh thu 114.006 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận dự kiến đạt 1.500 tỷ đồng. Về kế hoạch khai thác than, năm 2015 Tập đoàn dự kiến đạt sản lượng than khai thác là 40,8 triệu tấn, trong đó, than lộ thiên đạt khoảng 18 triệu tấn, than hầm lò khoảng 22 triệu tấn.

Tập đoàn phấn đấu lượng than tiêu thụ năm 2015 là 38 triệu tấn, tiền lương bình quân 8,7 triệu đồng/người/tháng.

Trích nguồn : http://baocongthuong.com.vn

Vinacomin sẽ chủ động nguồn than cho điện

- Nhu cầu than trong năm 2015 sẽ tăng khoảng 6 triệu tấn nên Vinacomin cân đối nguồn cung để chưa phải nhập khẩu than cho điện.

Nhu cầu than cho sản xuất điện sẽ tăng lên kể từ năm 2015 do nhiều dự án nhiệt điện than hoàn thành và đi vào hoạt động. Theo kế hoạch, giai đoạn từ năm 2015 - 2020 nước ta sẽ phải nhập khẩu từ 10 - 30 triệu tấn than cho sản xuất điện.

Tuy nhiên, Tập đoàn Công nghiệp than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) khẳng định, ngành than đang quyết liệt tái cơ cấu, tập trung vào lĩnh vực đầu tư khai thác và chế biến than nhằm đảm bảo nhu cầu than cho các ngành kinh tế. Theo đó, năm 2015, Việt Nam vẫn chủ động được nguồn than trong nước và chưa phải nhập khẩu.

Tiêu thụ than vẫn cao so với khả năng đáp ứng

Theo Quy hoạch phát triển ngành than, năm 2015, lượng than nhập khẩu cho nền kinh tế dự kiến khoảng 28 triệu tấn, khoảng 66 triệu tấn vào năm 2020 và khoảng 126 triệu tấn vào năm 2025. Chỉ tính riêng nhu cầu than cho sản xuất điện (theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 tầm nhìn 2030 - Quy hoạch điện 7) đến năm 2020 là hơn 67 triệu tấn, đến năm 2030 là 171 triệu tấn.

Tuy nhiên, Quy hoạch điện 7 đang được hiệu chỉnh, dự kiến công suất các nhà máy điện chạy than theo tính toán mới sẽ giảm so với Quy hoạch. Cụ thể, sẽ giảm khoảng 7.800MW trong giai đoạn 2011-2020 và giảm 16.600MW giai đoạn đến năm 2030. Theo đó, nhu cầu than tiêu thụ cũng giảm tương ứng 12,6 triệu tấn và 32 triệu tấn. Còn theo tính toán của Vinacomin, nhu cầu than thực tế phục vụ nền kinh tế trong giai đoạn 2015-2020 thấp hơn nhiều so với kế hoạch.

 


Năm 2015 Vinacomin chủ động nguồn than chưa phải nhập khẩu. (Ảnh: KT)

Ông Nguyễn Văn Biên - Phó TGĐ Vinacomin phân tích, do nhiều dự án nhiệt điện chậm tiến độ nên Tập đoàn đã tính toán tổng nhu cầu than cho điện năm 2015 vào khoảng 23-24 triệu tấn. So với nhu cầu năm 2014 (sử dụng khoảng 17-18 triệu tấn) thì nhu cầu tăng khoảng 6 triệu tấn.

 

“Với việc tăng khoảng 6 triệu tấn năm 2015 thì nguồn than trong nước vẫn đáp ứng được nên Vinacomin cân đối sẽ chưa phải nhập khẩu than cho điện, nhưng từ 2016 trở đi thì sẽ phải nhập khẩu. Đến năm 2020 sẽ nhập khẩu lên đến 20-30 triệu tấn”, ông Biên cho biết.

Mặc dù nhu cầu tiêu thụ than có giảm so với kế hoạch nhưng vẫn còn khá cao so với khả năng đáp ứng. Trên thực tế, năng lực sản xuất của riêng Vinacomin dự kiến trong năm 2014 này vào khoảng 37 triệu tấn, tiêu thụ khoảng 35,5 triệu tấn, trong đó tiêu thụ nội địa 28 triệu tấn, xuất khẩu 7,5 triệu tấn. Vì vậy, để giảm tối đa lượng than phải nhập khẩu từ năm 2016 trở đi, Vinacomin đặt mục tiêu phải đạt sản lượng khai thác than giai đoạn 2016-2020 là 42 triệu tấn/năm và đặt mục tiêu khai thác sản lượng đạt 38 triệu tấn than trong năm 2015.

Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinacomin, ông Lê Minh Chuẩn cho biết, từ năm 2015, Vinacomin sẽ chỉ xuất khẩu loại than trong nước chưa sử dụng được.

“Theo đúng lộ trình Chính phủ đã phê duyệt, đến năm 2015 về cơ bản Vinacomin không còn xuất khẩu than, lúc đó than tập trung cho phát triển kinh tế trong nước. Riêng trong năm 2014 lượng than xuất khẩu chỉ bằng khoảng 60-65% của năm 2013”, ông Lê Minh Chuẩn chỉ rõ.

Mới đây, Vinacomin đã đưa ra 3 giải pháp cơ bản để thực hiện nhiệm vụ đảm bảo nguồn than cho sản xuất trong nước, đó là quyết liệt tái cấu trúc để tập trung nguồn lực cho lĩnh vực mũi nhọn là khai thác và chế biến than; đẩy mạnh đầu tư, đảm bảo tiến độ các dự án khai thác xuống sâu sẽ triệt để tiết kiệm, tận thu tài nguyên than; Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực thợ lò chất lượng cao đồng thời với tạo các điều kiện để giữ chân lao động thợ lò, đảm bảo yêu cầu phát triển mở rộng quy mô khai thác trong điều kiện mới.

Hiện nay, Vinacomin đang tích cực triển khai nhiều dự án xây dựng mỏ mới trong khai thác hầm lò, mở vỉa bằng giếng đứng, khai thác than từ độ sâu -300 đến -500 mét so với mực nước biển như Núi Béo, Khe Chàm II-IV... Đây là những dự án yêu cầu kỹ thuật công nghệ cao, lần đầu tiên do công nhân ngành than thiết kế và thi công.

Sử dụng tiết kiệm, khai thác hợp lý nguồn tài nguyên

Theo ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, do những tồn tại trong việc bù lỗ cho ngành điện nhiều năm trước đây, cộng với nhu cầu than trên thế giới giảm, giá than xuất khẩu hiện nay khá thấp, vì thế khả năng cân đối tài chính để có thể đầu tư khai thác chế biến được hơn 50 triệu tấn than sau năm 2015 (theo kế hoạch) là rất khó khăn. Ông Trần Viết Ngãi cho rằng, cần sử dụng tiết kiệm, khai thác hợp lý và tận thu nguồn tài nguyên.

“Cần phải tiết kiệm triệt để với những nhiên liệu đầu vào bởi chỉ 10-15 năm nữa Việt Nam sẽ phải nhập khẩu than và khí, lúc đó chưa biết giá nhập khẩu sẽ là bao nhiêu. Vì thế bên cạnh việc tính toán, nghiên cứu điều chỉnh lại Quy hoạch Điện 7, nên giảm các nhà máy nhiệt điện than, vì khi xây dựng quá nhiều không chỉ áp lực cho nhập khẩu than mà còn tăng nguy cơ về ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính...”, ông Ngãi chỉ rõ.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, nhu cầu than toàn cầu cũng sẽ tăng trưởng chậm trong 5 năm tới. Riêng ở Việt Nam, nhiều chuyên gia năng lượng cũng cho rằng, khi Nhà máy thủy điện Lai Châu hòa lưới kể từ sau 2016, cùng với nguồn thủy điện lớn như Hòa Bình, Sơn La ở miền Bắc, một số thủy điện ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên… được khai thác hợp lý, cần chú trọng phát triển các nguồn năng lượng mới và tái tạo (điện gió, mặt trời…) đồng thời sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, sẽ góp phần quan trọng vào việc giảm sản lượng than nhập khẩu cho sản xuất điện trong tương lai./.

Trao đổi với phóng viên tại Hội nghị tổng kết ngành Công Thương sáng 31/12, ông Đặng Thanh Hải, Tổng Giám đốc Vinacomin cho biết, thời gian tới mặc dù Vinacomin vẫn chủ động đáp ứng đủ than cho nền kinh tế, chưa phải nhập khẩu than, nhưng Vinacomin vẫn có nhập một lượng nhỏ than để tiếp tục lấy kinh nghiệm, liên kết tạo bạn hàng, đảm bảo cho việc nhập khẩu một lượng than lớn trong giai đoạn sau năm 2018./.
Trích nguồn : http://vov.vn

Chạy đua cấp phép cho dự án lọc hóa dầu Nhơn Hội

 - Dự án lọc hoá dầu Nhơn Hội (Quy Nhơn, Bình Định) có thể khởi công vào cuối năm 2016 và vận hành chính thức vào năm 2021.

Ưu đãi lớn

Ông Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết thực hiện ý kiến chỉ đạo, chủ đầu tư giúp địa phương nghiên cứu, đề xuất, vận dụng các cơ chế chính sách, pháp lý hoàn thiện thủ tục trong tháng 1/2015 để đến đầu tháng 2/2015 (trước Tết Nguyên đán Ất Mùi), UBND tỉnh cấp Giấy phép đầu tư cho dự án.

Dự án Lọc hóa dầu (Victory) Nhơn Hội do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Thái Lan (PTT), đối tác chiến lược Saudi Aramco (Saudi Arabia) và các đối tác khác làm chủ đầu tư.

Dự án có quy mô diện tích khoảng 1.400ha tại Khu kinh tế Nhơn Hội, công suất 400.000 thùng dầu thô/ngày (tương đương 20 triệu tấn/năm và đến sau 2021 sẽ xem xét nâng công suất lên 660.000 thùng/ngày (tương đương 30 triệu tấn/năm).

Tổng nguồn vốn đầu tư là 22 tỷ USD và khi mở rộng công suất lên 30 triệu tấn/năm tổng vốn đầu tư nâng lên 30 tỷ USD. 

Mô hình dự án Tổ hợp lọc hóa dầu Nhơn Hội.
Mô hình dự án Tổ hợp lọc hóa dầu Nhơn Hội.

Trước đó, ngày 19/12/2014, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt bổ sung Dự án lọc hóa dầu Nhơn Hội-Bình Định vào quy hoạch chung phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2025. Thủ tướng cũng chấp thuận một số ưu đãi đầu tư được tỉnh Bình Định và Bộ Tài chính đề xuất trước đó.

Cụ thể, dự án sẽ thuộc danh mục đặc biệt khuyến khích đầu tư. Theo quy định hiện hành, lọc dầu Nhơn Hội cũng sẽ được hưởng ưu đãi như các dự án khác triển khai tại địa bàn khó khăn, khu kinh tế, khu công nghiệp cao như: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 15 năm, miễn thuế trong 4 năm đầu, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.

Riêng đề xuất thuế xuất khẩu sản phẩm, gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 30 năm của chủ đầu tư sẽ được xem xét trong giai đoạn thu xếp vốn.

Ngoài ra, dự án cũng được miễn thuế thuê đất và thuế nhập khẩu dầu thô cũng như các thiết bị, máy móc, vật tư mà trong nước chưa sản xuất. Khi nhà máy hoàn thành, các sản phẩm lọc hóa dầu cũng được bán và phân phối tại thị trường Việt Nam, trong đó Chính phủ không cam kết mức thuế nhập khẩu sản phẩm lọc dầu, hóa dầu của dự án.

Trước đó, chủ đầu tư đã xin nhiều ưu đãi, trong đó có một số nội dung "vượt khung" như miễn tiền thuê đất trong 70 năm, thuế thu nhập trong 13 năm đầu... và các ưu đãi không thấp hơn đối với các dự án lọc dầu đã và đang xây dựng tại Việt Nam. Tuy nhiên, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương đều cho rằng không phù hợp với quy định.

Giá đắt phải trả

Trong chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam tới năm 2020, chỉ có 3 dự án lọc hóa dầu. Đó là nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi) với vốn đầu tư hơn 3 tỷ USD, công suất 6,4 triệu tấn dầu thô/năm; Nghi Sơn (Thanh Hóa) vốn đầu tư 9 tỷ USD, công suất 10 triệu tấn dầu thô/năm; Long Sơn (Bà Rịa-Vũng Tàu) vốn đầu tư 4,5 tỷ USD, công suất 10 triệu tấn dầu thô/năm.

Tuy nhiên, đến nay các nhà máy lọc hóa dầu phát triển ồ ạt với rất nhiều dự án, tập trung chủ yếu ở miền Trung.

Nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam đang "bội thực" các dự án lọc hoá dầu với sự tham gia của các nhà đầu tư ngoài. Từng trao đổi với Đất Việt, TS Nguyễn Đông Hải, nguyên lãnh đạo Tổng cục Dầu khí (nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) lo ngại, công nghiệp lọc hóa dầu phát triển mạnh nhưng chưa ai nghĩ đến hậu quả ô nhiễm của nó.

Việc các nhà đầu tư ngoại chọn Việt Nam làm điểm đầu tư các dự án lọc dầu, theo ông Hải, đó là bài toán địa chính trị-kinh tế.

"Tại sao hầu hết các dự án lọc dầu đều được đặt tại miền Trung? Miền Nam là vựa lúa, phải dựa vào đó người dân mới sống được, còn miền Bắc ở mức độ nào đó cũng có nền công nghiệp, chỉ có miền Trung là khoảnh đất dài và cằn cối nhất. Thế nên đặt các nhà máy lọc dầu ở đây cũng là để thúc đẩy kinh tế miền Trung phát triển. Nhưng các nhà đầu tư ngoại sẽ được gì?

Thử nhìn dự án lọc dầu Nhơn Hội, tại sao nhà đầu tư PTT Thái Lan lại sốt sắng với nó vậy? Khi nhà máy này hoạt động, họ sẽ xuất các sản phẩm lọc dầu, hóa dầu cho ai nhiều nhất? Có lẽ là thị trường gần nhất với Việt Nam: Trung Quốc. Từ đây chở các sản phẩm lọc dầu, hóa dầu về Trung Quốc chỉ mất 1 ngày là tối đa".

Để có vốn và nguyên liệu, theo TS Nguyễn Đông Hải, Việt Nam phải chấp nhận đánh đổi, bị chi phối về kinh tế, hứng chịu rủi ro về môi trường và an ninh.

"Quyền chủ động không thuộc về Việt Nam. Tỷ lệ góp vốn vào các dự án lọc dầu của Việt Nam thấp nên không nắm được chủ thể của nhà máy. Việt Nam chỉ nắm chủ quyền, được hình ảnh là nước chủ nhà, mang nhiều ý nghĩa tượng trưng, mà trong làm ăn kinh tế thì không có tượng trưng!".

Trong khi đó, ông Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cũng thẳng thắn, các dự án lọc hóa dầu chẳng khai thác được lợi thế gì của Việt Nam. Ngay nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam là Dung Quất có mỏ Bạch Hổ cũng đã phải nhập 10-20% sản lượng dầu thô, vậy nên tất cả các nhà máy khi đi vào hoạt động cũng đều phải nhập khẩu dầu thô, nghĩa là chịu sự chi phối của giá dầu thô thế giới.

Việt Nam chẳng thu được đồng thuế nào trừ chút thuế giá trị gia tăng, thậm chí còn phải bù thuế cho các nhà máy lọc dầu. Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nghi Sơn đang được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu.

"Ai đó nói rằng các nhà đầu tư ngoại sẽ đưa đến Việt Nam công nghệ hiện đại, kiểm soát được ô nhiễm môi trường nhưng thử hỏi, họ có đảm bảo được rằng đó là công nghệ hiện đại? Không loại trừ trường hợp nhà đầu tư tháo nhà máy lọc dầu cũ, bôi dầu mỡ làm bóng lại rồi đưa sang Việt Nam.

Hiện nay, các nhà máy cứ nói dây chuyền hiện đại, công nghệ cao nhưng có dám khẳng định không có hàng Trung Quốc?".

"Thiết bị như thế đương nhiên sẽ ô nhiễm môi trường. Việt Nam tập trung công nghệ kỹ thuật cho nhà máy lọc dầu Dung Quất như thế nhưng thử hỏi đã bị xì bao nhiêu lần? Tất nhiên đó là chuyện bình thường, khó tránh của công nghệ nhưng nếu là thiết bị kém chất lượng thì sẽ ra sao?", ông Dũng gay gắt.

Bởi thế, nguyên Phó Tổng giám đốc của PVN cho rằng, đứng ở góc độ kinh tế, cái duy nhất Việt Nam nhận được từ các dự án lọc dầu là nó trở thành đầu tàu phát triển các lĩnh vực khác, tạo công ăn việc làm ở vùng và khu vực. Nhưng như vậy không phải chỗ nào cũng có đầu tàu.

"Việt Nam chấp nhận hy sinh để phát triển kinh tế nhưng cái giá phải trả quá lớn. Điều gì sẽ xảy ra nếu nhà đầu tư khai thác hết các ưu đãi rồi rút đi? Hậu quả khi đó người dân sẽ phải gánh chịu", ông trăn trở.

Trích nguồn : http://baodatviet.vn

Hỗ trợ trực tuyến

3727194
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
1030
2211
17638
1623386
6487
3727194

Your IP: 3.147.54.6
Server Time: 2024-05-03 08:14:31

SUPPORT ONLINE

Mr Giang Tử - 0913.329.033
Mrs. Nga - 0903.228.574

 

 

We have 25 guests and no members online