Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Những lưu ý khi bảo dưỡng lốp ôtô

Nếu như việc duy trì áp suất hơi tiêu chuẩn giúp xe an toàn, tiết kiệm xăng thì việc đảo lốp, cân bằng bánh hay điều chỉnh góc đặt bánh làm giảm ồn, tăng tuổi thọ.

Theo một thống kê, chỉ có 19% số ôtô tại Mỹ được kiểm tra áp suất hơi thường xuyên; cứ 4 xe thì có một xe có ít nhất một bánh non hơi. Hàng năm, Mỹ có tới 11.000 tai nạn liên quan tới lốp, cướp đi sinh mạng của hơn 200 người. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc bảo dưỡng lốp thường xuyên.

Kiểm tra áp suất hơi – hành động nhỏ, lợi ích lớn

Trong điều kiện bình thường, trung bình áp suất hơi giảm khoảng 0,068 atmosphere mỗi tháng, tốc độ này sẽ tăng lên nếu chạy xe trong điều kiện nắng nóng. Đóng vai trò cầu nối trong tương tác giữa mặt đường-xe, lốp xe nằm trong số những chi tiết quan trọng và làm việc nặng nhọc nhất. Quá trình bánh lăn trên đường, lốp xe liên tục trong trạng thái co giãn cục bộ theo tốc độ quay. Lốp non hơi có độ cứng thấp, quá trình biến dạng xảy ra mạnh làm tăng tốc độ phá hủy lốp, ngoài ra còn làm giảm các chức năng vốn có của lốp xe, mất khả năng an toàn.

Kiểm tra áp suất hơi.
Kiểm tra áp suất hơi.

Lốp non hơi cũng làm tăng lực cản lăn dẫn đến tổn hao công suất động cơ. Việc sử dụng lốp theo đúng khuyến cáo giúp cải thiện 3,3% mức tiêu thụ nhiên liệu. Tuy nhiên sử dụng lốp quá căng lại làm giảm diện tích tiếp xúc giữa lốp với mặt đường. Áp suất tại khu vực tiếp xúc tăng, lốp nhanh bị mòn ở giữa và dễ gây nổ lốp.

Theo các chuyên gia, nên định kỳ kiểm tra áp suất lốp ít nhất mỗi tháng một lần.

Kiểm tra độ mòn của lốp

Ai cũng biết việc sử dụng lốp quá mòn đặc biệt nguy hiểm. Khi lớp hoa lốp mòn tới vấu nằm trong rãnh thì đó là lúc cần thay lốp mới. Sử dụng lốp trọc không những dễ bị nổ mà còn tăng nguy cơ mất bám đường khi đi mưa.

Cần thay lốp khi thấy ta-lông mòn đến vấu nằm trong rãnh hoặc lốp xuất hiện nhiều vết rạn nứt lớn, mặt bên phồng không đều.
Cần thay lốp khi thấy ta-lông mòn đến vấu nằm trong rãnh hoặc lốp xuất hiện nhiều vết rạn nứt lớn, mặt bên phồng không đều.

Kiểm tra tuổi lốp

Lốp càng để lâu chất lượng càng suy giảm dù đó là chiếc lốp mới chưa hề sử dụng. Theo thời gian, lớp cao su dần lão hóa trở nên mục dễ nứt, vỡ, khả năng chịu tải giảm. Nissan và Mercedes tư vấn cho khác hàng rằng nên thay lốp sau 6 năm sử dụng cho dù lớp hoa lốp chưa mòn quá mức.

Hai hãng sản xuất lốp, Continental và Michelin cho biết một chiếc lốp có thể được sử dụng trong 10 năm, và người sử dụng nên kiểm tra lốp sau 5 năm. Còn hiệp hội các nhà sản xuất cao su lại cho biết, không thể đánh giá được khi nào cần thay lốp. Vì chất lượng lốp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiệt độ, điều kiện bảo quản, điều kiện sử dụng.

4 ký tự cuối cùng cho biết thời điểm sản xuất lốp. Ví dụ, trên hình 4202 tức là lốp được sản xuất vào tuần thứ 42 của năm 2002.
4 ký tự cuối cùng cho biết thời điểm sản xuất lốp. Ví dụ, trên hình 4202 tức là lốp được sản xuất vào tuần thứ 42 của năm 2002.

Theo quy định của Bộ giao thông Mỹ, với các loại lốp được sản xuất sau năm 2000 ở mặt bên của lốp thường có một chuỗi ký tự ở sau ký hiệu “DOT”, trong đó 4 số cuối chỉ thời điểm sản xuất lốp. Hai số cuối chỉ năm sản xuất, 2 số đầu chỉ thứ tự tuần sản xuất trong năm. Ví dụ, nếu trên lốp ghi 4202 có nghĩ rằng chiếc lốp này được sản xuất vào tuần thứ 42 của năm 2002.

Cân bằng bánh xe – biện pháp chống rung

Hiện tượng mất cân bằng xuất hiện khi trọng tâm của bánh không nằm trên trục của nó. Khi quay tròn, lực quán tính ly tâm làm bánh bị lắc quanh trục gây ra hiện tượng rung. Bổ sung thêm trọng lượng giúp điều chỉnh trọng tâm bánh xe trở lại trục quay sẽ triệt tiêu lực quán tính ly tâm.

Đảo lốp giúp kéo dài tuổi thọ

Đảo lốp giúp kéo dài tuổi thọ và nâng cao độ an toàn khi lái xe. Định kỳ kiểm tra và đảo lốp khi quãng đường đi đạt khoảng 5.000 km tại các trung tâm uy tín. Việc đảo lốp nên kết hợp với việc cân bằng lốp xe và kiểm tra các góc đặt bánh.

Theo Vnexpress

,

Ngân hàng Việt Nam vào tầm ngắm của tội phạm thẻ Trung Quốc

Tang vật thu giữ trong vụ án một người Trung Quốc dùng thẻ tín dụng giả rút tiền tỷ ở ngân hàng Việt Nam
Các chuyên gia khuyến cáo chỉ mua bán trực tuyến tại những website uy tín để tránh bị mất cắp thông tin thẻ

Cơ quan chức năng cho biết tội phạm nước ngoài mà phần lớn đến từ Trung Quốc đang tăng cường tấn công các nhà phát hành thẻ Việt Nam.

Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao Hà Nội (PC50) vừa triệt phá nhóm người Trung Quốc câu kết với người Việt Nam dùng thẻ tín dụng giả để rút hàng tỷ đồng của các ngân hàng lớn. Nghi can người Trung Quốc này lập 4 công ty làm bình phong để ký với các ngân hàng lắp đặt máy chấp nhận thanh toán thẻ (POS). Sau đó, các đối tượng dùng thẻ tín dụng giả với những thông tin ăn cắp được để quẹt trên những máy POS này và rút tiền.

Trao đổi với VnExpress, đại diện Hội Thẻ Việt Nam cho biết, quy mô ảnh hưởng của vụ này không quá lớn nhưng đây là trường hợp điển hình trong số rất nhiều vụ án về làm giả thẻ tín dụng ở Việt Nam. "Vài năm trước đây các tội phạm Maylaysia nhiều, nhưng gần đây phần lớn là các đối tượng người Trung Quốc", ông cho biết.

Một nguồn tin từ PC50 cũng chia sẻ, tội phạm trong lĩnh vực thẻ tín dụng tại Việt Nam gần đây phần lớn là người Trung Quốc và ngày càng gia tăng. "Hacker của Trung Quốc chưa tinh vi như ở các nước phương Tây, nhưng tại Việt Nam, đối tượng này khá nhiều. Kể cả trước đây, các nghi can người Malaysia bị bắt giữ thì phần lớn vẫn có một đường dây Trung Quốc đứng sau", nguồn tin cho biết.

Nạn ăn cắp, làm giả thẻ tín dụng bắt đầu xuất hiện trên thế giới cách đây hơn chục năm. Nhưng tại Việt Nam, theo các chuyên gia về an ninh thẻ, tội phạm trong lĩnh vực này bắt đầu xuất hiện từ khoảng năm 2005 và với nhiều phương thức, thủ đoạn khác nhau. Trong số đó, các đối tượng lừa đảo chủ yếu đến từ Trung Quốc.

Lý giải về việc tội phạm Trung Quốc xuất hiện ngày càng nhiều, một cán bộ có kinh nghiệm trong lĩnh vực phòng chống tội phạm công nghệ cao ở Hà Nội nói, một phần do Trung Quốc quy tụ khá nhiều đường dây tội phạm về công nghệ thông tin, trong đó có thẻ tín dụng. Hơn nữa, Trung Quốc khá gần với Việt Nam, tội phạm có thể dễ dàng tuồn sang những thiết bị in ấn, làm giả.

Tang vật thu giữ trong vụ án một người Trung Quốc dùng thẻ tín dụng giả rút tiền tỷ ở ngân hàng Việt Nam
Tang vật thu giữ trong vụ án một người Trung Quốc dùng thẻ tín dụng giả rút tiền tỷ ở ngân hàng Việt Nam

Một nguyên nhân quan trọng hơn, theo vị cán bộ này là thị trường thẻ tại Việt Nam còn sơ khai và công nghệ thẻ từ mà các nhà băng đang áp dụng còn nhiều sơ hở. Cách đây 5-7 năm, tội phạm tập trung ở các thị trường như Malaysia, Indonesia... nhưng khi các nước này chuyển đổi sang công nghệ thẻ chip, các đối tượng dịch chuyển dần sang Thái Lan và nay là Việt Nam.

Lãnh đạo một nhà băng hàng đầu về thẻ cũng thừa nhận công nghệ thẻ từ là một phần lý do khiến các đối tượng nhòm ngó. "Tuy nhiên, chi phí để sử dụng công nghệ thẻ chip khá lớn nên hầu hết các ngân hàng chưa thể áp dụng", vị đại diện giải thích. Câu chuyện chuyển đổi thẻ từ sang chip bắt đầu được các ngân hàng đề cập từ cuối 2005, nhưng đến nay chưa nhiều ngân hàng chuyển đổi hoàn toàn.

Một lãnh đạo của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết, thời điểm cuối năm 2013, đầu năm 2014, nhà băng cũng gặp một số vụ tương tự. Thủ đoạn chính của các đối tượng này chủ yếu là đánh cắp thông tin ở đâu đó rồi làm giả thẻ tín dụng để vào Việt Nam rút tiền bằng ATM hoặc cà thẻ qua POS, trong đó rút tiền qua thẻ ATM chiếm tỷ lệ lớn. "Hiện nay tình hình tội phạm dạng này tại BIDV có chiều hướng giảm lại do ngân hàng có nhiều biện pháp phòng chống", bà nói. Bà cho biết thêm, để phòng ngừa rủi ro, BIDV đã chuyển toàn bộ thẻ sang công nghệ chip.

"Trước Tết, khi phát hiện ra một số trường hợp khả nghi tại máy ATM, nhân viên ngân hàng cùng bảo vệ ra tận nơi bắt giữ, giao công an xử lý", bà thông tin. Theo vị này, khi xuất hiện các giao dịch rút tiền liên tục từ ngân hàng này qua ngân hàng khác sẽ là dấu hiệu để ngân hàng nghi ngờ và tiến hành kiểm tra.

Lãnh đạo BIDV cũng cho rằng, trong 4 bên tham gia thanh toán thẻ (chủ thẻ, nơi bán hàng, ngân hàng thanh toán và ngân hàng phát hành thẻ),chủ thẻ dễ sơ hở nhất và cũng dễ bị kẻ xấu lợi dụng, đánh cắp thông tin và làm giả thẻ nhằm chiếm đoạt tiền. "Do đó, khách hàng luôn luôn nhớ một điều là phải bảo vệ chiếc thẻ của mình như đang bảo vệ tiền mặt, tránh cho mượn, vứt lung tung...", một chuyên gia khuyến nghị.

Đại diện Vietcombank cho hay lấy được phôi làm giả thẻ tín dụng là việc không quá khó khăn với các đối tượng xấu. Tuy nhiên, theo ông, quan trọng nhất là làm sao dữ liệu trên thẻ đó khớp với các dữ liệu của một khách hàng cụ thể tại nhà băng. "Do đó, một trong những nguyên nhân chính vẫn là khách hàng đã thiếu cẩn trọng, để lộ thông tin cá nhân nên bị lợi dụng", ông nói.

Đạo đức và nghiệp vụ nhân viên ngân hàng cũng là một rủi ro và có thể để lại hậu quả nghiêm trọng, trên quy mô lớn. Thực tế đã có một số vụ việc nhân viên ngân hàng nghỉ việc, làm lộ thông tin một loạt khách hàng và bị tội phạm thẻ trục lợi, trộm cắp tiền của khách.

Để ngăn chặn hiệu quả tội phạm thẻ, các chuyên gia ngân hàng khuyến cáo, khi khách hàng sử dụng thẻ, trước hết tại quầy giao dịch ATM, khi rút tiền cần phải chú ý và quan sát thật kỹ, xem tại khe đặt thẻ có vật cản gì không. Nếu có máy quay nào bất thường, ngay lập tức cần báo cho ngân hàng... và đặc biệt phải lấy tay che chắn khi bấm mã số cá nhân (PIN).

Riêng với trường hợp thanh toán thông qua quẹt thẻ ở máy POS cũng cần phải theo sát chiếc thẻ của mình nhằm hạn chế tối đa tình trạng ăn cắp thông tin. Ngoài ra, nếu mua bán trực tuyến, chỉ giao dịch với các trang thanh toán uy tín hoặc có liên kết với ngân hàng. 

Để quy trách nhiệm trong mỗi trường hợp, các ngân hàng cho biết họ sẽ xét trên từng khía cạnh cụ thể nếu đối tượng xấu sử dụng thẻ giả rút tiền. Về phía chủ thẻ, nếu chứng minh được mình ngoại phạm thì không chịu trách nhiệm. Sau đó xét đến nơi bán hàng và ngân hàng thanh toán. Nếu tất cả đều làm đúng quy trình thì ngân hàng phát hành sẽ chịu trách nhiệm về số tiền thiệt hại.

Sập cẩu công trường cầu Lạch Tray, 2 người chết

h30 sáng nay, chiếc cẩu trên công trường xây cầu vượt sông Lạch Tray (Hải Phòng) đổ sập xuống các công nhân phía dưới làm 2 người chết tại chỗ, trong đó có tài xế cẩu kẹt trong cabin.

sap1-1768-1404883185.jpg

Bắt đầu ngày làm việc, công nhân Công ty Cổ phần cầu 12 đang di chuyển vật liệu xây dựng cầu Lạch Tray (phường Hải Thành, Dương Kinh) trong dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng thì chiếc cần cẩu cao khoảng 30 m bị sập xuống.

sap6-9309-1404883186.jpg

Bốn công nhân phía dưới bị cẩu rơi trúng khiến một người chết, 3 người bị thương nặng. Người lái cần cẩu cũng thiệt mạng và thi thể bị kẹt trong cabin.

sap1-1768-1404883185.jpg

Một số công nhân, cán bộ dừng làm việc và theo dõi quá trình cứu nạn. Theo các công nhân, trong 5 người bị nạn có 2 người quê Hải Phòng, 3 người ở Thái Bình.

sap8-3004-1404883186.jpg

Lực lượng chức năng đã đưa ba người bị thương đi cấp cứu tại bệnh viện Việt-Tiệp (Hải Phòng) và tìm cách đưa thi thể người lái cẩu ra khỏi cabin.

sap5-8174-1404883185.jpg

Trong khi việc cứu hộ đang được tiến hành, công nhân trên công trường được lệnh tiếp tục làm việc.

sap7-2412-1404883185.jpg

Công trường xây dựng cầu vượt sông Lạch Tray nằm ngoài đê thuộc dự án xây dựng đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng trên địa bàn phường Hải Thành, quận Dương Kinh (Hải Phòng).

Nút giao đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng tại Đình Vũ: Cần được sửa chữa

Thời gian qua, tình trạng ùn tắc giao thông tại khu vực Đình Vũ, đoạn nút giao cuối tuyến của đường ô -tô cao tốc Hà Nội- Hải Phòng đã đến mức báo động.  Tại đoạn đường này, mặt đường xuống cấp nghiêm trọng, khiến phương tiện qua lại khó khăn và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Đây là nút giao thông trọng điểm của thành phố trong chuyển tải hàng hóa, nếu không giải quyết kịp thời sẽ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế cảng biển khu vực Đình Vũ.

Hàng tỷ đồng tan theo vệt bánh xe

Theo Sở Giao thông Vận tải, nút giao này nằm ở cuối tuyến đường 356 đoạn 2A cũ (nay thuộc quốc lộ 5 kéo dài), đoạn cuối tuyến được dành ra gần 1km để làm nút giao với đường ô tô cao tốc Hà Nội- Hải Phòng (gói thầu EX10). Nút giao này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế của thành phố Hải Phòng, bởi đây là điểm cuối đường ô tô cao tốc Hà Nội- Hải Phòng, điểm cuối của đường cao tốc ven biển Quảng Ninh- Hải Phòng và là điểm đầu tuyến đường trục vào khu công nghiệp Đình Vũ. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành đoạn 2A năm 2012, nút giao này vẫn chưa được khởi động, vì thế, đường nhỏ xuống cấp nghiêm trọng, mặt đường xuất hiện nhiều ổ voi, ổ gà, gây ùn tắc giao thông cục bộ.

 
Nút giao thông cuối tuyến xuống cấp nặng.

Tình trạng đường xấu, thường xuyên ùn tắc ảnh hưởng lớn đến SX-KD của nhiều doanh nghiệp đang đầu tư tại Đình Vũ, nhất là các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa và doanh nghiệp cảng, bởi xe chở công nhân thường xuyên đến không đúng giờ, hàng hóa qua cảng ùn tắc. Để tạm thời hàn gắn mặt đường, hàng chục xe chở vật liệu làm đường đã được huy động, nhưng mặt đường mới khắc phục được 2 ngày lại bị bong tróc. Theo Phòng Thẩm định Sở GTVT, nguyên nhân chính là tình trạng đọng nước trên mặt đường. Trước đó, vật liệu khoảng 4,5 tỷ đồng được đổ xuống đây nhưng rồi cũng tan theo vệt bánh xe.

Được biết, đoạn cuối tuyến này đã được thành phố giao Công ty CP Vidifi Duyên Hải xây dựng khu dịch vụ cuối tuyến, nhưng đoạn đường này, một bên là đầm, một bên là bãi chưa công- ten- nơ nên việc cải tạo rất khó khăn. Ông In Jeong Weon, Giám đốc Công ty Nam Kwang (nhà thầu) cho biết, nhà thầu muốn thi công nút giao thông này, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được do vướng hệ thống hạ tầng ngầm (đường điện, cấp nước, thông tin). Cùng đó, việc giải phóng mặt bằng (GPMB) vẫn chưa xong, thi công gặp rất nhiều khó khăn do bị người dân cản trở, nhất là vị trí thuộc các khu đầm.

Nan giải bài toán thoát nước mặt đường

Phó giám đốc Sở GTVT Vũ Duy Tùng cho biết, nếu không sớm giải bài toán thoát nước mặt đường thì dù có đầu tư bao nhiêu đi nữa tại nút giao này cũng không mang lại hiệu quả. Bằng chứng là việc đầu tư quá nhiều kinh phí  vào khu vực này nhưng đường vẫn xấu, vẫn ùn tắc. Theo báo cáo của BQL dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội- Hải Phòng, toàn bộ hệ thống thoát nước ven đường ở khu vực này đã vỡ nát, thoát nước xuống đầm thì người dân không chịu do lo sợ ảnh hưởng đến vật nuôi trong đầm, vì vậy, cách hiệu quả nhất là thu hồi một phần đầm làm hệ thống thoát nước, sau đó cải tạo tạm thời để xe qua lại. Ngoài ra, phải ngăn chặn xe quá tải qua lại khu vực này, nếu không đường càng xuống cấp nhanh.

 
Xe chở hàng "khủng" đi qua đã phá nát mặt đường tại nút giao thông này (ảnh chụp sáng 6-7-2014)

Để bảo đảm cho các phương tiện qua lại an toàn, từ nhiều tháng qua, Phòng CSGT bộ- sắt (Công an thành phố) đã huy động lực lượng tổ chức điều phối, hướng dẫn giao thông tại khu vực này, song nhiều lúc lực lượng điều phối đành bất lực bởi lượng xe qua nút giao quá lớn (khoảng 20.000 xe/ngày), trong đó phần lớn là xe công-ten-nơ. Anh Nguyễn Hải Bình, 28 tuổi, lái xe công-ten-nơ thường xuyên qua khu vực này, cho biết,  trên đoạn này ô tô có thể lưu thông 2 làn xe, nhưng không xe nào dám đi vì mặt đường quá xấu, đi sang làn bên cạnh rất dễ sa xuống hố vì nước đọng phủ trắng, có thể bị lật xe, cũng may có lực lượng CSGT trực chốt tại đây, nếu không tai nạn sẽ rất khó lường.

Khắc phục tạm thời gắn với tổ chức giao thông tốt

Trước thực trạng  trên, lãnh đạo thành phố đã trực tiếp kiểm tra và có  những quyết sách kịp thời bảo đảm thông tuyến và an toàn cho phương tiện. Chủ tịch UBND thành phố Dương Anh Điền nhấn mạnh, để giảm ùn tắc tại khu vực này, cần khẩn trương GPMB, nhà thầu tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công và khắc phục ngay tình trạng xuống cấp mặt đường kết hợp với tổ chức giao thông thuận tiện cho phương tiện. Ngay lập tức, quận Hải An chỉ đạo các lực lượng phối hợp với các ngành, doanh nghiệp tổ chức phát quang cây, giải tỏa vật cản ven đường. Đồng thời, tổ chức các “mũi” thực hiện khẩn trương công tác GPMB theo đúng quy định. Nhà thầu xây dựng phương án thi công và tổ chức giao thông chuyển các cấp có thẩm quyền phê duyệt ngay trong tuần.

Để thực hiện theo chỉ đạo của lãnh đạo thành phố, giải quyết ùn tắc tại nút giao, Công an thành phố và Sở GTVT sẽ tổ chức lực lượng thường trực tại chỗ, điều phối, hướng dẫn phương tiện qua lại an toàn, thuận tiện.

Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội- Hải Phòng Khẩn trương sửa chữa nút giao tại Đình Vũ và giải phóng mặt bằng xây dựng khu dịch vụ cuối tuyến

(HPĐT)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Dương Anh Điền, Chủ tịch UBND thành phố tại cuộc kiểm tra (sáng 7-7) về công tác bảo đảm giao thông tại nút giao đường ô- tô cao tốc Hà Nội- Hải Phòng với quốc lộ 5 tại Đình Vũ (đường 356 cũ) và kiểm điểm tiến độ xây dựng khu dịch vụ cuối tuyến. Cùng dự cuộc làm việc có đồng chí Đỗ Trung Thoại, Phó chủ tịch UBND thành phố và các cơ quan liên quan.

Chủ tịch UBND thành phố Dương Anh Điền nhấn mạnh: nút giao thông cuối tuyến đường ô tô cao tốc Hà Nội- Hải Phòng với QL5 tại 5 Đình Vũ hiện hư hỏng nặng, khiến khu vực này thường xuyên ùn tắc giao thông, nguy cơ tiềm ẩn TNGT. Việc ùn tắc tại khu vực này ảnh hưởng đến các doanh nghiệp cảng biển và doanh nghiệp trong KCN Đình Vũ, ảnh hưởng đến thu hút đầu tư của thành phố. Vì vậy, đơn vị quản lý cần có phương án thi công bảo đảm hoạt động giao thông được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trước mắt, cần có biện pháp xử lý nước đọng tại mặt đường của nút giao và duy tu bảo đảm êm thuận cho xe đi qua. Việc thi công nút giao này hiện triển khai rất chậm do vướng mắc về giải phóng mặt bằng. Chủ đầu tư là Công ty CP Vidifi Duyên Hải kết hợp chặt chẽ với nhà thầu, các ban, ngành thành phố và quận Hải An giải quyết vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thi công khu vực  nút giao. Những vướng mắc về GPMB liên quan đến thẩm quyền thành phố, sẽ giải quyết ngay trong tháng 7-2014.

Đồng chí Dương Anh Điền, Chủ tịch UBND thành phố kiểm tra thực địa nút giao giữa đường ô tô cao tốc Hà Nội-Hải Phòng và đường 356 (đoạn 2A).	             Ảnh: Hoàng Phước

Đồng chí Dương Anh Điền, Chủ tịch UBND thành phố kiểm tra thực địa nút giao giữa đường ô tô cao tốc Hà Nội-Hải Phòng và đường 356 (đoạn 2A).

Ảnh: Hoàng Phước

Theo báo cáo của nhà thầu Nam Kwang (Hàn Quốc) và Vidifi Duyên Hải:  đoạn nút giao cuối tuyến với QL5 chưa thể thi công do vướng nhiều công trình ngầm như: điện lực, cấp nước, hệ thống thông tin liên lạc trên trục QL5 tại Đình Vũ. Một số hạng mục thi công vào khu vực đầm nuôi trồng thủy sản của các hộ dân không triển khai được do người dân chưa tạo điều kiện để lực lượng chức năng vào kiểm kê; Thoát nước mặt đường  khó thực hiện do hệ thống thoát nước tại đây  bị phá vỡ, người dân không đồng ý cho thoát nước xuống khu vực đầm nuôi trồng thủy sản, cần phải làm hệ thống thoát nước trước, nên tiến độ dự án sẽ chậm. Do vướng mắc trong GPMB, nên chưa triển khai xây dựng khu dịch vụ cuối tuyến, thành phố cần hỗ trợ trong công tác GPMB để khởi công khu dịch vụ cuối tuyến vào tháng 9 năm nay.

Hỗ trợ trực tuyến

3712397
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
2841
20124
56933
1587004
139559
3712397

Your IP: 3.19.211.134
Server Time: 2024-04-28 20:32:49

SUPPORT ONLINE

Mr Giang Tử - 0913.329.033
Mrs. Nga - 0903.228.574

 

 

We have 77 guests and no members online