Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Giá xăng tăng kỷ lục hơn 25.600 đồng/lít

(Dân trí) - Kể từ 20h hôm nay 7/7, các doanh nghiệp xăng dầu được phép điều chỉnh tăng giá bán các mặt hàng xăng dầu hơn 400 đồng/lít. Theo đó, giá xăng A92 sẽ có mức giá bán mới 25.648 đồng/lít.

Giá xăng dầu lại tăng chóng mặt.
Thông tin từ Bộ Tài chính cho biết: Giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu đang lỗ lớn, trong đó, mặt hàng xăng lỗ tới 918 đồng/lít; dầu hỏa và ma zút lỗ hơn 400 đồng/lít (kg) và dầu diezel lỗ gần 300 đồng/lít.

Trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới tiếp tục tăng ở mức cao, số dư Quỹ Bình ổn giá không lớn; liên Bộ Tài chính - Công Thương cuối ngày hôm nay đã cho phép các doanh nghiệp đầu mối điều chỉnh giá bán lẻ trong nước. Tuy nhiên, việc điều hành giá xăng dầu trong nước phải được thực hiện hài hòa giữa việc sử dụng Quỹ Bình ổn giá và điều chỉnh giá bán lẻ ở mức kiềm chế phù hợp với mặt bằng giá cơ sở theo chu kỳ tính giá.

Theo đó, Bộ Tài chính yêu cầu các doanh nghiệp sử dụng Quỹ Bình ổn giá đối với các mặt hàng xăng và dầu ma zút. Cụ thể, đối với xăng, các doanh nghiệp tăng sử dụng Quỹ Bình ổn giá thêm 200 đồng/lít (từ 300 đồng/lít ở mức hiện hành lên mức 500 đồng/lít);với dầu ma zút, tiếp tục sử dụng quỹ Bình ổn giá 300 đồng/kg như hiện hành.

Cũng theo yêu cầu của Bộ Tài chính, sau khi thực hiện các biện pháp điều hành như trên, các doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu đầu mối rà soát, điều chỉnh tăng giá bán lẻ tương ứng; giá bán sau khi điều chỉnh (đã bao gồm mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá) không cao hơn mức giá cơ sở theo quy định. Trong đó, giá cơ sở xăng A92 là 26.148 đồng/lít; dầu điêzel 0,05S là 22.824 đồng/lít; dầu hỏa: 22.953 đồng/lít; dầu ma zút 180CST 3,5S: 18.997 đồng/kg).

“Nếu tham chiếu theo giá hiện hành của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, thì mức tăng tối đa đối với xăng A92 là 418 đồng/lít; dầu điêzel 0,05S là 294 đồng/lít; dầu hỏa là 413 đồng/lít; dầu ma zút là 137 đồng/kg”, công văn của Bộ Tài chính nhấn mạnh.

Các doanh nghiệp sử dụng Quỹ Bình ổn giá đồng loạt từ 20h hôm nay 7/7. Đối với điều chỉnh giá bán xăng dầu, do doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối quy định nhưng không sớm hơn 20h cùng ngày.

Nhận “lệnh” từ liên Bộ Tài chính - Công Thương, đúng 20h hôm nay, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đã chính thức điều chỉnh tăng giá bán các mặt hàng xăng dầu. Với mặt hàng xăng, doanh nghiệp này tăng 410 đồng/lít, đưa xăng A92 từ 25.230 đồng/lít lên 25.640 đồng/lít; dầu hỏa cũng tăng 410 đồng/lít lên 22.950 đồng/lít.

Cùng với đó, mặt hàng dầu điêzel được tăng 290 đồng/lít, đưa giá dầu điêzel 0,25S lên 22.820 đồng/lít và ma zút tăng 130 đồng/kg.

Trước đó, vào lúc 20h ngày 23/6, giá xăng cũng đã được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng thêm 330 đồng/lít, dầu hỏa tăng 170 đồng/lít và ma zút tăng 270 đồng/kg. Với mức tăng này, giá xăng dầu bán ra trên thị trường là: xăng A92 25.230 đồng/lít; xăng A95 có giá 25.730 đồng/lít; dầu hỏa lên mức 22.540 đồng/lít và ma zút có giá 18.560 đồng/kg.

Theo kết luận của Thủ tướng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về dự thảo nghị định kinh doanh xăng dầu mới đây, khi các yếu tố đầu vào cấu thành giá cơ sở biến đổi tăng 3% so với giá bán lẻ hiện hành (dự thảo trước đó là 2%), các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu được chủ động tăng giá.

Trường hợp tăng giá từ trên 3% đến 7%, doanh nghiệp phải báo cáo Bộ Công Thương, tăng giá trên 7% phải có ý kiến của Thủ tướng.

Tráo tiền địa phủ lấy ngoại tệ, lĩnh án tù chung thân

(HPĐT)- Ngày 4-7, TAND thành phố tuyên phạt Đỗ Thị Thu Thủy, sinh năm 1971, trú tại số 2/37, phố Đặng Kim Nở, phường Cát Dài (quận Lê Chân), nguyên trưởng quỹ kho tiền của Ngân hàng Thương mại cổ phần xăng dầu Petrolimex (PG Bank) chi nhánh Hải Phòng tù chung thân về tội trộm cắp tài sản.

Từ tháng 7 đến tháng 10-2013, lợi dụng công việc được giao quản lý kho quỹ của Ngân hàng PG Bank Hải Phòng, Thủy trộm cắp hơn 300.000 USD và 39.500 ơ-rô. Do các nhân viên chỉ kiểm đếm số tiền mặt trong quỹ theo số lượng các bó tiền nên Thủy nhiều lần rút lõi lượng lớn ngoại tệ trong két. Để tránh bị phát hiện khi kiểm quỹ tiền mặt hằng ngày, Thủy mua tiền đô- la âm phủ tại cửa hàng vàng mã rồi lén lút xếp lẫn vào với tiền thật cho đủ số lượng các cọc tiền. Ngoài ra, Thủy còn sửa số liệu số dư tiền USD và tiền EUR trên các báo cáo kiểm tra quỹ tiền mặt. Đến ngày 24-10-2013, khi ngân hàng kiểm tra quỹ tiền mặt mới phát hiện tiền thiếu hụt và trong két có 15 xấp tiền đô-la vàng mã. Tại phiên tòa, Thủy khai nhận trộm cắp số tiền trên để chơi lô đề.

Hốt bạc nghề 'tái chế dầu nhớt' ở Hà Nội

Bằng những công nghệ thủ công, số dầu thải này được tái chế sau đó tuồn ra thị trường với giá chẳng kém gì dầu mới. Nhớt tái chế có màu sắc đẹp, giống y như màu dầu nhớt xịn.

 

Nơi tái chế dầu nhớt lớn nhất Việt Nam

 

Hằng ngày có hàng nghìn lít dầu thải được người dân gom về xã An Khánh (huyện Hoài Đức, Hà Nội) để tiêu thụ. Bằng những công nghệ hết sức thủ công, số dầu thải này được tái chế sau đó tuồn ra thị trường với giá chẳng kém gì dầu mới. Nhớt tái chế có màu sắc đẹp, giống y như màu của dầu nhớt xịn, không người tiêu dùng nào có thể phân biệt được, thậm chí cả những chuyên gia về động cơ. 

 

Theo những thợ sửa xe thì các đầu nậu ở đây gom dầu nhớt cũ dùng vài thao tác đơn giản, nhớt sẽ đẹp như mới, sau đó lại tuồn ra thị trường. Việc làm này rất công khai và diễn ra một thời gian dài, không hề có cơ quan chức năng nào hỏi han.

 

Anh Vũ nói: "Mỗi ngày có hàng nghìn lít dầu thải được nhập về đây, sau khi được tái chế lại sẽ bán ra thị trường. Chẳng có cơ quan nào tới đây kiểm định chất lượng cả, hơn nữa vấn đề về môi trường cũng không ai quan tâm. Khách hàng cần bao nhiêu cũng có".

 

xăng dầu, dầu nhớt, xã an khánh, huyện hòa đức, làng xăng dầu, xăng, xe máy,

Rất nhiều thùng phuy chứa nhớt thải chờ mang đi tiêu thụ.

 

Mới về đến đầu xã An Khánh, có rất nhiều biển quảng cáo như "thu mua dầu nhớt" hay "chuyên bán dầu nhớt giá rẻ" được đặt ngay những quán cóc nhỏ cạnh lề đường. Rất nhiều thùng phuy, can dầu xếp thành đống khiến cho cả vùng này trở nên ngột ngạt vì mùi dầu mỡ. Việc mua bán hết sức công khai mà không mắc phải sự kiểm tra nào của cơ quan chức năng. Với ý muốn mua số lượng lớn dầu đã qua tái chế tức dầu nhái, một chủ cửa hàng tên Minh đon đả hỏi dồn: "Anh chị mua bao nhiêu cũng có, nhà em không đủ em gom chỗ khác cho. Đảm bảo hàng đẹp, giống y như thật luôn". Qua tìm hiểu của phóng viên, chủ thu gom dầu nhớt thải bán ra ngoài với giá thường gấp đôi giá mua nhớt thải vào. Chủ ở đây có 2 nguồn thu gom dầu nhớt thải, một là của những người gom nhỏ từ các quán sửa xe nhỏ, hai là thu gom nhớt mới do người từ công trình, nhà máy tuồn ra.

 

Khi chúng tôi đưa ra câu hỏi thắc mắc tại sao ở khu vực này bỗng dưng thành "làng nghề thu gom và tái chế dầu nhớt", chủ cửa hàng bật mí: "Vài năm nay  ở đây là khu vực có rất nhiều công trình xây dựng, tài xế ôtô chở vật liệu, máy công trình ăn bớt dầu nhớt rồi mang đi bán. Họ có nhu cầu bán, mình mua thôi, mà mua một bán lãi 2, 3 lần là chuyện bình thường. Chính vì thấy có lời nên rất nhiều người đã đổ xô mở những cửa hàng thu gom dầu nhớt như thế này".

 

Ở khu vực xã An Khánh không chỉ tồn tại những người thu mua dầu nhớt rồi bán lấy chênh lệch, mà còn có những người mở cơ sở tái chế dầu nhớt cũ. Để tránh cái nhìn của khách hàng, cơ quan chức năng, nhiều hộ gia đình mở những xưởng tái chế một nơi, chỗ thu gom một nơi, chỗ bán hàng một nơi. Dầu nhớt cũ được cho vào thùng phuy sắt và đun bằng công nghệ thủ công cộng với một số hóa chất. Họ sẽ có được một loại dầu tái chế đẹp không kém gì dầu xịn của hãng. Bà Nguyễn Thị Bình, người dân An Khánh chia sẻ: "Cơ quan  chức năng mà động vào những cơ sở đó chắc chắn phạt nặng, họ pha chế bằng axít và nhựa thông. Sau đó họ dùng hai hóa chất màu nữa, có giời mà biết thật với giả".

 

xăng dầu, dầu nhớt, xã an khánh, huyện hòa đức, làng xăng dầu, xăng, xe máy,
Kinh doanh dầu nhớt

 

Sau những câu chuyện "bán mua" chúng tôi lấy lòng được một chủ cửa hàng khác trên địa bàn tên T, đây là người khá nổi và giàu lên nhờ nhề "thu mua nhớt bẩn".  Ông T rỉ tai: "Chú ý nhé, những của hàng xấu xí, biển quảng cáo bẩn, cũ là nơi cung cấp nhớt tái chế. Còn những cửa hàng có biển mới toanh thì là hàng xịn của hãng đó".

 

Tại cơ sở của ông T. loại dầu nào cũng có, từ dầu thải từ máy móc cho đến những loại đã được đun, trộn hóa chất. Những loại nhớt cũ lấy từ máy móc với giá khoảng 2 triệu/200 lít. Những loại này sau khi được tái chế có màu sắc đẹp như hàng công ty sẽ có giá khoảng 3-5 triệu tùy theo chất lượng. "Ở đây chúng tôi gần như chỉ cắm biển để gom hoặc bán nhớt còn điểm tái chế phải xây dựng ở nơi khác, xa trung tâm. Nếu như bị phát hiện thì ăn phạt rất nặng". Điều đặc biệt nữa mà ông T. bật mí, nếu muốn mua dầu nhớt, đóng chai dùng cho động cơ xe máy, giả các hãng lớn cũng sẽ có nơi cung cấp cho. Đảm bảo người tiêu dùng không bao giờ nhận ra.

 

Công nghệ phù phép nhớt "bẩn" thành nhớt "xịn" 

 

Được sự giới thiệu của một thợ sửa xe có uy tín tại khu vực, chúng tôi kết nối được với anh Dũng, anh này nổi tiếng tới mức người ta vẫn gọi là "Dũng nhớt". Chẳng ngần ngại, "Dũng nhớt" chia sẻ rất chân thật về công nghệ tái chế dầu nhớt của mình. Theo như Dũng cho biết ở khu vực này có hai loại, nhớt tái sinh và nhớt xuyên chai. Nhớt tái sinh là loại chỉ qua lọc cặn bẩn, có màu sẫm. Loại này sơ chế rất đơn giản, chỉ cần cho máy khoắng lên là sẽ có sản phẩm. Với cách làm đơn giản nên giá chỉ khoảng 3 triệu đồng/phuy 200 lít. "Càng cho máy khoắng càng nhiều sản phẩm sẽ càng thật và có độ nhớt cao hơn. Đảm bảo khách hàng không thể nhận ra thật giả".

 

Loại nhớt thứ hai được được gọi là "nhớt xuyên chai", tức là nhớt có độ trong có thể nhìn từ bên nọ sang bên kia. Đây là loại nhớt được tái sinh bằng công thức công phu hơn rất nhiều. Giá của loại "nhớt xuyên chai" này dao động từ 4 đến 5 triệu đồng/phuy 200 lít.

 

 Anh Dũng tiết lộ, để có được sản phẩm "nhớt xuyên chai" người làm phải sử dụng axít và nhựa thông, cùng với một vài phụ gia khác để biến nhớt bẩn thành nhớt có màu đẹp như nước chè. "Anh đảm bảo với chú là có tới 99% khách hàng không nhận ra. Kể cả những tay thợ về máy móc cũng khó lòng nhận ra được. Chỉ có những chuyên gia họ sử dụng máy móc để đo đạc chất nọ chất kia thì mới biết được đâu là thật đâu là giả”. 

 

Theo tìm hiểu của chúng tôi, mặc dù đây là khu vực tập trung nhiều người hành nghề buôn bán, tái chế dầu thải nhưng họ đều hoạt động khá độc lập. Mỗi cơ sở đều có những mối làm ăn ruột với nhau. Chỉ cần những mối ruột điện thoại, số lượng bao nhiêu cũng sẵn sàng. 

 

Cũng có khá nhiều người kiêm luôn cả "kỹ thuật" cho khách hàng. Tức là đến tận nơi để đun, tái chế cho khách hàng. Thường thì giá cho mỗi lít tái chế thuê khoảng 20.000 đồng/200 lít. Anh Dũng nói: "Kể ra đi tái chế thuê cũng được, không phải bỏ vốn không lo đầu ra đầu vào. Hơn nữa không sợ cơ quan chức năng nào nhòm ngó. Nếu đi tái chế thuê tiền triệu mỗi ngày cũng chả chơi".

 

xăng dầu, dầu nhớt, xã an khánh, huyện hòa đức, làng xăng dầu, xăng, xe máy,

Sau khi thu gom đủ nhớt thải những người này sẽ đem bán cho “dân tái chế”.

 

Để tìm hiểu về sự ảnh hưởng và lợi nhuận "khủng" của những người đang hành nghề tái chế, thu mua dầu nhớt bẩn, chúng tôi đã có buổi tiếp xúc với anh Nguyễn Công Vũ, một nhân viên kỹ thuật của hãng xe Honda trên địa bàn quận Hà Đông. 

 

Anh Vũ chia sẻ: Dầu nhờn chính hãng giá khá cao, khi các cửa hàng sửa chữa xe máy thay cho khách lãi rất ít chỉ vài nghìn đồng. Ngược lại giá của mỗi chai dầu tái chế với dung tích 0.8 lít chỉ có giá khoảng 40 nghìn, khi thay cho khách hàng họ thường lấy 80 - 90 nghìn đồng/chai. Như vậy họ đã lãi gấp đôi. Trong khi giá của những chai dầu xịn của hãng lên tới 80.000 đồng/chai, bán cho khách chỉ khoảng 85.000 đồng/chai. 

 

Rất nhiều thợ sửa xe nhập cả 2 loại này, khi có khách đến thay dầu sẽ tùy cơ mà thay cho khách. Khách quen thân họ thay cho dầu xịn, còn khách lạ chắc chắn bị ăn dầu tái chế. Động cơ tốt đến đâu khi dùng nhớt thải dần dần cũng sẽ ảnh hưởng, tuổi thọ giảm. Dầu nhớt bẩn đôi khi sẽ gây nổ, tụt áp, hỏng xi lanh. 

 

Một người làng An Khánh bức xúc: "Từ khi có cái nghề tái chế dầu nhớt này tôi thấy không khí ngột ngạt lắm. Cây cối xung quanh đó chả thể sống được. Nếu có làm thì tập trung vào một khu nào đó làm chứ không nên làm ở khu vực dân sinh thế này".

 

Bảo hiểm y tế: Người dân không bị giới hạn nơi khám chữa bệnh

Thứ Tư, 02/07/2014, 08:45 [GMT+7]

Bắt đầu từ ngày 1-1-2015, toàn dân bắt buộc phải tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), kèm theo đó quyền lợi BHYT của người dân sẽ được mở rộng…

Theo bà Tống Thị Song Hương, Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế), so với Luật BHYT hiện hành năm 2008, Luật BHYT sửa đổi có rất nhiều điểm mới mang tính đột phá, tạo cơ chế tài chính hết sức quan trọng để thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân.

Cụ thể là: quy định bắt buộc toàn dân tham gia BHYT; bắt buộc tham gia BHYT theo hộ gia đình và bổ sung thêm cơ chế khuyến khích nếu có 100% thành viên trong gia đình tham gia BHYT thì sẽ được giảm mức đóng; người nghèo, người dân tộc thiểu số sẽ không phải đồng chi trả 5% khi khám chữa bệnh (KCB), giảm điều chỉnh mức chi trả đó từ 20% xuống còn 5% đối với một số nhóm thân nhân người có công và đối tượng người cận nghèo; quỹ BHYT cũng thanh toán 100% chi phí KCB đối với người tham gia BHYT từ 5 năm trở lên và trong năm đó họ có số tiền cùng chi trả chi phí KCB lớn hơn 6 tháng lương cơ bản.

Cùng với việc cải cách thủ tục hành chính, quy trình trong KCB BHYT, Luật BHYT sửa đổi quy định mở thông tuyến KCB. Đây là một yếu tố thể hiện quyết tâm rất lớn của ngành y tế để tạo điều kiện tối đa cho người dân tiếp cận các dịch vụ KCB.

Điểm nữa là Luật BHYT sửa đổi quy định cụ thể hơn về việc quản lý và sử dụng quỹ BHYT: Trước mắt đối với các tỉnh khi có tỷ lệ kết dư thì được sử dụng 20% phần kết dư đó để hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và nâng cao cơ sở khám chữa bệnh. Đến 1-1-2021, khi tỷ lệ người tham gia BHYT đã tương đối đồng đều giữa các tuyến thì sẽ thực hiện quản lý quỹ tập trung, thống nhất trong cả nước.

Luật BHYT sửa đổi quy định trách nhiệm của UBND các cấp, trong đó UBND cấp xã lập danh sách cấp thẻ BHYT cho các nhóm đối tượng; cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi đồng thời với việc cấp giấy khai sinh, để nhằm giảm tối đa tình trạng cấp trùng.

Tới đây toàn bộ người dân bắt buộc phải tham gia BHYT. Chúng ta có quy định bắt buộc đồng thời cũng có cơ chế hỗ trợ mức đóng cho các nhóm đối tượng như người nghèo, dân tộc thiểu số, người có công, trẻ em dưới 6 tuổi… và đặc biệt với những người dân sống ở vùng biển đảo, Bộ Y tế cũng đề xuất hỗ trợ 100% mua thẻ BHYT cho họ.

Theo Luật BHYT sửa đổi, từ ngày 1-1-2016 sẽ mở thông tuyến KCB tuyến huyện, tuyến xã trong cùng địa bàn tỉnh. Cụ thể khi người tham gia BHYT có đăng ký KCB ban đầu ở một trạm y tế xã hoặc một phòng khám đa khoa hoặc một bệnh viện huyện thì được quyền đi KCB ở các cơ sở KCB trong cùng huyện đó hoặc trong phạm vi một tỉnh, có nghĩa là họ không bị giới hạn bởi một cơ sở KCB ban đầu, như vậy họ vẫn được thanh toán 100% chi phí KCB theo quy định. Trong khi trước kia, tại bệnh viện tuyến huyện, trong trường hợp người dân đi khám không đúng tuyến theo quy định thì quỹ bảo hiểm y tế sẽ thanh toán 70% chi phi khám chữa bệnh.

Ông Lê Minh Chuẩn được bổ nhiệm giữ chức danh Chủ tịch HĐTV Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa ký Quyết định số 1056/QĐ-TTg bổ nhiệm ông Lê Minh Chuẩn giữ chức Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.

Theo đó, ông Lê Minh Chuẩn, thành viên HĐTV, Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam kể từ ngày 27-6-2014.

Trước đó, tại hội nghị lấy phiếu tín nhiệm cán bộ bổ nhiệm giữ chức danh Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam do Bộ Công Thương tổ chức vào đầu tháng 5-2014, ông Lê Minh Chuẩn đã đạt số phiếu tín nhiệm 96,55%.

Hỗ trợ trực tuyến

3725145
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
1192
3246
15589
1623386
4438
3725145

Your IP: 13.58.82.79
Server Time: 2024-05-02 10:11:35

SUPPORT ONLINE

Mr Giang Tử - 0913.329.033
Mrs. Nga - 0903.228.574

 

 

We have 36 guests and no members online