Warning
  • Sorry No Product Found!!.

5 thương hiệu ngành tiêu dùng Việt lấn át sản phẩm ngoại nhập

 

5 thương hiệu ngành tiêu dùng Việt lấn át sản phẩm ngoại nhập

Trong cuộc cạnh tranh với những tên tuổi lớn, tiềm lực tài chính của thế giới, những sản phẩm tiêu dùng “Made in Việt Nam” vẫn xác định rõ vị thế của mình.
Thị trường nhiều hứa hẹn nhưng khốc liệt
Nhiều báo cáo của các công ty nghiên cứu thị trường quốc tế có chung nhận định, Việt Nam hiện nổi lên như một thị trường hàng tiêu dùng đầy hứa hẹn.
Theo công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, đó là nhờ cơ cấu dân số nằm trong nhóm trẻ nhất thế giới, với 56% dân số dưới 30 tuổi.
Con số khảo sát khác của Tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor International còn cho thấy, tổng mức chi tiêu của người tiêu dùng tại Việt Nam dự kiến sẽ tăng gấp đôi và đạt xấp xỉ 173 tỷ USD vào năm 2020.
Bên cạnh đó, dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể đạt 7,2% vào năm 2017, theo ước tính của tổ chức Economist Intelligence.
Chính vì miếng bánh thị trường quá lớn nên tất yếu vẽ nên bức tranh cạnh tranh khốc liệt giữa doanh nghiệp nội - ngoại để giành thị phần.
Đáng chú ý, trong một khảo sát năm 2016, Công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel cũng chỉ ra, một tín hiệu vui, các thương hiệu nội địa là nhân tố tích cực thúc đẩy sự tăng trưởng của hàng tiêu dùng khu vực nông thôn, với thị phần.
Thực tế đang cho thấy một xu hướng trái ngược, có thể làm thất vọng các tên tuổi ngành hàng tiêu dùng thế giới: Càng cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì những thương hiệu Việt lại giành phần thắng ngay trước mặt những ông lớn đa quốc gia, vốn rất mạnh về tài chính.
Họ “đè bẹp” sản phẩm nhập ngoại cùng loại trên thị trường, chiếm được lòng tin của người tiêu dùng Việt.
Tâm lý “sính ngoại”
Theo bà Đặng Thúy Hà - Giám đốc Nielsen Việt Nam cho rằng hiện nay 80 - 90% người Việt nói rằng, xuất xứ hàng hóa (made in) quan trọng trong quá trình điều khiển mua sắm.
Có một rào cản khi hàng hoá “Made in Việt Nam” tung ra thị trường đó là tâm lý “sính ngoại” của người dân.
Điều đó là có thật khi trong rất nhiều năm, các sản phẩm của Việt Nam không có đủ giá trị để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng do chất lượng kém, nguồn gốc xuất xứ nguyên vật liệu không rõ ràng...
Chính vì thế, người tiêu dùng buộc phải lựa chọn bằng cách dựa vào nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, “made in Thai Lan, Singapore”...
 
Tuy nhiên, trong vài năm trở lại, điều đó đã thay đổi. Ngày nay xuất xứ hàng hóa - nội hay ngoại là một yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng tuy nhiên, nó không mang tính quyết định. Trong ngành hàng tiêu dùng nhanh, tâm lý “sính ngoại” đã không còn đúng.
Sở dĩ “gió đổi chiều” là vì nền kinh tế Việt Nam được cải thiện, các nhà sản xuất của Việt Nam đã chú trọng đúng mức tới nhu cầu của người tiêu dùng.
Do vậy, các công ty sản xuất ra những sản phẩm thực sự chinh phục được người tiêu dùng bằng chính giá trị sản phẩm. Nhiều thương hiệu Việt Nam đã trở thành lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng chứ không phải hàng nhập ngoại.
Tâm lý phổ biến hiện nay là, người tiêu dùng nói chung, khi bỏ tiền mua sản phẩm có nghĩa là họ bỏ tiền mua giá trị sản phẩm đó. Họ cần mua được những sản phẩm đáp ứng đúng, đủ nhu cầu, mong muốn của họ.
Dưới đây là top 5 thương hiệu là minh chứng cho quan điểm người Việt không sính hàng ngoại mà họ sính những hàng hóa sản phẩm mang lại đúng giá trị họ mong muốn.
1. Vinamilk
Theo đánh giá của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Vietnam, tính đến tháng 7/2013, thị phần sữa nước hiện nay chủ yếu nằm trong tay các doanh nghiệp sữa nội. Trong đó, Vinamilk nắm giữ 48,7% thị phần.
Vinamilk liên tiếp nằm trong Top 3 nhà sản xuất sở hữu các thương hiệu được chọn mua nhiều nhất, ở cả thành thị và nông thôn Việt Nam trong suốt 5 năm (Bảng xếp hạng Brand Footprint).
Vinamilk có được vị thế như ngày hôm nay, hoàn toàn là do những giá trị thực, mang lại sự thay đổi tích cực cho cộng đồng.
2. Bia Sài Gòn (SABECO)
Cuối năm 2016, Việt Nam đã chính thức lọt vào Top 10 thị trường lớn nhất thế giới, xét về dung lượng bia tiêu thụ. Dự báo năm 2017, thị trường bia Việt Nam sẽ cán mốc tiêu thụ 4 tỷ lít.
Dù trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều thương hiệu bia nổi tiếng trên thế giới nhưng Bia Sài Gòn vẫn đang là thương hiệu Việt dẫn đầu thị trường bia Việt Nam và đang trên đường chinh phục các thị trường khó tính như Đức, Mỹ, Nhật, Hà Lan...
Báo cáo về kết quả đo lường bán lẻ của Nielsen cho thấy, Bia Sài Gòn duy trì được vị thế dẫn đầu ngành hàng bia với mức thị phần 39,8% năm 2015.
Ngoài ra, Bia Sài Gòn còn đứng ở vị trí số 4 trong top 40 thương hiệu công ty có giá trị nhất Việt Nam được công bố bởi Forbes với trị giá 254 triệu USD (3/7/2017).
3. Acecook
Số liệu từ Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới (WINA) cho thấy, hiện nay bình quân một người Việt Nam tiêu thụ 50 - 55 gói mì ăn liền/năm.
Việt Nam đang là quốc gia xếp thứ tư trên thế giới về tiêu thụ mì ăn liền, sau Trung Quốc (40 tỷ gói/năm), Indonesia (13 tỷ gói), Nhật Bản (5 tỷ gói).
Thị trường mì ăn liền có hàng chục doanh nghiệp lớn nhỏ đang tham gia, cả trong và ngoài nước. Nhưng phần lớn thị phần đang thuộc về 3 doanh nghiệp dẫn đầu là Acecook, Masan Consumer và Asia Foods.
Trong đó, thị phần của Acecook lớn nhất, chiếm 38,9%. Masan 24,6%, còn lại là Asia Food và các thương hiệu khác.
Hiện, Acecook đứng vị trí thứ 4 trong top thương hiệu được chọn mua nhiều nhất ở thị trường thành thị và nông thôn(Bảng xếp hạng Brand Footprint). Acecook có các thương hiệu chủ lực là Hảo Hảo, Vina Acecook, Hảo 100.
4. Vinacafe Biên Hòa
Việt Nam có lợi thế là nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới - nguyên liệu dùng để làm cà phê hòa tan.
 
Nếu trong giai đoạn trước, thị trường còn có sự cạnh tranh của khá nhiều tên tuổi nước ngoài như Nescafe (Nestle) hay Maccoffee (Food Empire - Singapore) thì trong vài năm trở lại đây, cuộc chơi dần được gói gọn lại giữa Vincafe Biên Hòa – Nestle - Trung Nguyên.
Ở thị trường này, thương hiệu Việt hoàn toàn thắng thế, đè bẹp sản phẩm nhập ngoại. Hiện nay Vinacafe Biên Hòa là nhà sản xuất cà phê hòa tan số một Việt Nam, chiếm 41% thị phần, tiếp theo là Nestle chiếm 26% thị phần và Trung Nguyên chiếm 16%.
Dù vậy, Vinacafe vẫn luôn cải tiến để nâng cao chất lượng, để đem đến những tách cà phê đủ hương và vị cho mọi nhà.
5. Mamamy
Mamamy là một trường hợp thú vị - thương hiệu duy nhất 100% thuần Việt, giữ vị thế đặc biệt trên thị trường khăn ướt cạnh tranh khốc liệt.
Trên thị trường hiện nay, có cả trăm nhãn khăn giấy ướt khác nhau với mức giá giao động trong khoảng 15.000 đồng - 50.000 đồng. Trong đó có sự góp mặt của nhiều thương hiệu ngoại, đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Mỹ (Happykid, Goon, Merries, Pigeon, Dunamex Baby…) cạnh tranh với các thương hiệu Việt.
Số liệu của Nielsen năm 2017 cho thấy, trong cuộc chạy đua này, Mamamy chiến thắng với 33,8% thị phần.
Mamamy bao phủ trên 80% thị trường truyền thống, chiếm tỷ trọng lớn diện tích quầy kệ siêu thị trong nhóm ngành hàng khăn ướt; là đơn vị gia công, xuất khẩu trực tiếp tới các thị trường lớn trên thế giới như Singapore, Đài Loan, Nhật Bản…
Mamamy là một thương hiệu cá tính và khác biệt và giữ vị trí số 1 trong suốt 10 năm qua nhờ tư duy dẫn đầu về chất lượng và công năng.
Mamamy đứng sau chiến dịch “Giải cứu mùa hè”- phát 2 triệu khăn ướt cho người lao động, “Vùng đất tò mò” - sân chơi nhân văn dành cho trẻ em và gia đình. Đây đều là các sản phẩm của Mamamy, mang lại ảnh hưởng tích cực cho xã hội.
Nguồn: Vneconomy.vn

Kim ngạch xuất khẩu Hà Nội đạt hơn 980 triệu USD

 

Kim ngạch xuất khẩu Hà Nội đạt hơn 980 triệu USD

Theo báo cáo thống kê, trong tháng 8, ước tính kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội đạt 982 triệu USD, tăng 3,1% so tháng trước và tăng 2% so cùng kỳ.

 Trong đó, xuất khẩu địa phương ước đạt 816 triệu USD tăng 3,2% so tháng trước và tăng 3,2% so cùng kỳ. Trong tháng này, một số nhóm hàng xuất khẩu tăng cao so cùng kỳ là hàng nông sản tăng 24,8%; giầy dép các loại và sản phẩm từ da tăng 27,9%; hàng thủ công mỹ nghệ tăng 30,5%; phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 46,6%...

Tính chung 8 tháng, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 7.624 triệu USD tăng 8,5% so cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu địa phương ước đạt 6.326 triệu USD, tăng 10,8%. Đóng góp nhiều nhất vào tăng kim ngạch xuất khẩu 8 tháng qua là nhóm hàng điện tử tăng 35,7%; xăng dầu (tạm nhập, tái xuất) tăng 41,2%; nhóm hàng máy móc thiết bị phụ tùng tăng 25,2%; phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 32,4%. Một số nhóm hàng xuất khẩu giảm so cùng kỳ là hàng may, dệt giảm 2,3%; thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh giảm 3,6%.

Kim ngạch nhập khẩu tháng 8 ước đạt 2.658 triệu USD tăng 5,8% so tháng trước và tăng 30,2% so cùng kỳ. Trong đó, nhập khẩu địa phương đạt 1.186 triệu USD, tăng 5,4% và tăng 29,1%. Trong tháng 8 thì nhóm hàng máy móc thiết bị phụ tùng có tốc độ tăng cao nhất tăng 43,7% so cùng kỳ năm 2016.

Tính chung 8 tháng, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 19.263 triệu USD tăng 21,8% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhập khẩu địa phương ước đạt 8.557 triệu USD tăng 21,7% so cùng kỳ năm 2016. Trị giá nhập khẩu 8 tháng ở hầu hết các mặt hàng đều tăng, một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh là xăng dầu tăng 45,8%; chất dẻo tăng 22,2%; hóa chất tăng 20,6% so cùng kỳ năm 2016.

 Nguồn: thanglong.chinhphu.vn

EVN SPC: Bảo đảm an toàn hệ thống điện trong mùa mưa bão

 

EVN SPC: Bảo đảm an toàn hệ thống điện trong mùa mưa bão

Vào mùa mưa, bão, lũ hệ thống điện đứng trước nguy cơ tăng cao, do sạt nở đất, giông lốc xoáy làm ngã đổ cột điện, gây chập cháy…làm gián đoạn cung cấp điện. Chủ động ứng phó với sự cố do thời tiết Tổng công ty Điện lực miền Nam( EVN SPC) đã có kế hoạch, phương án khắc phục kịp thời các sự cố, giảm thiểu thiệt hại,cung cấp điện trở lại trong thời gian sớm nhất.

EVN SPC cho biết, ngay đầu mùa mưa bão năm nay, mưa giông kèm lốc xoáy đã làm ảnh hưởng đến hệ thống lưới điện tại nhiều địa phương như huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp; Thị xã Long khánh, Đồng Nai; huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang …Do được chuẩn bị tốt về mọi mặt nên các sự cố đã được khắc phục kịp thời, giảm thiểu thiệt hại và việc cung cấp điện được tái lập sớm nhất.

Tuy nhiên, vào cao điểm mưa, bão, giông lốc và lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long, cũng như các tỉnh miền Trung hệ thống điện của EVN SPC có thể bị ảnh hưởng trên diện rộng.
Để chủ động ứng phó với thiên tai, từ đầu năm, EVN SPC đã triển khai thực hiện kế hoạch Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) năm 2017. Theo đó, ở cấp tổng công ty đã thành lập lại Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tại tổng công ty và 5 khu vực; lên kế hoạch kiểm tra công tác PCTT&TKCN năm 2017; tham dự diễn tập PCTT&TKCN tại công ty Điện lực và khu vực; theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn các đơn vị thực hiện công tác PCTT&TKCN theo kế hoạch; cập nhật, theo dõi thông tin thời tiết về thiên tai, bão lũ để chỉ đạo triển khai ứng phó với các tình huống do thiên tai gây ra trên địa bàn quản lý.
Đối với cấp khu vực tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác PCTT&TKCN tại các đơn vị thành viên trước mùa mưa bão; lập kế hoạch và tổ chức diễn tập phương án PCTT&TKCN với quy mô khu vực; hoàn thành diễn tập phương án PCTT&TKCN cấp khu vực trước 15/7 hàng năm; cập nhật, theo dõi thông tin thời tiết về thiên tai, bão lũ để chỉ đạo, điều hành và triển khai ứng phó với các tình huống do thiên tai gây ra trên địa bàn quản lý.
Tại 21 công ty Điện lực, EVN SPC đã chỉ đạo kiện toàn bộ máy làm công tác PCTT&TKCN ; củng cố lại Ban chỉ huy PCTT&TKCN từ cấp Công ty đến các Điện lực.
Đặc biệt, ngay trước mùa mưa bão, các Điện lực đã xây dựng phương án cấp điện cho các phụ tải quan trọng; phương án đảm bảo thông tin liên lạc trong mọi tình huống; chuẩn bị vật tư, nhiên liệu, thiết bị dự phòng thiết yếu cho trong mùa mưa bão và các vật tư, dụng cụ, phương tiện, thuốc, lương thực và nguồn lực dự phòng theo phương châm 4 tại chỗ để nhanh chóng khôi phục cấp điện trở lại an toàn; lập các hồ sơ về công tác PCTT&TKCN theo quy định; tổng kiểm tra, phát hiện kịp thời các khiếm khuyết trên lưới điện, triển khai công tác khắc phục, củng cố các khiếm khuyết, các vị trí xung yếu trên lưới điện, hoàn thành trước tháng 7 hàng năm, đảm bảo lưới điện vận hành an toàn trong mùa mưa bão; lập kế hoạch kiểm tra công tác PCTT&TKCN năm 2017 trong nội bộ công ty; hoàn thành diễn tập phương án PCTT&TKCN cấp Điện lực, Công ty, khu vực trước 15/7 hàng năm.
EVN SPC cũng đã chỉ đạo công tác bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp (HLATLĐCA), theo đó ngành điện phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương thực hiện công tác tuyên truyền các hành vi vi phạm HLATLĐCA và các biện pháp phòng tránh tai nạn điện cho người dân; phối hợp với chính quyền địa phương xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm HLATLĐCA còn tồn tại; tham mưu với các cấp chính quyền về biện pháp xử lý đối với các trường hợp vi phạm được để ngăn ngừa sự cố lưới điện.
 
EVN SPC cho biết, đến nay, tất cả các đơn vị đã hoàn thành công tác diễn tập và có phương án PCTT& TKCN. Các cuộc diễn tập sự cố giả định sát với các tình hướng thực tế tại địa phương, được thực hiện một cách nhanh nhất, bảo đảm chất lượng, an toàn. Qua diễn tập đã nâng cao khả năng cũng như kỹ năng phòng ngừa, ứng phó với các tình hướng thiên tai, góp phầm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản của người dân và doanh nghiệp.
Thực hiện đạt chỉ tiêu giảm số vụ sự cố lưới điện do vi phạm HLATLĐCA, EVN SPC phấn đấu giảm 50% số vụ sự cố mỗi năm đối với lưới điện 110kV; lưới điện 22kV giảm 30% số vụ sự cố mỗi năm.
Nguồn: Thanh Minh/Báo Công Thương điện tử

Glencore đặt siêu tàu chở dầu thô Forties sang châu Á trong tháng 9

 

Glencore đặt siêu tàu chở dầu thô Forties sang châu Á trong tháng 9

 Glencore dã mua khoảng 5 lô hàng dầu Forties biển bắc nạp trong tháng 9, và đã sắp đặt một siêu tàu có thể vận chuyển một số đến Hàn Quốc.

Biển bắc là quê hương của dầu Brent, được xây dựng bởi dầu Forties và ba loại dầu thô khác. Một nguồn tin thương mại cho biết “chúng tôi nghe rằng có khả năng tàu sang châu Á”. Năm lô dầu Forties, 600.000 thùng mỗi lô, sẽ là quá nhiều để chở trên một siêu tàu.
ST Shipping, một trợ thủ vận chuyển của Glencore đã điều chỉnh một VLCC, Houston để lái sang Hàn Quốc trong tháng 9 từ kho cảng Hound Point ở Scotland, nơi lô hàng Forties đã được nạp. Tuy nhiên các lô hàng như vậy không phải luôn được chuyển vào một chuyến thực tế.
Thị trường biển bắc đang cho thấy những dấu hiệu sức mạnh bất thường với hợp đồng dầu thô Brent kỳ hạn tháng đầu đang giao dịch ở mức cộng so với tháng thứ 2, một dấu hiệu nguồn cung thắt chặt nhanh chóng.
Việc nạp dầu Forties và ba loại dầu thô khác làm cơ sở cho dầu Brent gia tăng trong tháng 9, nhưng duy trì tại khối lượng thấp thứ hai trong năm nay.
 
Nguồn: VITIC/Reuters
 

PVOIL giảm giá xăng dầu tri ân khách hàng

 

 PVOIL giảm giá xăng dầu tri ân khách hàng

 Nhân dịp chào mừng 72 năm Ngày Quốc khánh Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2017), Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) tổ chức chương trình khuyến mại giảm giá đối với khách hàng tiêu dùng trực tiếp đến mua xăng, dầu tại tất cả cửa hàng xăng dầu trực thuộc PVOIL trên toàn quốc, chương trình diễn ra trong 02 ngày: thứ bảy (26/8/2017) và chủ nhật (27/8/2017).

Cụ thể khách hàng trực tiếp đến mua xăng, dầu tại tất cả cửa hàng xăng dầu trực thuộc PVOIL trên toàn quốc sẽ được giảm giá 500đ/lít xăng, dầu.

Sau những lần tổ chức thành công trong năm 2016 và nửa đầu năm 2017, chương trình giảm giá bán xăng dầu của PVOIL đón nhận sự hưởng ứng nhiệt tình của người tiêu dùng.
Không chỉ dừng lại ở nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, PVOIL còn thực hiện nhiều hoạt động an sinh xã hội, từ thiện, hỗ trợ cộng đồng như: Tài trợ xây dựng trường học, trạm y tế, nhà đại đoàn kết; hỗ trợ đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng thiên tai, lũ lụt...
PVOIL đã tiên phong trong việc kinh doanh xăng E5 từ tháng 8/2010 tại một số tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Vũng Tàu và TP. Hồ Chí Minh. Đến nay, PVOIL đã lắp đặt và đưa vào hoạt động 10 trạm pha chế xăng E5 tại các khu vực trên toàn quốc và chuẩn bị tiếp tục đưa các trạm pha chế khác vào hoạt động trong năm 2017. PVOIL đã cơ bản hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng; sẵn sàng đáp ứng việc pha chế, vận chuyển và kinh doanh xăng E5 khi xăng sinh học E5 được kinh doanh đại trà vào ngày 1/1/2018.
 
Nguồn: pvoil.com

Hỗ trợ trực tuyến

3710995
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
1439
20124
55531
1587004
138157
3710995

Your IP: 3.142.200.226
Server Time: 2024-04-28 14:31:37

SUPPORT ONLINE

Mr Giang Tử - 0913.329.033
Mrs. Nga - 0903.228.574

 

 

We have 45 guests and no members online