Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Dầu thô chi phí cao có thể giảm lợi nhuận của các nhà máy lọc dầu Mỹ

 

Dầu thô chi phí cao có thể giảm lợi nhuận của các nhà máy lọc dầu Mỹ

Vinanet - Các nhà máy lọc dầu có thể đối mặt với việc lợi nhuận giảm trong những tháng tới do nguồn cung dầu thô nặng từ Venezuela giảm dần và ở nơi khác một vài công ty chuyển sang dầu ngọt, nhẹ dễ xử lý hơn nhưng chi phí cao.
Việc chuyển đổi này cũng có nghĩa là chi phí tăng cho người tiêu dùng trong những tuần cuối mùa hè (mùa du lịch) và mùa thu, nếu các nhà máy lọc dầu đẩy chi phí tăng cao hơn này cho người lái xe.
Các công ty PBF Energy, Valero Energy, Phillips 66 và tập đoàn Marathon Petroleum cho biết trong hai tuần qua họ đang chạy nhiều dầu thô nhẹ hơn dẫn tới kết quả mức trừ lùi thu hẹp đối với dầu thô nặng. Tập đoàn ExxonMobil cũng đang chạy dầu thô nhẹ tại một nhà máy ở Gulf Coast.
John Auers, phó giám đốc điều hành tại tại công ty tư vấn lọc dầu Turner, Mason & Co cho biết lợi nhuận của nhà máy lọc dầu đã sẵn sàng bị tác động mạnh trong quý 3. Triển vọng quý 4 sẽ phụ thuộc liệu Mỹ có áp dụng các lệnh trừng phạt lên nhập khẩu của Venezuela không.
Các công ty đang phản ứng với chi phí cao và đang dự đoán nguồn cung dầu thô của Venezuela xuất sang Mỹ yếu hơn. Giá dầu thô nặng cũng bị tác động bởi sự thay đổi thuế tại Nga, đã nâng giá dầu thô nặng và bởi việc giảm sản lượng từ Canada trong quý 4.
Theo số liệu của Reuters tính đến tháng 6, nhập khẩu dầu thô của Mỹ từ Venezuela giảm 7,1% so với cùng kỳ năm trước, xuống 654.078 thùng/ngày. Chi phí dầu thô ngọt, nhẹ cao hơn dầu thô nặng, đang thu hẹp mức giảm giá mà các nhà máy lọc dầu Mỹ, đặc biệt dọc theo Gulf Coast, đã đạt được bằng cách cấu hình các nhà máy của họ chạy dầu thô nặng, chưa trong hơn 20 năm qua.
Thu nhập quý 2 của Marathon từ hoạt động lọc dầu và tiếp thị giảm phần lớn do chi phí dầu thô và nguyên liệu không thuận lợi, chủ yếu bởi chênh lệch giá dầu thô ngọt/chua thấp hơn.
PBF cũng cho biết mức trừ lùi của dầu thô nặng thu hẹp gây ra thua lỗ 1,01 USD mỗi cổ phiếu trong quý 2, so với dự đoán lợi nhuận 2 cent mỗi cổ phiếu của Phố Wall.
Phát ngôn viên Charlotte Huffaker cho biết Exxon đang nghiên cứu bổ sung một nhà máy lọc dầu thô nhẹ tại Beaumon, Texas, nhà máy lọc dầu vào đầu thập kỷ tới.
 
Valero và Phillips đánh bại ước tính của giới phân tích, Valero vượt 13 cent lãi 1,23 USD mỗi cổ phiếu và Phillips vượt 5 cent lãi 1.06 USD mỗi cổ phiếu.
Các yếu tố khác có thể cân bằng chi phí dầu thô cao hơn trong những tháng tới, như nhu cầu toàn cầu mạnh đối với các sản phẩm dầu của Mỹ.
Nguồn: VITIC/Reuters

 

Biển Đông POC- Các giàn khoan đạt hệ số làm việc 99,9%

 

Biển Đông POC- Các giàn khoan đạt hệ số làm việc 99,9%

Trong quý II/2017, Công ty Điều hành Dầu khí Biển Đông (Biển Đông POC) tiếp tục thực hiện tốt các chỉ tiêu chủ yếu trong công tác sản xuất kinh doanh, góp phần hoàn thành xuất sắc các mục tiêu chung được đề ra cho 6 tháng đầu năm 2017.

Tổng sản lượng khai thác 6 tháng đầu năm của Biển Đông POC đạt khoảng 1,059 tỉ m3 khí tiêu chuẩn (110% so với kế hoạch 6 tháng đầu năm, bằng 54% kế hoạch năm) và 244 nghìn tấn condensate (121% so với kế hoạch 6 tháng đầu năm, bằng 60,6% kế hoạch năm). Ước giá trị sản xuất quy đổi trong 6 tháng đầu năm 2017 tương đương với 271 triệu USD.

Từ đầu năm 2017 đến nay, các hoạt động khai thác của Biển Đông POC vận hành an toàn, ổn định, không có tai nạn lao động nào nghiêm trọng về người, không xảy ra sự cố gây ảnh hưởng đến môi trường. Hệ số TRIR (tỷ lệ số tai nạn thương tật được ghi nhận trên 200.000 giờ công) bằng 0 (kế hoạch đề ra trong năm 2017 là nhỏ hơn 0,3) tính đến hết ngày 30-6-2017. Hệ số làm việc của các giàn khai thác tính đến ngày 30-6-2017 ước đạt 99,9%, so với mục tiêu cả năm 2017 là 96%.
Năm 2016 là năm đánh dấu mốc kết thúc chiến dịch khoan sau 5 năm nỗ lực liên tục, đưa Biển Đông POC chính thức chuyển sang giai đoạn vận hành khai thác Dự án Biển Đông 01. Từ đầu năm 2017 đến nay, đơn vị đã hoàn thành chương trình thống kê và bảo trì bảo dưỡng vật tư khoan còn lại trên cơ sở tối ưu hóa nguồn lực và tiết giảm chi phí thuê ngoài, tiếp tục đấu thầu các hợp đồng dịch vụ cần thiết để triển khai trong quý III; đồng thời triển khai đấu thầu ba hợp đồng E-line/slickline, Coiled tubing, Well test cho chương trình can thiệp giếng năm 2017.
Tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Biển Đông POC đã xây dựng định hướng và tiến hành đàm phán lại các hợp đồng dịch vụ đã ký, tiết giảm chi phí nhiên liệu, nguyên liệu vật tư thiết bị, năng lượng và chi phí quản lý doanh nghiệp, tối ưu hóa chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đã đạt được nhiều kết quả đáng kể.
Biển Đông POC đã đặt ra một số mục tiêu cụ thể đến hết 2017 như: hoàn thành các chỉ tiêu về An toàn - Sức khỏe - Môi trường, không có tai nạn nghiêm trọng về người và không gây ảnh hưởng đến môi trường, hệ số TRIR cả năm 2017 nhỏ hơn 0,3; tiếp tục duy trì sản xuất và tăng cường các biện pháp nhằm khai thác hiệu quả các giếng khai thác, đạt kế hoạch sản lượng được duyệt cho cả năm 2017 là 2 tỉ m3 khí và 402 nghìn tấn condensate, đảm bảo hệ số làm việc của các giàn khai thác đạt trên 96%.
 
Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm trên, thời gian tới, Biển Đông POC sẽ tiếp tục tập trung vào việc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, từng bước gia tăng sản lượng của các giàn khai thác, đảm bảo hiệu quả kinh doanh, phát huy sáng kiến, sáng tạo trong quá trình làm việc nhằm tìm kiếm những giải pháp sản xuất hiệu quả, tiết kiệm trong bối cảnh khó khăn vẫn tiếp tục kéo dài.
Nguồn: Lê Kim Liên/Báo Công Thương điện tử

Những công việc nào đang cần tuyển dụng nhiều nhất tại Việt Nam?

Công nghệ thông tin, hành chính/thư ký, kế toán là top 3 ngành có nhu cầu tuyển dụng cao nhất ở Việt Nam trong nửa đầu năm 2017.

Báo cáo của công ty tuyển dụng trực tuyến - VietnamWorks cho biết, trong nửa đầu năm 2017, nhu cầu tuyển dụng và cung nguồn lược đã tăng thêm so với cùng kỳ năm ngoái lần lượt là 20% và 14%. Điều này cho thấy nguồn cung và nhu cầu trong tuyển dụng vẫn có sự chênh lệch nhất định.

VietnamWorks cũng đã thống kê lại 10 ngành có nhu cầu tuyển dụng cao nhất trong thời gian vừa qua như công nghệ thông tin (IT), hành chính/thư ký, kế toán, dịch vụ khách hàng...

Nhung cong viec nao dang can tuyen dung nhieu nhat tai Viet Nam?

Công nghệ thông tin (IT) đứng đầu về nhu cầu tuyển dụng

Theo khảo sát của công ty tuyển dụng trực tuyến này, dù ngành IT đứng đầu về nhu cầu tuyển dụng tuy nhiên nguồn cung hiện tại chỉ đáp ứng được 50% so với nguồn cầu. Do đó, các công ty IT hiện nay phải cạnh tranh rất nhiều để có được ứng viên.

“Các vị trí đang khan hiếm chủ yếu là các lập trình viên có kinh nghiệm trong mảng Java, .Net, Mobile, PHP. Có những ngôn ngữ lập trình mới như Ruby on Rails, Golang, JavaScrpit hoặc các frameworks (thư viện mã lệnh) có liên quan như ReactJS, NodeJs đang trong tình trạng rất khan hiếm lập trình viên, mặc dù các vị trí này được trả lương khá cao nhưng vẫn khó khăn trong việc tìm ứng viên”, Vietnamworks cho hay.

Các công ty Fintech (là các công ty kinh doanh dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng công nghệ) cho biết, họ đang có nhu cầu tuyển dụng rất lớn các kỹ sư công nghệ thông tin có kinh nghiệm về mảng dữ liệu (data) và có kiến thức về tài chính. Tuy nhiên, tại Việt Nam có rất ít các ứng viên có kinh nghiệm kiểu như vậy.

Chính vì vậy, các công ty này buộc phải tuyển kỹ sư người nước ngoài sang Việt Nam làm việc và nắm giữ các vị trí đòi hỏi có nhiều kinh nghiệm tương ứng. Bên cạnh đó, các công ty Fintech chấp nhận tuyển các sinh viên mới ra trường và họ tự đào tạo nguồn lực để có thể đảm đương được các yêu cầu này.

Một nhà tuyển dụng nhân sự về lập trình web cho hay, hiện nay nhu cầu tuyển dụng lập trình viên tại công ty là rất lớn. Tuy nhiên  để tuyển dụng được những lập trình viên có kinh nghiệm, đáp ứng được yêu cầu của công việc là rất khó.

Data Technology sẽ là ngành rất phát triển trong vòng 3 năm tới

Báo cáo của Navigos Search - công ty cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao thuộc Navigos Group cũng chỉ ra rằng, ngành CNTT (chủ yếu tập trung vào mảng dịch vụ Internet, các công ty liên quan đến sử dụng công nghệ trong lĩnh vực vận tải, bất động sản, lập trình game hay thanh toán trực tuyến) có nhu cầu tuyển dụng nhân sự bậc trung và cao cấp đứng thứ ba trong quý II năm nay.

Nhung cong viec nao dang can tuyen dung nhieu nhat tai Viet Nam?

Những lập trình viên có kinh nghiệm đang được nhiều công ty săn đón. Ảnh minh họa

Các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin chia sẻ với Navigos Search, ngành Data Technology sẽ rất phát triển trong vòng 3 năm tới. Các công ty trong ngành này đang rất cần tuyển kỹ sư IT trong lĩnh vực xử lý dữ liệu (data processing) và kỹ sư IT có kinh nghiệm liên quan đến machine learning, là một lĩnh vực thuộc trí tuệ nhân tạo liên quan đến việc nghiên cứu và xây dựng các kỹ thuật cho phép các hệ thống “học” tự động từ dữ liệu để giải quyết những vấn đề cụ thể.

Navigos Search cũng cho biết, ở Việt Nam, rất ít trường đào tạo bài bản ngành học này. Do vậy, các doanh nghiệp phát triển các sản phẩm và dịch vụ trên nền tảng online đang có nhu cầu tuyển dụng các vị trí kể trên, tuy nhiên thị trường chưa có nhiều ứng viên có thể đáp ứng được.

Trích nguồn: http://nhadautu.vn

Mặt trái khi Việt Nam trở thành 'con hổ châu Á'

Bloomberg cho rằng, Việt Nam sẽ sớm nhận ra điều gì chờ đợi khi trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng đứng đầu châu Á.

Với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng gấp 2 lần trong 8 năm, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng đứng đầu thế giới và khu vực. Tuy vậy, một hệ quả cho sự tăng trưởng này là Việt Nam sẽ không còn đủ điều kiện để nhận được những khoản vay ưu đãi từ các tổ chức quốc tế.

Từ cuối tháng 6 năm nay, Việt Nam không còn nhận được khoản vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Thế giới, và hiện đang được xếp vào nhóm đối tượng vay vốn hỗn hợp từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) - một bước rút khỏi nhóm được vay vốn với lãi suất rẻ. 

Trong bối cảnh nguồn vốn này bị cắt giảm, Việt Nam sẽ cần tới thị trường trái phiếu, điều này có thể làm gia tăng nguồn cung trong nhóm thị trường trái phiếu của các quốc gia mới nổi - vốn là mặt hàng hấp dẫn những nhà đầu tư trong thời gian gần đây.

mat-trai-khi-viet-nam-tro-thanh-con-ho-chau-a

Không còn những khoản vay ưu đãi sẽ trở thành thách thức cho Việt Nam khi lên nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình. Ảnh: Bloomberg

"Đây là dấu hiệu rõ ràng chứng minh sự thành công trong phát triển của Việt Nam - trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình", Sebastian Eckardt, nhà kinh tế trưởng của World Bank trả lời trong cuộc phỏng vấn của Bloomberg. "Nhu cầu tài chính của Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng, và các nguồn chính thức sẽ không đủ đáp ứng nhu cầu phát triển, do vậy thị trường vốn sẽ là nơi được hướng tới", Eckardt nhận định.

Ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại của Bộ Tài chính cho biết, hiện Việt Nam đang lên kế hoạch mở rộng vay nợ trong nước. Ông cũng cho biết thị trường nội địa có thể đáp ứng nhu cầu tài chính ở thời điểm hiện tại, tuy nhiên trong tương lai sẽ cần các nhà đầu tư quốc tế tham gia các đợt phát hành thêm nợ nước ngoài.

Kinh tế Việt Nam hiện có quy mô 200 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng trên 6%. Theo dữ liệu của Bloomberg, hiện có khoảng 70% trong 13,2 tỷ USD trái phiếu của Việt Nam được phát hành trong nước, số còn lại được phát hành bằng đồng đôla. Lần phát hành trái phiếu quốc tế gần nhất của Việt Nam vào tháng 11/2014, khi bán 1 tỷ USD trái phiếu có thời hạn 10 năm với lãi suất 4,8%.

“Việt Nam có thể sẽ phải dựa nhiều hơn vào thị trường trái phiếu quốc tế trong tương lai so với trước đây”, ông Mark Baker, Giám đốc đầu tư trái phiếu các thị trường mới nổi Standard Life Investments cho biết.

Ba hãng đánh giá tín nhiệm lớn nhất thế giới đang xếp hạng nợ của Việt Nam ở mức “junk” - không khuyến nghị đầu tư. Mức đánh giá này khiến trái phiếu của Việt Nam có lợi tức cao hơn so với trái phiếu của một số nước Đông Nam Á khác như Indonesia và Philippines - những quốc gia mới được nâng hạng trong những năm gần đây.

Theo số liệu của Bộ Tài chính, đến năm 2020, Việt Nam sẽ nhận được tổng cộng 45 tỷ USD vốn hỗ trợ phát triển, nguồn vốn được cấp từ năm 2005.

Trước năm 2010, thời hạn trả nợ trung bình đối với các khoản vay từ 30 đến 40 năm, với lãi suất 0,7 - 0,8% mỗi năm. Khi GDP của Việt Nam tăng lên, các điều khoản trở nên ngặt nghèo hơn, từ năm 2011-2015, lãi suất các khoản vay tăng lên 2%, và thời hạn trả nợ rút ngắn còn từ 10-20 năm.

Đến khi các điều kiện ưu đãi không còn, lãi suất đối với các khoản vay bị đẩy lên 3,5% mỗi năm, và thời hạn thanh toán bị rút ngắn một nửa.

Ông Andy Ho, Giám đốc điều hành của VinaCapital cho rằng, cùng với việc tham gia nhiều hơn vào thị trường vốn, Việt Nam cũng có thể xem xét bán tài sản và cải cách thuế. “Việt Nam có thể vay từ thị trường quốc tế, nhưng nếu họ vay quá nhiều thì điều đó sẽ trở nên rất nguy hiểm", ông Andy Hồ nhận xét.

Trích nguồn: http://kinhdoanh.vnexpress.net

Singapore – bạn hàng thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN

 

Singapore – bạn hàng thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN

Singapore đứng thứ 3/98 quốc gia có dự án đầu tư tại Việt Nam trong 7 tháng 2017
Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài 7 tháng năm 2017 của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, trong 7 tháng, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 9,05 tỷ USD, tăn 5,8% so với cùng kỳ năm 2016. Cả nước có 1.378 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư, với tổng vốn đăng ký là 12,92 tỷ USD, tăng 48,7% so với cùng kỳ năm 2016; có 677 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 5,87 tỷ USD, tăng 38,5% so với cùng kỳ năm 2016 và 2.946 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 3,12 tỷ USD, tăng 109,7% so với cùng kỳ 2016.
Trong 7 tháng của năm 2017, có 98 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hàn Quốc đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư là 5,62 tỷ USD, Nhật Bản đứng thứ hai với 5,46 tỷ USD, Singapore đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký là 3,8 tỷ USD.
Singapore chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản, công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng.
Singapore là bạn hàng thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN và thứ 6 trên thế giới, kim ngạch thương mại hai nước Việt Nam – Singapore tăng theo từng năm, năm 2016 đạt 7,1 tỷ USD, sang năm 2017 cụ thể là 6 tháng đầu năm nay thương mại giữa hai nước đạt 4,3 tỷ USD trong đó xuất khẩu đạt 1,5 tỷ USD và nhập khẩu 2,8 tỷ USD, như vậy Việt Nam đã nhập siêu từ Singapore 1,3 tỷ USD.
Việt Nam nhập khẩu từ Singapore trong 6 tháng đầu năm 2017 tăng 10,58% so với cùng kỳ năm trước. Trong rổ hàng hóa nhập từ Singapore, xăng dầu là mặt hàng chủ lực, chiếm 46% tổng kim ngạch, đạt 1,3 tỷ USD, tăng 43,77%. Mặt hàng đứng thứ hai về kim ngạch là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, tuy nhiên tốc độ nhập khẩu mặt hàng này từ Singapore lại suy giảm mạnh, giảm 40,06%, kế đến là máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng, giảm 16,71% so với cùng kỳ tương ứng với 170,8 triệu USD…
Nhìn chung, 6 tháng đầu năm nay, nhập khẩu từ Singapore các mặt hàng đều có mức tăng trưởng, chiếm 68,75% và ngược lại mặt hàng suy giảm chỉ chiếm 31,25%.
Đặc biệt, thời gian này, nhập khẩu từ Singapore quặng và khoáng sản tăng mạnh vượt trội, tăng gấp hơn 4,2 lần so với cùng kỳ năm trước (tức tăng 325,92%), tuy kim ngạch chỉ đạt 1,7 triệu USD, bên cạnh đó nhập khẩu sản phẩm từ kim loại và sản phẩm từ chất dẻo cũng có mức tăng mạnh, tăng lần lượt 139,43% và 144,66%, đạt tương ứng 3,2 triệu USD, 21,5 triệu USD. Ngược lại, nhập khẩu nguyên phụ liệu thuốc lá suy giảm mạnh, giảm 93,02%, tương ứng với 115 nghìn USD.
Đáng chú ý, cơ cấu chủng loại hàng hóa nhập khẩu từ thị trường Singapore trong 6 tháng đầu năm nay có thêm mặt hàng hạt điều, với 107 tấn trị giá 218,7 nghìn USD.
(Nguồn: Vinanet tổng hợp số liệu thống kê của TCHQ)

Hỗ trợ trực tuyến

3711505
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
1949
20124
56041
1587004
138667
3711505

Your IP: 3.146.255.127
Server Time: 2024-04-28 16:54:40

SUPPORT ONLINE

Mr Giang Tử - 0913.329.033
Mrs. Nga - 0903.228.574

 

 

We have 54 guests and no members online