Giá dầu cao nhất nhiều năm
Giá dầu tăng, với dầu thô Mỹ đạt mức cao nhất kể từ năm 2014 và dầu Brent tăng lên mức cao nhất 3 năm, sau khi nhóm các nhà sản xuất OPEC+ khó thực hiện kế hoạch tăng sản lượng.
Chốt phiên giao dịch ngày 5/10, dầu thô Brent tăng 1,3 USD tương đương 1,6% lên 82,56 USD/thùng, trước đó trong phiên có lúc đạt 83,13 USD/thùng – cao nhất 3 năm. Giá dầu thô Tây Texas WTI tăng 1,31 USD tương đương 1,7% lên 78,93 USD/thùng, trong phiên có lúc tăng hơn 2% lên 79,48 USD/thùng – cao nhất gần 7 năm. Cả hai loại dầu đều tăng hơn 2% trong phiên trước đó.
Tính từ đầu năm đến nay, giá dầu đã tăng hơn 50%, thêm vào đó là áp lực lạm phát khiến các quốc gia tiêu thụ dầu như Mỹ và Ấn Độ lo ngại nền kinh tế sẽ khó phục hồi sau đại dịch Covid-19.
Cuối tháng 9/2021, Ủy ban Kỹ thuật Hỗn hợp OPEC+ (JTC) dự kiến, nguồn cung dầu trong năm nay sẽ thiếu hụt 1,1 triệu thùng/ngày (bpd) và có thể dư thừa 1,4 triệu bpd trong năm tới. Tuy nhiên, bất chấp áp lực tăng sản lượng, OPEC+ lo ngại làn sóng nhiễm Covid-19 toàn cầu lần thứ 4 có thể ảnh hưởng đến nhu cầu hồi phục.
Giám đốc nghiên cứu thị trường Gary Cunningham thuộc Tradition Energy cho biết, giá khí tự nhiên toàn cầu tăng mạnh có thể khiến các nhà máy điện chuyển từ khí đốt sang dầu. Điều đó có nghĩa là giá dầu thô vẫn được hỗ trợ ngay cả khi có một đợt giảm giá trong ngắn hạn.
Giá khí tự nhiên cao nhất 12 năm
Giá khí tự nhiên tại Mỹ tăng hơn 9% lên mức cao nhất 12 năm, do giá toàn cầu tăng, thúc đẩy nhu cầu xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng của Mỹ tăng mạnh.
Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 11/2021 trên sàn New York tăng 54,6 US cent tương đương 9,5% lên 6,312 USD/mmBtu – cao nhất kể từ tháng 12/2008.
Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 11/2021 tại Châu Âu tăng hơn 21% và kỳ hạn tháng 12/2021 tăng 23% lên mức cao kỷ lục mới, do lo ngại một số nước châu Âu sẽ không đủ khí đốt để sưởi ấm trong mùa đông tới. Giá khí tự nhiên tại châu Á cũng tăng lên gần mức cao kỷ lục, khi Trung Quốc và khách mua khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn khác cạnh tranh, để có hàng hóa sẵn có nhằm đáp ứng nhu cầu đối với nhiên liệu siêu mát.
Giá vàng giảm
Giá vàng giảm mạnh 1,2%, do lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ và đồng USD tăng mạnh khiến vàng trở nên kém hấp dẫn, cùng với đó là các nhà đầu tư chờ đợi số liệu bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ vào cuối tuần này.
Vàng giao ngay trên sàn LBMA giảm 0,5% xuống 1.760,3 USD/ounce, giảm phiên đầu tiên trong 4 phiên và vàng kỳ hạn tháng 12/2021 trên sàn New York giảm 0,4% xuống 1.760,9 USD/ounce.
Đồng USD tăng lên mức cao nhất gần 1 năm so với giỏ các đồng tiền chủ chốt trong tuần trước đó, khiến vàng trở nên đắt hơn khi mua bằng tiền tệ khác. Đồng thời, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 6/2021 (1,5670%) từ mức 1,5223%.
Số liệu bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ dự kiến sẽ tiếp tục cải thiện thị trường lao động, điều này có thể thúc đẩy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ bắt đầu giảm bớt kích thích tiền tệ trước cuối năm nay.
Giá đồng giảm
Giá đồng giảm do đồng USD tăng mạnh trước số liệu bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ vào cuối tuần này và mối lo ngại kéo dài về Evergrande Trung Quốc.
Giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn London giảm 1,2% xuống 9.144 USD/tấn.
Giá cao su tại Nhật Bản tăng
Giá cao su tại Nhật Bản tăng, sau khi chính phủ mới của Nhật Bản cam kết thực hiện bất kỳ biện pháp nào cần thiết để hỗ trợ nền kinh tế.
Giá cao su kỳ hạn tháng 3/2022 trên sàn Osaka tăng 3,2 JPY tương đương 1,5% lên 211 JPY/kg.
Bộ trưởng Kinh tế mới Daishiro Yamagiwa cho biết, chính phủ Nhật Bản sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để hỗ trợ nền kinh tế chịu ảnh hưởng bởi đại dịch.
Giá cà phê giảm
Giá cà phê arabica giảm hơn 4%, do mưa thúc đẩy năng suất cây trồng cà phê tại nước sản xuất hàng đầu – Brazil.
Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 11/2021 trên sàn London giảm 37 USD tương đương 1,7% xuống 2.111 USD/tấn.
Đồng thời, giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 12/2021 trên sàn ICE giảm 8,45 US cent tương đương 4,2% xuống 1,919 USD/lb, sau khi đạt mức cao nhất 2 tháng (2,0685 USD/lb) trong phiên trước đó.
Giá đường tăng
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2022 trên sàn ICE tăng 0,16 US cent tương đương 0,8% lên 19,85 US cent/lb.
Đồng thời, giá đường trắng kỳ hạn tháng 12/2021 trên sàn London tăng 4,9 USD tương đương 1% lên 507,5 USD/tấn.
Nhà môi giới StoneX cho biết, nguồn cung đường toàn cầu dự kiến sẽ được cải thiện trong niên vụ 2021/22, do sản lượng tăng cao tại châu Á và châu Âu.
Giá đậu tương tăng, ngô và lúa mì giảm
Giá đậu tương tại Mỹ tăng 1,3%, do thị trường năng lượng tăng thúc đẩy nhu cầu nhiên liệu sinh học sản xuất từ đậu tương.
Trên sàn Chicago, giá đậu tương kỳ hạn tháng 11/2021 tăng 15-3/4 US cent lên 12,51-1/2 USD/bushel, giá dầu đậu tương kỳ hạn tháng 12/2021 tăng 2,31 US cent lên 61,14 US cent/lb. Giá ngô kỳ hạn tháng 12/2021 giảm 3-1/4 US cent xuống 5,37-1/2 USD/bushel. Giá lúa mì kỳ hạn tháng 12/2021 giảm 11-3/4 US cent xuống 7,44-3/4 USD/bushel.
Giá dầu cọ tăng 4%
Giá dầu cọ tại Malaysia tăng 4% lên mức cao kỷ lục (4.786 ringgit/tấn), do giá dầu thô tăng mạnh và tồn trữ dầu cọ trong tháng 9/2021 giảm.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 12/2021 trên sàn Bursa Malaysia tăng 3,38% lên 4.738 ringgit (1.134,17 USD)/tấn.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 6/10:
Ông Giang Tử - 0913.329.033 |
Bà Nga - 0903.228.574 |
Trang web hiện có:
26 khách & 0 thành viên trực tuyến