Các nhà máy lọc dầu châu Á trong số các nhà máy tận dụng thuận lợi của việc đóng cửa khoảng 1/4 công suất xử lý dầu thô ở Mỹ sau khi bão Harvey tàn phá bờ biển vùng Vịnh Mexico, với lợi nhuận tăng vọt.
Một nhà máy lọc dầu Singapore điển hình xử lý dầu thô Dubai có lợi nhuận tăng lên 9,07 USD/thùng trong tháng 9, theo tính toán của Reuters, cao hơn nhiều mức 7,01 USD/thùng, lợi nhuận trung bình 365 ngày.
Lợi nhuận kể từ đó thoái lui xuống 7,19 USD/thùng trong giữa ngày giao dịch hôm 10/10, do lợi nhuận từ các sản phẩm xăng và dầu diesel chủ chốt giảm.
Lợi nhuận từ việc sản xuất một thùng dầu diesel tại Singapore giảm xuống 12,85 USD/thùng vào 9/10, giảm từ mức đỉnh 15,82 USD/thùng vào 8/9, khi thị trường toàn cầu thiếu nhiên liệu sau bão Harvey.
Đối với xăng, lợi nhuận sản xuất một thùng xăng đứng ở mức 9,55 USD/thùng vào hôm 9/10, giảm 42% từ mức cao 16,34 USD/thùng ngày 31/8.
Những con số này không vẽ một bức tranh rực rỡ cho các nhà máy lọc dầu châu Á, với lợi nhuận xăng hiện nay ở mức tương tự hồi đầu năm và lợi nhuận lọc dầu diesel chỉ cao hơn chút ít.
Một tín hiệu lạc quan hơn đối với các nhà máy lọc dầu châu Á là khả năng giá dầu thô tăng do OPEC và các đồng minh tiếp tục nỗ lực thắt chặt các thị trường dầu thô toàn cầu bằng cách hạn chế sản lượng.
Lãnh đạo OPEC, Saudi Arabia sẽ cắt giảm lượng dầu thô phân bổ cho các khách hàng trong tháng 11 khoảng 500.000 thùng/ngày.
Điều này nghĩa là vương quốc này sẽ xuất khẩu hơn 7 triệu thùng/ngày trong tháng 11, mặc dù nhu cầu từ các nhà máy lọc dầu cao hơn đáng kể.
Mặc dù nhu cầu rất mạnh từ khách hàng nước ngoài ở mức hơn 7,711 triệu thùng/ngày, họ chỉ được phân bổ 7,15 triệu thùng/ngày.
Các nhà máy lọc dầu châu Á có thể kết thúc việc phải trả thêm tiền để mua hàng hóa trên thị trường giao ngay, đặc biệt đối với loại dầu nặng hơn thường cho các nhà sản xuất Trung Đông và được tìm kiếm bởi các nhà máy lọc dầu sử dụng các bộ phận phức hợp đã thiết kế để xử lý loại dầu thô này.
Nhưng sự cân bằng với cơ hội giá dầu cao hơn và kết thúc sự thúc đẩy tạm thời của bão Harvey là các yếu tố lạc quan sẽ hạn chế chiều giảm đối với lợi nhuận của nhà máy lọc dầu châu Á.
Trung Quốc nhân tố bí ẩn
Nhu cầu cao trong mùa đông đang tới, thường thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm chưng cất như dầu đốt. Một vài nhà máy lọc dầu khắp châu Á cũng đang có kế hoạch bảo dưỡng trong tháng 10 và tháng 11, sẽ hạn chế nguồn cung một phần trong mùa đông sắp tới.
Nhưng có thể khả năng lớn nhất theo chiều tăng đối với nhu cầu sản phẩm của các nhà máy lọc dầu châu Á là triển vọng xuất khẩu sản phẩm giảm mạnh từ Trung Quốc, nước đã nổi lên trong những năm gần đây như một nhà cung cấp chính xăng và sản phẩm chưng cất như dầu diesel và nhiên liệu bay.
Các nhà máy lọc dầu tại Trung quốc bị yêu cầu có hạn ngạch để xuất khẩu các sản phẩm dư thừa và chính quyền tại Bắc Kinh đã giảm khối lượng sẽ cho phép được xuất khẩu trong năm nay.
Hạn ngạch xuất khẩu sản phẩm dầu mỏ cấp cho năm 2017 đạt tổng cộng 37,4 triệu tấn, giảm 19% so với năm trước, theo một tài liệu của bộ Thương mại.
 Dựa vào tổng sản phẩm xuất khẩu từ Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm nay đạt 32,8 triệu tấn, có nghĩa là chỉ còn 4,6 triệu tấn có thể được xuất khẩu trong 4 tháng cuối năm nay.
Điều đó thể hiện sự suy giảm mạnh mẽ từ mức độ khoảng 4,1 triệu tấn mỗi tháng trong giai đoạn 8 tháng đầu năm nay.
Thậm chí nếu sản phẩm xuất khẩu không giảm nhiều như hạn ngạch được cấp, vẫn có thể là Trung Quốc sẽ không thể xuất khẩu nhiều sản phẩm nhiên liệu đã lọc như quý 4/2017.
Trung Quốc có thể xuất khẩu 1,0 - 1,2 triệu tấn dầu diesel trong tháng 10, giảm từ mức trung bình 1,3 - 1,4 triệu tấn từ đầu năm tới nay, theo Thomson Reuters.
Nếu xuất khẩu sản phẩm của Trung Quốc bị hạn chế bởi thiếu hạn ngạch, điều này sẽ tăng may mắn cho các nhà máy lọc dầu còn lại của châu Á cung cấp ra thị trường xuất khẩu.
Nguồn: VITIC/Reuters