7 bước kiểm tra xe an toàn trước lúc đi xa.

1. Kiểm tra lốp xe

Lốp xe là một bộ phận quan trọng hàng đầu vì nó chính là điểm cuối cùng tiếp nhận sức mạnh do động cơ sản sinh ra. Chiếc xe có vận hành ổn định, êm ái và an toàn hay không là do sự ảnh hưởng rất lớn từ 4 chiếc bánh xe của chúng ta. Do đó, việc kiểm tra lốp xe là thứ đầu tiên các bạn nên quan tâm đến.

                               

 

Trước hết, chúng ta sẽ kiểm tra độ mòn của cả 4 lốp xe. Nếu một trong số chúng có độ mòn vượt quá quy định thì chiếc xe sẽ rất dễ gặp sự cố do mất độ bám đường hoặc bị nổ lốp do cán phải vật sắc nhọn. Thông thường, tuổi thọ tối đa của hầu hết các loại lốp phổ biến trên thị trường hiện nay là vào khoảng 40-50.000 Km, tùy hãng sản xuất.

Tiếp theo, chúng ta sẽ kiểm tra áp suất của cả 4 chiếc lốp trên xe. Lốp quá căng hay quá non đều ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận hành, độ bám đường và mức tiêu hao nhiên liệu của chiếc xe.

2. Kiểm tra hệ thống chiếu sáng

                                    

Hệ thống đèn chiếu sáng trên xe là một bộ phận rất quan trọng, nó đóng vai trò quyết định đến khả năng báo hiệu cũng như mở rộng tầm nhìn khi xe vận hành vào ban đêm hoặc trong điều kiện thời tiết xấu. Chính vì thế, việc kiểm tra thường xuyên hệ thống chiếu sáng và báo hiệu phía trước cũng như phía sau là rất cần thiết, đặc biệt là trước những chuyến đi dài ngày. Nếu có bất kì sự bất thường nào về độ sáng hay đèn bị "đứt bóng" hẳn thì chúng ta nên thay ngay bóng đèn đó mà không phải chần chừ gì hết.

3. Kiểm tra nước làm mát động cơ

Nước làm mát động cơ là một chi tiết khá quan trọng vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến sự ổn định của động cơ khi hoạt động liên tục trong một thời gian dài. Nếu không được tản nhiệt một cách hợp lý, động cơ sẽ hoạt động rất "vất vả" và sẽ "xuống" rất nhanh. Do đó, trước những đi xa, chúng ta nên dành chút thời gian để "thăm nước máy". Rất đơn giản, các bạn chỉ cần mở nắp ca-pô lên, tìm đến vị trí của bình chứa nước làm mát và kiểm tra xem mực nước có còn đảm bảo hay không. Mực nước làm mát tốt nhất là nằm giữa 2 vạch Full/Low in trên thân bình. Nếu mực nước nằm ngoài 2 vạch đó hoặc có màu/mùi khác lạ, chúng ta cần phải thay nước làm mát mới ngay.

4. Kiểm tra dầu bôi trơn động cơ (nhớt của máy)

Nước làm mát động cơ là một chi tiết khá quan trọng vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến sự ổn định của động cơ khi hoạt động liên tục trong một thời gian dài. Nếu không được tản nhiệt một cách hợp lý, động cơ sẽ hoạt động rất "vất vả" và sẽ "xuống" rất nhanh. Do đó, trước những đi xa, chúng ta nên dành chút thời gian để "thăm nước máy". Rất đơn giản, các bạn chỉ cần mở nắp ca-pô lên, tìm đến vị trí của bình chứa nước làm mát và kiểm tra xem mực nước có còn đảm bảo hay không. Mực nước làm mát tốt nhất là nằm giữa 2 vạch Full/Low in trên thân bình. Nếu mực nước nằm ngoài 2 vạch đó hoặc có màu/mùi khác lạ, chúng ta cần phải thay nước làm mát mới ngay.

Dầu bôi trơn động cơ là nhân tố cốt lõi, có ảnh hưởng trực tiếp đến khả vận hành ổn định, trơn tru và bền bỉ của động cơ. Nếu có bất kì sự cố nào xảy ra với dầu động cơ, chiếc xe sẽ vận hành cực kì khó khăn, tiêu hao nhiều nhiên liệu và thậm chí có thể làm hỏng động cơ. Chính vì thế, việc chú ý thăm nhớt máy thường xuyên là một điều các bạn nên làm.          

Để kiểm tra tình trạng của dầu bôi trơn động cơ, các bạn có thể tìm chiếc que thăm nhớt máy (thường đặt cạnh động cơ và có màu vàng). Sau đó, bạn rút mạnh chiếc que này ra, dùng một tấm khăn giấy hay một chiếc giẻ sạch để lau từ trên xuống dưới. Tiếp theo, bạn cắm chiếc que thăm nhớt vào động cơ và rút ra lại. Sau đó, chúng ta nhìn xem mức dầu trong máy có nằm trong khoảng giữa 2 vạch Max và Min hay không. Nếu nó nằm ngoài 2 vạch đó, chúng ta phải xử lý ngay bằng cách châm thêm hoặc rút bớt ra.

Ngoài ra, các bạn nên chú ý đến màu và mùi của dầu bôi trơn động cơ, nếu chúng có màu đen hoặc mùi khét thì có thể động cơ của bạn đang có vấn đề. Trường hợp này, chúng ta nên đưa xe vào xưởng dịch vụ của hãng để kiểm tra một cách cẩn thận và biết được tình trạng chính xác của động cơ. Bên cạnh đó, nếu trường hợp tăng/giảm mức dầu diễn ra thường xuyên, điều này chứng tỏ dầu bôi trơn động cơ đã bị rò rỉ ra bên ngoài hoặc bị chất lỏng khác rò rỉ vào trong do động cơ gặp phải một vấn đề nào đó. Trường hợp này các bạn cũng nên cho xe vào hãng để kiểm tra và có giải pháp khắc phục một cách tốt nhất. 

5. Kiểm tra dầu trợ lực lái và dầu phanh

Hệ thống phanh và hệ thống đánh lái là những bộ phận liên quan trực tiếp đến sự điều khiển và can thiệp của tài xế khi chiếc xe đang vận hành. Do đó, 2 bộ phận này là nhân tố rất quan trọng đảm bảo cho khả năng xử lý tình huống và đảm bảo an toàn khi vận hành. Chính vì thế, việc kiểm tra dầu trợ lực lái và dầu phanh một cách kỹ lưỡng trc khi đi xa là một điều rất cần thiết. Rất đơn giản, các bạn có thể tìm đến các bình dầu phanh và dầu trợ lực lái một cách dễ dàng ngay trong khoang động cơ. Sau đó, chúng ta có thể mở nắp ra để kiểm tra cũng như xem mực dầu có nằm ở mức cho phép không. Việc đảm bảo sự tối ưu về dầu phanh và dầu trợ lực lái sẽ khiến cho chuyến đi xa của bạn trở nên "an tâm" hơn rất nhiều.

6. Kiểm tra nước rửa kính và thanh gạt nước mưa

Hệ thống gạt nước mưa trên xe dường như là thứ không nhiều người quan tâm đến, bởi thường thì người ta sẽ nghĩ nó... "chẳng có gì quan trọng". Tuy nhiên, các bạn hãy tưởng tượng... trong chuyến đi nếu xe của chúng ta không may bị vấy bẩn vào kính hay gặp phải một trận mưa tầm tã hoặc sương mù dày đặc mà hệ thống gạt nước trên xe bị trục trặc... Những tình huống đó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tầm nhìn và rộng hơn là ảnh hưởng đến khả năng đảm bảo an toàn khi lưu thông trên đường.

rước tiên, chúng ta sẽ kiểm tra mức nước rửa kính còn lại trong bình. Thông thường, bình chứa nước rửa kính sẽ nằm ở phía trước, bên trong khoang động cơ, tuy nhiên ở một số loại xe thì nhà sản xuất đặt nó ở phía sau cốp. Các bạn nên dùng nước rửa kính chính hãng hoặc dung dịch tẩy rửa phù hợp để đảm bảo rằng kính lái của chúng ta sẽ được vệ sinh một cách tốt nhất. Tiếp theo, chúng ta kiểm tra hai thanh gạt nước nằm trên kính lái. Bạn nên bật lên thử xem chúng có hoạt động tốt và có bị trục trặc gì hay không. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn nằm bên dưới phần lưỡi gạt để đảm bảo khi gạt nước, những hạt bụi này sẽ không làm trầy và gây ảnh hưởng đến độ "sạch" và êm ái khi các thanh gạt hoạt động.

7. Kiểm tra hệ thống ắc quy

Bình ắc quy là một bộ phận rất quan trọng do nó liên quan trực tiếp đến các thiết bị điện và toàn bộ hệ thống điện tử bên trong xe. Nếu ắc quy bị trục trặc hoặc "hết bình" giữa đường thì chiếc xe của bạn sẽ "mất điện" toàn tập và không còn khả năng đề máy cũng như sử dụng các trang thiết bị tiện nghi và hỗ trợ an toàn điện tử được cấp nguồn từ chiếc ắc quy này. Chính vì thế, việc kiểm tra bình ắc quy một cách cẩn thận trước mỗi chuyến đi của bạn là hết sức cần thiết.

Việc đầu tiên chúng ta cần làm là kiểm tra các điện cực nằm ở phía trên nắp bình. Bạn phải đảm bảo chắc chắn rằng tất cả các điện cực đều phải được kết nối một cách hoàn hảo và không có bất kì hiện tượng chập điện cũng như cháy xém, có màu lạ hoặc chất lỏng rò rỉ từ bên trong bình ra ngoài... Tiếp theo, chúng ta sẽ kiểm tra đến mực nước bên trong bình ắc quy. Nhìn xuống phía dưới phần thân bình, bạn sẽ thấy được mực nước bên trong có nằm giữa 2 vạch Upper và Lower Level (Cao/Thấp) hay không. Nếu cảm thấy mực nước xuống thấp quá, bạn nên châm thêm hoặc thay luôn bình ắc quy mới nếu nó đã "đến tuổi". Thông thường thì những bình ắc quy loại phổ biến có tuổi thọ từ 2-3 năm tùy theo nhãn hiệu cũng như chất lượng bình.

Cổ phiếu dầu khí chờ “nổi lửa”

Sự phục hồi mạnh của giá dầu trên thế giới đang mở ra cơ hội phục hồi của nhóm cổ phiếu dầu khí sau một giai đoạn dài điêu đứng bởi sự đi xuống của giá dầu. Nếu xu hướng phục hồi của giá dầu vẫn duy trì như trong 3 tháng qua, thì khả năng “nổi lửa” của nhóm cổ phiếu dầu khí hoàn toàn có thể xảy ra.

Đến đầu tháng 6/2016, giá dầu thô trên thế giới đã chạm mốc 49 - 50 USD/thùng. Đây là mức giá lý tưởng so với thời kỳ khủng hoảng hồi đầu năm 2016, bởi lẽ, trong tháng 2/2016, giá dầu thô có thời điểm xuống chỉ còn 26 USD/thùng. Như vậy, mặt bằng giá dầu hiện tại đã cao gần gấp đôi so với mức đáy cách đây 4 tháng.

Sự phục hồi của giá dầu trong mấy tháng qua đã tác động trực tiếp đến nhóm cổ phiếu dầu khí. Nhiều cổ phiếu ngành dầu khí đã bật tăng mạnh, tạo ra cơ hội “hốt bạc” cho không ít nhà đầu tư. Cụ thể, từ tháng 4 đến nay, cổ phiếu GAS của Tổng công ty Khí đã tăng gấp rưỡi, từ mốc hơn 40.000 đồng/cổ phiếu lên 60.000 đồng/cổ phiếu; cổ phiếu PVD của Tổng công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí (PV Drilling) tăng từ khoảng 23.000 đồng/cổ phiếu lên mốc 31.000 đồng/cổ phiếu.

Sự phục hồi của giá dầu trong mấy tháng qua đã tác động trực tiếp đến nhóm cổ phiếu dầu khí.
Sự phục hồi của giá dầu trong mấy tháng qua đã tác động trực tiếp đến nhóm cổ phiếu dầu khí.

Nhiều cổ phiếu ngành dầu khí khác cũng có chu kỳ đi lên trong giai đoạn từ tháng 4 đến nay. Chẳng hạn, cổ phiếu PVS của Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC) tăng từ hơn 15.000 đồng/cổ phiếu, lên trên 18.000 đồng/cổ phiếu, PVC của Tổng công ty cổ phần Dung dịch khoan và Hóa phẩm dầu khí (PVC) tăng từ mức 13.000 đồng/cổ phiếu lên 14.000 đồng/cổ phiếu…

Mặc dù giá dầu quanh mức 50 USD/thùng sẽ chưa thể đẩy kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp dầu khí tăng đột biến trong năm 2016, nhưng cũng ở mặt bằng để các kế hoạch kinh doanh mà các doanh nghiệp đưa ra có thể được thực thi. Bởi lẽ, hầu hết các doanh nghiệp dầu khí, khi đưa ra dự báo kế hoạch kinh doanh, đều dựa trên kịch bản dưới 60 USD/thùng.

Với kịch bản giá dầu dưới 60 USD/thùng vào cuối năm 2016, PV Drilling dự kiến mức doanh số cho năm 2016 là 5.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 100 tỷ đồng. Tổng công ty Khí cũng đưa ra kịch bản kinh doanh năm 2016 với giá dầu 60 USD/thùng, doanh thu hợp nhất 54.751 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 7.085 tỷ đồng. PTSC đặt mục tiêu doanh thu ở mức 22.000 tỷ đồng, nếu giá dầu bình quân 60 USD/thùng. PVC đặt kế hoạch tổng doanh thu đạt 3.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 103,4 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 82,7 tỷ đồng.

Mặc dù không dễ để dự báo giá dầu sẽ diễn biến ra sao từ nay đến hết năm, nhưng rõ ràng, giá dầu phục hồi khá nhanh trong giai đoạn 3 tháng trở lại đây là kịch bản đẹp cho các doanh nghiệp ngành dầu khí. Mặt bằng giá khoảng 50 USD/thùng như hiện nay là thực tế lạc quan hơn nhiều so với cái nhìn của giới quan sát tại thời điểm quý I/2016.

Giữa tháng 3/2016, bà Lê Nguyệt Ánh, Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoánACB (ACBS) chỉ đưa ra dự báo giá dầu quanh mốc 40 USD/thùng đã có thể coi là một mặt bằng giá lạc quan cho doanh nghiệp dầu khí trên sàn. Theo bà Anh, quý I/2016 sẽ là quý khó khăn nhất của các doanh nghiệp dầu khí, do giá dầu chạm đáy, giá dầu trung bình thấp hơn mức trung bình năm 2015 khoảng 40%. Trong đó, PVDrilling có thể gặp khó khăn hơn khi phải chịu cạnh tranh với giá dịch vụ thấp của các đối thủ nước ngoài.

“Tuy nhiên, tính cho cả năm 2016, nếu giá dầu ổn định ở mức 40 USD/thùng, chúng tôi dự kiến lợi nhuận của các doanh nghiệp dầu khí niêm yết (không bao gồm các doanh nghiệp chế biến khí) có thể chỉ giảm khoảng 15-20% so với năm 2015 nhờ nỗ lực tiết giảm chi phí chung của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam”, bà Ánh phân tích.

Diễn biến trên cho thấy, nếu xu hướng phục hồi của giá dầu vẫn duy trì như trong 3 tháng qua, tin rằng, khả năng “nổi lửa” của nhóm cổ phiếu dầu khí có thể xảy .

Trích nguồn : http://baodautu.vn/

TPP, Obama và cơ hội cho Việt Nam

TPP và cả chuyến viếng thăm của tổng thống Obama được xem là một cơ hội lịch sử cho sự phát triển của Việt Nam và sự gia tăng quan hệ kinh tế hai nước Việt Nam – Hoa Kỳ.

Việt Nam và Mỹ luôn có chủ ý tăng cường quan hệ kinh tế kể từ khi bình thường hóa quan hệ vào năm 1995. Hai nước liên tiếp ký kết các hiệp định nhằm thúc đẩy thương mại song phương, đầu tư song phương nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư hai nước có thể tiến hành kinh doanh thuận lợi trên hai lãnh thổ hai nước.

Việt Nam dù xuất khẩu mạnh sang Mỹ cũng chỉ đứng thứ 27 trong tổng số các nước xuất khẩu vào Mỹ (Ảnh: Cty CP Đầu tư XNK Thăng Long – Thái Bình với nhiều sản phẩm may mặc xuất khẩu sang Mỹ). Ảnh: Quốc Tuấn

Chuyến viếng thăm của tổng thống Obama dự kiến vào ngày 23/5 được cho là mang tính chính trị nhưng chắc chắn cũng sẽ mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ kinh tế giữa hai nước.

Về đầu tư: Mỹ chưa thực sự quan tâm

Trong 101 nước và lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam thì Mỹ chỉ đứng thứ 7 với tổng số vốn khoảng 11,08 tỷ USD tính tháng 5/2015. Xét về tỷ trọng thì đầu tư từ Mỹ chỉ chiếm 4,85% trong tổng FDI vào Việt Nam, thua xa Nhật đứng đầu 14,93%, Singapore 12,93%, Đài Loan 12,53%, Hàn Quốc 11,66%, những nước có qui mô kinh tế nhỏ hơn Mỹ rất nhiều.

Hơn nữa, trong tổng đầu tư đó thì 42,3% là đầu tư vào lĩnh vực du lịch, khách sạn, nhà hàng. Và khoản đầu tư này tập trung chủ yếu là ở Bà Rịa vũng Tàu với mức vốn lên tới hơn 5 tỷ USD (vì một dự án resort lớn ở đây đã có mức đầu tư lên tới 4,1 tỷ USD). Công nghiệp chế tạo cũng chỉ tập trung chủ yếu ở Hải Phòng và Bình Dương với mức vốn khá nhỏ là 1,2 tỷ USD và 780 triệu USD, tương ứng.

Đầu tư vào công nghiệp chế tạo chỉ gần đây mới bắt đầu tăng tốc sau khi một số công ty Mỹ bắt đầu coi trọng Việt Nam như Intel chuyển địa điểm từ Malaysia sang VN vì giá nhân công rẻ hơn; và nhờ hiệu ứng từ TPP thì số các công ty Mỹ muốn đầu tư vào VN mới tăng lên nhanh.

Về thương mại: Việt Nam hưởng lợi nhiều nhưng yếu về cơ cấu

Thương mại hai nước gia tăng hết sức nhanh chóng, năm 1994 tổng kim ngạch thương mại hai nước chỉ ở mức hơn 200 triệu USD, thì năm 2015 tổng kim ngạch thương mại Việt Mỹ là hơn 45 tỷ USD, tức là gấp hơn 20 lần sau 20 năm. Trong đó Việt Nam là nước được hưởng lợi nhiều nhờ liên tục có thăng dư. (Biểu đồ).

Theo số liệu mới nhất của cơ quan thống kê Mỹ thì năm 2015 Mỹ thâm hụt gần 31 tỷ USD, và mới ba tháng đầu năm 2016 tổng kim ngạch đã là 11,7 tỷ USD và Mỹ thâm hụt 8,2 tỷ USD (Cơ quan thống kê Mỹ).

Tuy nhiên, Việt Nam dù xuất khẩu mạnh sang Mỹ cũng chỉ đứng thứ 27 trong tổng số các nước xuất khẩu vào Mỹ. Và xét dưới giác độ cơ cấu thương mại, dù Việt Nam được lợi nhiều nhưng cơ cấu lại chủ yếu là hàng nông sản, đồ gỗ, và một tỷ lệ nhỏ khoáng sản. Xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chế tạo được cho là lợi nhuận cao lại chiếm tỷ trọng không đáng kể. Những tranh chấp thương mại, và sự chậm chạp trong nâng cao năng lực xuất khẩu và thay đổi cơ cấu kinh tế ở Việt Nam là những lý do giải thích điều này.

Giai đoạn mới và thách thức cũ

Quan hệ kinh tế Việt – Mỹ dù có tăng trưởng nhanh nhưng chưa thực sự sâu sắc trong giai đoạn vừa qua như phân tích ở trên có thể là do sức ảnh hưởng từ nền kinh tế Trung Quốc (TQ) khá mạnh, đặc biệt là đối với nhà đầu tư Mỹ. Nền kinh tế TQ lớn hơn nhiều so với Việt Nam, tiến hành cải cách sớm hơn, và cũng có ưu thế giá nhân công và nguyên liệu rẻ, chính trị ổn định. Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi nhanh chóng trong thời gian gần đây.

Thứ nhất, về mặt kinh tế, nền kinh tế TQ suy giảm tăng trưởng nhanh, các rủi ro kinh tế tăng lên, chi phí lao động và các chi phí khác tăng nhanh trong khi đó Việt Nam vẫn duy trì được những yếu tố trên vì là nền kinh tế đi sau.

Thứ hai, về mặt chính trị, sự trỗi dậy của Trung Quốc đang gây ra những vấn đề an ninh to lớn ở khu vực khiến Mỹ phải thực thi chính sách xoay trục sang châu Á, trong đó Việt Nam nổi lên như là một điểm chiến lược quan trọng. Về mặt địa lý, Việt Nam nằm vào vị trí trọng yếu của trục đường đi xuống phía Nam của Trung Quốc, nơi có các nền kinh tế phát triển năng động và có vai trò quốc tế đang nổi là các nước ASEAN và là địa điểm quan trọng kiểm soát Biển Đông.

Thứ ba, trên thực tế, Trung Quốc đang tăng cường phát triển các “vành đai kinh tế” trong khu vực, thực chất là tạo mạng lưới kinh tế do mình kiểm soát và đặt luật chơi. Hiệp định TPP chính là cốt lõi kinh tế của chính sách xoay trục của Mỹ nhằm tạo dựng một liên minh kinh tế có nhiều nước trong khu vực tham gia do Mỹ dẫn đầu, nhằm ngăn sự bành trướng kinh tế và chính trị của Trung Quốc.

TPP đã được ký kết, qua đó cả hai nền kinh tế được hòa nhập trong một khu vực tự do mâu dịch hoàn toàn với chủ ý tạo điều kiện ưu đãi tối đa cho nhau trong thương mại và đầu tư. TPP được đánh giá là hiệp định lịch sử sẽ đem lại lợi ích lớn và lâu dài về kinh tế cho cả nhóm, trong đó Việt Nam được xem là được hưởng lợi nhiều nhất. Bên cạnh đó, TPP còn đem lại sự ổn định về chính trị và an ninh khu vực và thế giới.

Trong bối cảnh nói trên và xét về dài hạn, Việt Nam được xem là đang hấp dẫn các nhà đầu tư Mỹ. Các công ty như Microsoft, Intel, Jabil, Microchip đang xúc tiến đầu tư vào Việt Nam. Theo khảo sát, các nhà đầu tư Mỹ cho rằng thị trường tiêu thụ Việt Nam là khá hấp dẫn với dân số trẻ, chính trị ổn định, nhiều khuyến khích đầu tư, khả năng kiểm soát kinh tế vĩ mô tốt của Chính phủ. Vì vậy, nhiều công ty lớn của Mỹ bắt đầu quan tâm như các công ty dầu lửa Exxon Mobil, Chevron; các công ty hàng không như Boeing, ADC-HAS Airport; các công ty máy tính như Apple, HP; và các công ty ngành điện như General Electric và AES.

Tuy nhiên, vấn đề là liệu Việt Nam có khai thác được những tiềm năng hay không còn tùy thuộc vào những cải cách của chính mình. Cũng theo khảo sát thì 69% các nhà đầu tư Mỹ coi nạn tham nhũng là trở ngại chính cho họ. Họ phàn nàn về sự thiếu minh bạch các khuôn khổ pháp lý, và cho rằng chính điều này đã tạo điều kiện cho tham nhũng và sự không thống nhất về luật ở các địa phương khác nhau. Đồng thời, thiếu sự phối hợp giữa Chính phủ và giới doanh nghiệp để nâng cao sức cạnh tranh và khả năng hòa nhập quốc tế của các doanh nghiệp sở hữu nhà nước cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ; và vấn đề khác như: thiếu điện, cơ sở giao thông hạ tầng quá tải và yếu kém, thiếu lao động kỹ năng, và tình trạng chi phí đang tăng nhanh trong vòng năm năm cũng làm họ lo ngại.

Nói cách khác, TPP và cả chuyến viếng thăm của tổng thống Obama được xem là một cơ hội lịch sử cho sự phát triển của Việt Nam và sự gia tăng quan hệ kinh tế hai nước Việt Nam – Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Việt Nam có thúc đẩy được sự tăng trưởng về thương mại và đầu tư với Mỹ nhằm thu được những lợi ích kinh tế từ sự gắn kết này hay không sẽ tùy thuộc vào việc Việt Nam có thực thi được những cải cách cần thiết hay không. Những cải cách này là nhằm tạo môi trường kinh tế minh bạch, cạnh tranh, bảo vệ tác quyền, và các cải thiện về cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo lực lượng lao động kỹ năng hay không. Vì đó là những đòi hỏi mà các doanh nghiệp Mỹ rất cần.

Trích nguồn : www.vietnamshipper.com

Táo bạo như DN than: Làm được bao nhiêu, chia hết cổ tức và khen thưởng bấy nhiêu

Táo bạo như DN than: Làm được bao nhiêu, chia hết cổ tức và khen thưởng bấy nhiêu

Với mức chi trả cổ tức và phát hành cổ phiếu thưởng tổng cộng lên đến mấy chục %, người ta sẽ phải thốt lên rằng: Ai bảo đầu tư vào than là “đen”? Không những thế, Doanh nghiệp cũng trích gần một nửa LNST cho quỹ khen thưởng phúc lợi.

Năm 2015 được đánh giá là năm khó khăn nhất trong 20 năm qua của các doanh nghiệp ngành than. Trận lụt lịch sử cuối tháng 7 tại Quảng Ninh đã gây nên hậu quả nặng nề cho các doanh nghiệp này.

Tuy nhiên, sau kỳ họp Đại hội cổ đông thường niên 2016, với các Nghị quyết đã được thông qua về mức chi trả cổ tức và phát hành cổ phiếu thưởng tổng cộng lên đến mấy chục %, người ta sẽ phải thốt lên rằng: Ai bảo đầu tư vào than là “đen”?

Nhưng không chỉ cổ tức cho cổ đông, sự chịu chi của các DN than cho quỹ khen thưởng, phúc lợi cũng rất đáng nể.

Năm khó khăn nhất lịch sử ngành than

Trên sàn niêm yết, các doanh nghiệp ngành than đều báo cáo một kết quả kinh doanh không lấy gì là tươi sáng trong năm 2015. Có đến 6/8 doanh nghiệp bị sụt giảm lợi nhuận so với năm trước. Mức giảm bình quân là 45%. Riêng Than Mông Dương vừa vặn thoát lỗ với mức lợi nhuận 85 triệu đồng.

Chỉ có Than Cao Sơn (TCS) và Than Hà Lầm (HLC) có lợi nhuận tăng trưởng mạnh, lần lượt đạt 83% và 308%.

 

Chia cổ tức và cổ phiếu thưởng hàng chục %

Các doanh nghiệp ngành than trả cổ tức tiền mặt với tỷ lệ thấp so với vốn điều lệ nhưng so với khoản lợi nhuận mỏng manh của doanh nghiệp thì cũng chiếm từ 30 – 60%. Bù lại mức cổ tức không cao này, “mốt” của các doanh nghiệp ngành than năm nay là chia cổ phiếu thưởng với tỷ lệ rất cao.

Theo Nghị quyết ĐHCĐ thường niên 2016, CTCP Than Cọc Sáu (TC6) sẽ trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2015 với tỷ lệ 6%. Đồng thời, công ty có kế hoạch phát hành 19,5 triệu cổ phiếu thưởng theo tỷ lệ 1: 1,5. Như vậy, tổng cộng tỷ lệ cổ tức bằng tiền mặt và thưởng cổ phiếu lên tới 156%. VĐL của Than Cọc Sáu sau đợt phát hành sẽ tăng từ gần 130 tỷ lên 325 tỷ đồng.

Còn CTCP Than Cao Sơn (TCS), tỷ lệ cổ tức năm 2015 được thông qua là 4%, kế hoạch cổ tức 2016 là 4-5%. Than Cao Sơn cũng có kế hoạch chia cổ phiếu thưởng với số lượng 11,8 triệu cp tương đương tỷ lệ 79%. Tính chung, tỷ lệ cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu thưởng là 81%.

Một đơn vị ngành than khác là CTCP Than Hà Tu (THT) nhận cổ tức năm 2015 bằng tiền tỷ lệ 10% và nhận cổ phiếu thưởng tỷ lệ 80%. Tỷ lệ cổ tức bằng tiền mặt thấp hơn con số 13% của năm trước nhưng số tiền chi ra sẽ là gần 13,7 tỷ đồng – chiếm 53% lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp.

Than Đèo Nai (TDN) trả cổ tức năm 2015 là 6%, phát hành 13,4 triệu cổ phiếu thưởng cho các cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 84%.

Một doanh nghiệp ít “hầm hố” hơn là Than Vàng Danh (TVD) trả cổ tức 2015 là 7% trên VĐL và phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ chỉ 7%.

Không kém cạnh là doanh nghiệp khó khăn nhất trong năm qua: Than Mông Dương (MDC). Với mức LNST đạt 85 triệu đồng/ kế hoạch 29 tỷ đồng, coi như là hòa vốn, doanh nghiệp không thể trả cổ tức 8% như kế hoạch nhưng phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 42%. Năm 2016, TMD dự kiến trả cổ tức tiền mặt 6% và cổ phiếu thưởng 63 tỷ đồng.

Nguồn để phát hành cổ phiếu thưởng được lấy từ nguồn kế dư (bao gồm quỹ đầu tư phát triển và vốn khác của chủ sở hữu). Các công ty đã trích gần hết các quỹ này để phát hành tăng vốn điều lệ.

Không chỉ lo lắng cho cổ đông, các DN than cũng chi đậm cho mục khen thưởng

Sau khi chia cổ tức, có thể thấy phần được trích lập nhiều nhất chính là quỹ khen thưởng phúc lợi. Các quỹ này thường chiếm từ 30 - 50% lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp.

Ví dụ như Than Cọc Sáu đã trích quỹ khen thưởng phúc lợi là 23,2 tỷ đồng tương đương 56,3% LNST, tức 69,3% LNST sau khi trả cổ tức. Than Cao Sơn cũng trích quỹ khen thưởng phúc lợi 46% LNST, tức 70% LNST còn lại sau khi trả cổ tức. Đây không phải là năm đầu tiên TC6 và TCS dành một tỷ lệ cao cho việc trích lập dự phòng quỹ khen thưởng phúc lợi. Quỹ này luôn được chi đậm trong những năm trước đó.

Than Đèo Nai trả cổ tức năm 2015 là 6%, kế hoạch 2016 là 2%, trích quỹ khen thưởng phúc lợi gần 6,3 tỷ đồng tương đương 33,2% LNST, tức gần 68% LNST sau khi trả cổ tức.

Than Vàng Danh trích quỹ khen thưởng phúc lợi 18,7 tỷ tương đương 33% LNST, 68% LNST sau khi trả cổ tức.

Than Núi Béo (NBC) cổ tức 2015 là 6% (22 tỷ), trích quỹ khen thưởng phúc lợi 20 tỷ tương đương 39% LNST, 70% LNST sau khi trả cổ tức

Như vậy, có thể thấy các DN than làm được bao nhiêu thì đem chia cổ tức và quỹ khen thưởng phúc lợi hết bấy nhiêu. Cổ đông lớn nhất của các DN than là Tập đoàn than khoáng sản Vinacomin hẳn cũng hài lòng với mức cổ tức và cổ phiếu thưởng như vậy.

Trích nguồn : Trí thức trẻ

Tìm hiểu hệ thống thuỷ lực trong máy xây dựng

Hệ thống thuỷ lực được ứng dụng trong hầu hết các máy xây dựng hiện đại. Sự ổn định của hệ thống thuỷ lực là điều kiện tiên quyết để máy có thể làm việc được ở hiệu suất lớn nhất, giảm thời gian và chi phí bảo dưỡng, sửa chữa. Các máy có hệ thống thuỷ lực phức tạp có thể kể đến như: máy đào, máy xúc lật và máy đào xúc tổng hợp.

thuy-luc-may-xay-dung

Nhiệm vụ chính của hệ thống thuỷ lực là truyền năng lượng do động cơ điezen tạo ra đến các cơ cấu khác nhau của máy như: gầu đào, di chuyển máy, bàn quay… Động cơ điezen làm quay bơm thuỷ lực, dòng dầu cao áp do bơm tạo ra chuyển đến xi lanh hoặc mô-tơ thuỷ lực để điều khiển các cơ cấu của máy. Ví dụ như đối với máy đào, xi lanh thuỷ lực điều khiển chuyển động của gầu, tay gầu và cần, còn bộ di chuyển và cơ cấu quay bàn quay được điều khiển bởi mô-tơ thuỷ lực.

Do áp suất trong hệ thống thuỷ lực rất lớn, có những hệ thống áp suất lên đến 38 Mpa, nên các phần tử thuỷ lực trong hệ thống có độ chính xác chế tạo cao. Các phần tử này làm việc hiệu quả khi các hạn bẩn trong dầu có kích thước nhỏ hơn 40 Micron. Chính vì vậy đảm bảo dầu thuỷ lực sạch là cần thiết.

Hệ thống thuỷ lực nhiễm bẩn có thể dẫn đến

–          Giảm hiệu suất làm việc của máy

–          Giảm tuổi thọ của các phần tử thuỷ lực

Các nguyên nhân làm bẩn dầu thuỷ lực có thể là.

–          Sự thâm nhập của bụi bẩn

–          Các hạt kim loại của phần tử thuỷ lực bị mài mòn

–          Cặn dầu tạo ra do lẫn nước trong dầu thuỷ lực

Để đảm bảo làm sạch dầu, hầu hết các hệ thống thuỷ lực đều sử dụng các thiết bị lọc khác nhau. Có những thiết bị lọc chó phép loại bỏ những hạt bẩn kích thước đến 10 Micron. Có một số vị trí quan trong cần đặt các phần tử lọc như: sau bơm, đường dầu hồi về thùng chứa.

Để tạo ra dòng dầu thuỷ lực có áp suất cao, các hệ thống thuỷ lực hiện nay chủ yếu sử dụng bơm pit tông thay thế bơm bánh răng và bơm cánh gạt được sử dụng trước đó. Đặc biệt, các bơm pit tông có thể điểu chỉnh được lưu lượng, nên tiết kiệm công suất, nâng cao hiệu suất của máy.

Một cải tiến lớn trong hệ thống thuỷ lực hiện nay là đã ứng dụng điện, điện tử vào điều khiển thay thế cho điều khiển cơ học trước đây. Bước tiến này cho phép người lái điều khiển nhẹ nhàng hơn, nâng cao độ chính xác và an toàn.

Như vậy cùng với những công nghệ áp dụng cho động động cơ điezen, hệ thống thuỷ lực đã tạo ra thế hệ máy xây dựng mới có những khả năng vượt trội, đáp ứng hầu hết các yêu cầu trong công nghệ xây dựng hiện đại và bảo vệ môi trường.

Chuyên mục phụ

Hỗ trợ trực tuyến

3763944
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
1783
1888
11909
1700889
43237
3763944

Your IP: 3.147.46.27
Server Time: 2024-05-17 06:57:07

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Mr Giang Tử - 0913.329.033
Mrs Nga - 0903.228.574

 

 

Trang web hiện có:
60 khách & 0 thành viên trực tuyến