Trung Quốc giúp ngành than thoát cảnh giá và lợi nhuận giảm

 


Trong nỗ lực giúp ngành than trong nước thoát khỏi cảnh giá và lợi nhuận giảm sút trong khi chi phí lại tăng, Bộ Tài chính Trung Quốc ngày 9/10 cho biết bắt đầu từ ngày 15/10 tới sẽ xóa bỏ mức thuế nhập khẩu than 0% đối với các loại than không khói, than luyện cốc, than nắm và các loại than khác, đồng thời khôi phục mức thuế 3% đối với than cốc, than không khói và 6% đối với than không luyện.

Các mức thuế trên sẽ tác động mạnh nhất tới các nhà sản xuất Australia vì đối thủ xuất khẩu than chính của họ là Indonesia lại được miễn thuế nhờ Hiệp định thương mại tự do (FTA) của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với Trung Quốc.

Tính đến 30/6 năm nay, Trung Quốc đã nhập khẩu gần 1/4 lượng than luyện xuất khẩu của Australia, với giá trị 5,5 tỷ AUD (4,81 tỷ USD). Nước này cũng đã nhập 3,5 tỷ AUD than nhiệt, chiếm khoảng 1/5 tổng lượng xuất khẩu than được sử dụng trong các nhà máy điện.

Hiệp hội Khoáng sản Australia cho rằng quyết định áp thuế mới này là không sáng suốt, đồng thời gây sức ép với Chính phủ Australia đòi Bắc Kinh phải thay đổi quyết định với lý do nó sẽ làm tổn hại tới người tiêu dùng Trung Quốc do việc gia tăng chi phí mua than.

Trong tuyên bố được gửi qua thư điện tử, Giám đốc điều hành Hiệp hội trên Brenda Pearson cho rằng “quyết định trên gia tăng các mối đe dọa tới kết quả các cuộc đàm phán về FTA với Trung Quốc dự kiến sẽ kết thúc vào tháng tới. Trong các cuộc đàm phán này, ngành than Australia cũng đã tìm cách xóa bỏ ngay lập tức thuế đối với xuất khẩu than của Australia.”

Nếu vấn đề thuế không được giải quyết trong FTA Australia-Trung Quốc, việc xuất khẩu của BHP Billiton Ltd, Glencore Plc, Rio Tinto Group và các nhà sản xuất nhỏ hơn, trong đó có cả Yancoal Australia Ltd của Trung Quốc, sẽ bị ảnh hưởng.

Tuy vậy, Bộ trưởng Thương mại Australia, Andrew Robb, cho rằng động thái của Trung Quốc sẽ không làm cản trở các cuộc đàm phán về FTA giữa hai nước và hy vọng tác động tới xuất khẩu than của Australia sẽ hạn chế. 

Theo ông, Australia nằm trong số những nước có than chất lượng cao nhất thế giới và Trung Quốc có thể sẽ tiêu thụ hơn 1 tỷ tấn trong vòng 5 năm tới và hy vọng Australia sẽ là nguồn cạnh tranh để đáp ứng nhu cầu này.

Mức thuế mà Trung Quốc vừa đưa ra nằm trong số các biện pháp mà nước này công bố hồi tháng Chín nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, cấm nhập khẩu và kinh doanh than có lượng bụi và hàm lượng sulfur cao bắt đầu từ năm 2015. Tuy nhiên, những hạn chế này không áp dụng đối với các nhà máy điện chạy than.

Khoảng 70% các nhà khai thác than của Trung Quốc bị lỗ vốn do việc tràn ngập nguồn cung từ Indonesia và Australia, khiến giá than ở Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp trong vòng sáu năm qua./.
(ST)

Xăng tiếp tục giảm giá từ 12h

Đây là lần giảm thứ 7 liên tiếp của giá xăng dầu.

xang-0-5034-1413177737.jpg

Giá bán lẻ được Petrolimex áp dụng với xăng RON 92 từ 12h ngày 13/10 là 22.890 đồng một lít. 

Mức bán lẻ được Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam áp dụng kể từ 12h trưa nay là 22.890 đồng một lít đối với xăng RON 92, giảm 670 đồng so với trước đó. Các mặt hàng khác cũng được điều chỉnh theo, trong đó mạnh nhất là dầu diezen 0,05S giảm 880 đồng còn 20.240 đồng một lít. Các mức cụ thể như sau:

gia-500-3080-1413177737.jpg

Điều chỉnh này được thực hiện theo yêu cầu của liên Bộ Tài chính - Bộ Công Thương, khi giá bán lẻ được áp dụng đã cao hơn giá cơ sở đối với mặt hàng xăng là 449 đồng một lít, dầu diezen là 658 đồng, dầu hỏa 628 đồng và dầu madút là 504 đồng mỗi kg.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải giảm mức trích Quỹ Bình ổn giá từ 300 đồng xuống 100 đồng một lít, kg đối với tất cả các mặt hàng. Đây là lần giảm giá xăng thứ 7 liên tiếp kể từ cuối tháng 7. Trong năm nay, riêng giá xăng được điều chỉnh 12 lần. 

(ST)

 

Trợ giá năng lượng vào túi “nhà giàu”

Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam cho rằng chính sách trợ giá nhiên liệu hóa thạch tại Việt Nam không mang lại lợi ích cho người nghèo mà thật ra là “rót” vào tập đoàn lớn

Đây là nhận định trong báo cáo “Tăng trưởng xanh và chính sách tài khóa về nhiên liệu hóa thạch ở Việt Nam - Các kiến nghị về lộ trình cải cách chính sách” vừa được tổ chức này công bố.

Trợ giá 1,2-4,5 tỉ USD/năm

Theo tính toán của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), trong giai đoạn 2007-2011, trợ giá nhiên liệu hóa thạch ở Việt Nam dao động từ 1,2-4,49 tỉ USD/năm, tương ứng với tỉ lệ trợ giá trung bình là 15,5% (khoảng 46,7 USD/người/năm).

EVN là một trong những doanh nghiệp được hưởng giá đầu vào than và khí đốt trong nước thấp hơn nhiều giá thị trường thế giới. Trong ảnh: Thi công lưới điện trên đường Thoại Ngọc Hầu, quận Tân Phú, TP HCM Ảnh: TẤN THẠNH
EVN là một trong những doanh nghiệp được hưởng giá đầu vào than và khí đốt trong nước thấp hơn nhiều giá thị trường thế giới. Trong ảnh: Thi công lưới điện trên đường Thoại Ngọc Hầu, quận Tân Phú, TP HCM 

Phần lớn trợ giá nhiên liệu hóa thạch ở Việt Nam là gián tiếp dưới nhiều dạng cung cấp khác nhau cho các nhà sản xuất và phân phối năng lượng, chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Ví dụ, các DNNN nhận được tín dụng lãi suất thấp cho hoạt động đầu tư và đầu vào giá rẻ như đất đai và than. Thế nhưng, các tập đoàn năng lượng lớn hiện nay sử dụng nguồn tài chính trợ giá không chỉ để đầu tư vào năng lượng mà còn đầu tư ngoài ngành. Chẳng hạn, theo báo cáo 6 tháng đầu năm 2014 của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), tổng vốn đầu tư ngoài ngành trên 500 tỉ đồng vào các ngành ngân hàng và chứng khoán hay vốn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thời gian qua cũng “mắc kẹt” trong các dự án bất động sản…

Dân gánh chịu

Trợ giá nhiên liệu hóa thạch tại Việt Nam chủ yếu cho than đá và các nhiên liệu sử dụng cho phát điện. EVN được hưởng giá đầu vào than và khí đốt trong nước thấp hơn nhiều giá thị trường thế giới. Giá than bán cho các nhà sản xuất điện chỉ bằng khoảng 60% giá xuất khẩu và bằng 70% chi phí sản xuất năm 2012. Đến năm 2013, giá than bán cho phát điện đã đủ bù đắp chi phí sản xuất nhưng vẫn thấp hơn giá thị trường thế giới. Than và khí đốt vẫn là năng lượng phát điện chủ yếu. Hai nhiên liệu này do Vinacomin và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sản xuất nên  cuối cùng, Chính phủ và người dân phải gánh chịu các chi phí đó cũng như các chi phí cơ hội của các khoản trợ giá gián tiếp này.

Mặt khác, các DNNN chi phối thị trường năng lượng, do vậy khi buộc phải hạ thấp lợi nhuận hoặc thua lỗ do chính sách giá trần cũng như hoạt động không hiệu quả, họ rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất. Chính phủ (và người đóng thuế) không những mất đi thu nhập kinh doanh mà còn phải bù lỗ. Theo các số liệu chính thức, trong năm 2012, tổng số nợ của 3 tổng công ty năng lượng lớn gồm EVN, Vinacomin và Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam lên tới 315.693 tỉ đồng (tương đương 15 tỉ USD), chiếm 1/4 tổng số nợ của tất cả DNNN ở Việt Nam.

Kìm hãm tăng trưởng xanh

Trợ giá nhiên liệu hóa thạch ngày càng được cộng đồng quốc tế thừa nhận là kìm hãm tăng trưởng xanh và giảm thiểu cường độ năng lượng của nền kinh tế. Các khoản trợ giá kìm hãm sử dụng các nguồn năng lượng sạch, khuyến khích tiêu thụ lãng phí nhiên liệu hóa thạch cũng như cột chặt các nước trong các phương thức phát triển kinh tế sử dụng nhiều năng lượng và từ đó có thể làm cho họ trở nên không thể cạnh tranh khi giá năng lượng tăng theo thời gian.

Theo bà Pratibha Mehta, điều phối viên thường trú của Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam, để thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh và tiến tới một quỹ đạo tăng trưởng bền vững, việc cải cách chính sách tài khóa nhiên liệu hóa thạch đòi hỏi phải cải cách ngành năng lượng một cách tổng thể, bao gồm giá năng lượng và chiến lược truyền thông để tham vấn, kêu gọi sự ủng hộ trên diện rộng đối với cải cách. Đặc biệt, cần có các biện pháp để bảo vệ người nghèo và dễ tổn thương cũng như các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhất từ việc tăng giá năng lượng. Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) cũng đề xuất lợi ích của cải cách trợ giá có thể được khuếch đại bằng việc đưa vào giá carbon thông qua thuế hoặc kinh doanh hạn ngạch carbon.

Vinacomin lại xin giảm thuế, phí

Vinacomin vừa kiến nghị Chính phủ xem xét cho tập đoàn này được vay vốn từ nguồn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, một phần vốn ODA, vốn trái phiếu Chính phủ để đầu tư phát triển ngành than. Cụ thể, Vinacomin kiến nghị Chính phủ bảo lãnh vay vốn nước ngoài do tập đoàn hiện nay không có đủ phần vốn đối ứng từ 20%-30% để thực hiện vay đầu tư phát triển các mỏ mới. Vinacomin cũng cho rằng các loại thuế, phí đối với sản xuất than rất cao trong khi điều kiện khai thác ngày càng khó khăn làm cho giá thành than tăng cao. Vì thế, kiến nghị Chính phủ xem xét, điều chỉnh giảm thuế, phí đối với tài nguyên than.

(ST)

 

 

Vinacomin đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã trao tặng Huân chương Độc lập hạng Ba tại lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Tập đoàn.

Sáng 11/10, tại Hà Nội, Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) tổ chức kỷ niệm 20 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tới dự. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi lẵng hoa chúc mừng.

20 năm qua, Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam đã sản xuất hàng trăm triệu tấn than, từng bước hình thành và phát triển các ngành chính về than, khoáng sản luyện kim, điện lực, hóa chất và vật liệu nổ.

 

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trao tặng Huân chương Độc lập hạng Ba 
cho Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam.
Tổng tài sản đến cuối năm 2013 của Tập đoàn là hơn 130.000 tỷ đồng. Năm 2014, Tập đoàn dự kiến nộp ngân sách nhà nước 13.000 tỷ đồng, tiếp tục tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hơn 100.000 người. Tập đoàn dần khẳng định là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.  

 

Với những đóng góp và thành tích đã đạt được, Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam đã vinh dự được nhận nhiều phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước.

Tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã trao tặng Huân chương Độc lập hạng Ba cho Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã trao Cờ thi đua của Chính phủ cho Tập đoàn.

Nhân dịp này, Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam đã vinh danh 20 tập thể và 20 cá nhân tiêu biểu đã có những thành tích đóng góp cho sự phát triển của Tập đoàn./.

(ST)

 

 

Doanh nghiệp xăng dầu tiếp tục lãi 320- 520 đồng/lít

Trong 10 ngày lại đây xăng thành phẩm trên thị trường Singapore - thị trường nhập khẩu xăng dầu chính của Việt Nam trong 10 ngày trở lại đây giảm giá mạnh. 
 
Vì thế  giá cơ sở mặt hàng xăng ron A 92 bán trong nước đang thấp hơn giá bán lẻ 320 đồng/lít, đối với mặt hàng dầu giá cơ sở đang thấp hơn giá bán lẻ đến 520 đồng/lít. Như vậy, với lần điều chỉnh giá gần đây nhất vào ngày 30-9, giá mặt hàng xăng dầu trong trong thời gian tới hoàn toàn có cơ sở để giảm tiếp.
(ST)

Chuyên mục phụ

Hỗ trợ trực tuyến

3727552
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
1388
2211
17996
1623386
6845
3727552

Your IP: 18.117.111.1
Server Time: 2024-05-03 11:19:39

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Mr Giang Tử - 0913.329.033
Mrs Nga - 0903.228.574

 

 

Trang web hiện có:
35 khách & 0 thành viên trực tuyến