Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng khá mạnh lên mức cao nhất trong gần hai tháng qua sau thông tin OPEC và các đồng minh có thể gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng đến giữa năm 2020.
Kêt thúc phiên, dầu Brent Biển Bắc tăng 1,57 USD, hay 2,5%, lên 63,97 USD/thùng, sau khi có thời điểm chạm mức cao nhất trong phiên là 64,03 USD/thùng, cũng là mức cao nhất kể từ ngày 24/9; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 1,57 USD, hay 2,8%, lên 58,58 USD/thùng, sau khi có lúc cũng đạt 58,67 USD/thùng, mức cao nhất kể từ ngày 23/9.
Theo Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), để hỗ trợ giá dầu, OPEC và các nước đồng minh (OPEC+) có thể sẽ quyết định gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng đến tháng Sáu năm sau tại cuộc họp tháng tới, nhưng có khả năng sẽ không tuyên bố cắt giảm sâu hơn tại thời điểm này.
Bên cạnh đó, giá dầu cũng nhận được lực đẩy sau khi Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết nước này sẽ cố gắng đi đến thỏa thuận thương mại "Giai đoạn một" với Mỹ khi cả hai bên vẫn đang duy trì các kênh đối thoại. Tờ Wall Street Journal ngày 21/11 đưa tin Trung Quốc đã mời các nhà đàm phán thương mại hàng đầu của Mỹ tiến hành một vòng đàm phán mới tại Bắc Kinh. Một bài báo đăng trên South China Morning Post cũng cho biết Mỹ có thể sẽ hoãn đánh thuế mới đối với hàng hóa của Trung Quốc kể cả khi hai bên không đạt tđược thỏa thuận trước ngày 15/12.
Andrew Lipow, Chủ tịch Hiệp hội dầu Lipow ở Houston, cho rằng cuộc họp sắp tới của OPEC và tình hình bất ổn ở Iran và Iraq sẽ trở thành tâm điểm của thị trường "vàng đen".
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm do thị trường lại hy vọng Mỹ và Trung Quốc sắp đạt được thỏa thuận thương mại giai đoạn 1. Tuy nhiên, những tín hiệu trái chiều về tiến trình đàm phán đã kìm hãm đà giảm của giá vàng.
Cuối phhiên giao dịch, giá vàng giao ngay giảm 0,5% xuống 1.464,43 USD/ounce; vàng giao sau giảm 0,7% xuống còn 1.463,6 USD/ounce.
Giá vàng đã tăng hơn 14% trong năm nay, trong bối cảnh thị trường xuất hiện nhiều bất ổn về kinh tế và chính trị. Đây có thể là mức tăng theo năm lớn nhất kể từ năm 2010.
Về các kim loại quý khác, giá palađi giảm 0,3% xuống 1.760,76 USD/ounce, bạc giảm 0,3% xuống 17,08 USD/ounce trong khi bạch kim phiên này giảm 0,3% xuống 914,36 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng giảm. Đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn London giảm 0,8% xuống còn 5.829 USD/tấn. Giá kim loại này đã giảm 20% từ mức cao năm 2018 khi tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc làm suy yếu tăng trưởng kinh tế toàn cầu và nhu cầu kim loại. Giá đã chạm mức thấp 2 năm là 5.518 USD/tấn trong tháng 9/2019. Thị trường đồng thâm hụt trong năm nay và có thể tiếp tục thâm hụt vào năm 2020, nhà phân tích Nitesh Shah của WisdonTree cho biết.
Giá quặng sắt kỳ hạn tại Trung Quốc chốt phiên tăng nhẹ sau khi giảm mạnh vào phiên sáng trong bối cảnh không chắc chắn liệu Bắc Kinh và Washington có thể đạt được thỏa thuận thương mại "giai đoạn một" trong năm nay hay không.
Giá quặng sắt giao tháng 1/2020 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên giảm 0,1% lúc đầu phiên giao dịch, sau đó tăng hơn 0,7% đạt 641,50 CNY(91,16 USD)/tấn vào cuối phiên; quặng sắt hàm lượng sắt 62% nhập vào Trung Quốc tăng phiên thứ sáu liên tiếp lên 86,5 USD/tấn vào ngày 20/11.
Giá thép xây dựng trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải, giao tháng 1/2020, đã giảm 1,1% xuống 3.619 CNY/tấn; thép cuộn cán nóng giảm 1,1% xuống còn 3.496 CNY/tấn.
Trên thị trường nông sản, giá đậu tương kỳ hạn tại Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tháng do sự thiếu chắc chắn về tiến trình đàm phán thương mại Mỹ- Trung đã làm lu mờ sự hỗ trợ từ doanh số xuất khẩu hàng tuần mạnh hơn dự kiến của Mỹ. Chốt phiên, đậu tương tháng 1/2020 tại Chicago đã giảm 3 US cent xuống còn 9.02 USD/bushel sau khi có lúc giảm xuống còn 9,00-1/2 USD, mức thấp nhất kể từ 30/9.
Giá ngô kỳ hạn tại Chicago tăng do dấu hiệu xuất khẩu và nhu cầu trong nước cải thiện. USDA báo cáo doanh số xuất khẩu ngô trong tuần gần nhất ở mức 788.000 tấn, tăng 49% so với mức trung bình bốn tuần trước đó.
Giá cà phê Arabica kỳ hạn tại New York tăng lên mức cao nhất 4,5 tháng trong bối cảnh nguồn cung bị thắt chặt. Chốt phiên, cà phê Arabica giao tháng 3/2020 đã tăng 3 cent, tương đương 2,8%, lên 1,1400 USD/lb, sau khi có lúc đạt mức cao nhất kể từ đầu tháng 7 là 1,1440 USD/lb; cà phê Robusta trên sàn London giao tháng 1/2020 cũng tăng 5 USD, tương đương 0,4%, lên 1.392 USD/tấn
Tại Việt Nam, giá cà phê trong nước giảm nhẹ trong tuần này theo xu hướng thị trường thế giới, trong khi giao dịch tại Indonesia vẫn trầm lắng do dự trữ cạn kiệt. Người trồng cà phê ở Tây Nguyên bán cà phê nhân xô với giá 33.500 đồng (1,44 USD/kg), giảm so với 34.000 đồng tuần trước. Trong khi đó, các thương nhân chào bán robusta loại 5% đen, vỡ (loại 2) với giá cộng 120 -130 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 9/2019 ở phiên liền trước trên sàn London, không thay đổi so với tuần trước. Tại Lumpung (Indonesia), cà phê robusta được chào giá cộng 190 – 200 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 1/2020 của phiên liền trước trên sàn London, không đổi so với tuần trước.
Các thương nhân Việt Nam dự kiến sản lượng cà phê niên vụ 2019/2020 sẽ tương tự như vụ trước là 30 triệu bao. Hiện nay 15% vụ mùa 2019/2020 đã được thu hoạch và nguồn cung sẽ dồi dào vào tháng 12.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2020 giảm 0,03 cent, tương đương 0,3%, xuống 12,72 cent/lb, sau khi tăng 0,5% trong phiên trước đó do tin về sản lượng yếu tại Ấn Độ và đồng real giảm gần đây. Giá đường gần đây giao dịch trong phạm vi hẹp khi sản lượng giảm trong năm 2019/20 được bù đắp bởi việc các nhà sản xuất bán hàng dự trữ dư thừa đã xây dựng trong vài năm qua.
Với mặt hàng cao su, giá trên sàn Tokyo (TOCOM) tăng phiên thứ 4 liên tiếp lên mức cao nhất 4 tháng theo xu hướng giá cao su tại Thượng Hải và hy vọng về những tiến bộ trong cuộc đàm phán thương mại Trung-Mỹ. Tại TOCOM, giá cao su giao tháng 4/2020 tăng 0,6 JPY đạt 188,1 JPY(1,73 USD)/kg, sau khi đạt mức cao nhất kể từ ngày 25/7 là 188,1 JPY vào đầu phiên. Giá cao su TSR20 giảm 185 CNY xuống còn 10.715 CNY/tấn.
Tại Thượng Hải, giá cao su giao hàng tháng 1/2020 kết thúc phiên tăng 215 CNY đạt 12.595 CNY(1.790 USD)/tấn, đầu phiên có lúc đạt 12.650 CNY, mức cao nhất kể từ 4/3/2019. Tại Singapore, giá cao su giao tháng 12 chốt phiên đạt 141,8 US cent/kg, tăng 1,6%.
Giá hàng hóa thế giới
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
58,21
|
-0,37
|
-0,63%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
63,64
|
-0,33
|
-0,52%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
39.440,00
|
+890,00
|
+2,31%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
2,58
|
+0,01
|
+0,55%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
170,38
|
-0,06
|
-0,04%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
193,93
|
-0,54
|
-0,28%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
585,00
|
+6,00
|
+1,04%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
56.530,00
|
+970,00
|
+1,75%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.464,60
|
+1,00
|
+0,07%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
5.110,00
|
-14,00
|
-0,27%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
17,20
|
-0,01
|
-0,03%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
59,80
|
+0,10
|
+0,17%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
912,48
|
-2,93
|
-0,32%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
1.765,53
|
+3,40
|
+0,19%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
263,95
|
+0,35
|
+0,13%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
5.829,00
|
-46,00
|
-0,78%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
1.734,00
|
-7,00
|
-0,40%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
2.293,00
|
-20,00
|
-0,86%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
16.400,00
|
+370,00
|
+2,31%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
378,75
|
-0,25
|
-0,07%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
511,75
|
-0,25
|
-0,05%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
317,25
|
+0,75
|
+0,24%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
12,25
|
0,00
|
0,00%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
901,00
|
0,00
|
0,00%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
303,10
|
-0,10
|
-0,03%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
30,85
|
-0,03
|
-0,10%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
462,10
|
-1,10
|
-0,24%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.642,00
|
+14,00
|
+0,53%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
116,25
|
+5,30
|
+4,78%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
12,61
|
-0,14
|
-1,10%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
98,10
|
-1,30
|
-1,31%
|
Bông
|
US cent/lb
|
64,01
|
-0,27
|
-0,42%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
408,20
|
+5,50
|
+1,37%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
188,80
|
+2,10
|
+1,12%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,42
|
+0,01
|
+0,78%
|
Nguồn: VITIC/ Reuters, Bloomberg
Trích: http://vinanet.vn