Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Trung Quốc tính xây nhà máy nổi sản xuất khí ở Biển Đông

Hãng thông tấn Reuters cho biết, các quan chức Tập đoàn dầu khí Trung Quốc (CNOOC) và trong ngành công nghiệp dầu khí tiết lộ Bắc Kinh hiện đang cho nghiên cứu xây dựng nhà máy nổi sản xuất khí hỏa lỏng (FLNG) trên biển Đông.


Mô hình nhà máy nổi sản xuất khí hỏa lỏng trên biển của tập đoàn Royal Dutch Shell

FLNG được coi là nhà máy sản xuất khí hóa lỏng trên đại dương, có thể dự trữ lượng khí khai thác và vận chuyển sang các tàu chở khí tự nhiên. Nó thường được dùng tại các khu vực khai thác quá xa hoặc quá nhỏ, khó sử dụng hệ thống ống dẫn dưới biển để sản xuất.

Hiện trên toàn thế giới có khoảng 10 cơ sở FLNG được xây dựng. Lớn nhất là Prelude do Tập đoàn Royal Dutch Shell sở hữu và dự kiến đi vào hoạt động sản xuất ở một mỏ khí ngoài khơi Australia năm 2017. Royal Dutch Shell không công bố giá của nhà máy FLNG này. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng chi phí chế tạo Prelude lên đến hơn 12 tỷ USD.

“Hiện tại, CNOOC đang tiến hành nghiên cứu tiền khả thi để đánh giá chi phí cũng như lợi ích của việc sử dụng công nghệ FLNG” -  trưởng nhóm nghiên cứu nước sâu của Tập đoàn là Xie Bin cho biết. Trong lĩnh vực năng lượng, nghiên cứu tiền khả thi thường diễn ra đầu tiên, sau đó là các nghiên cứu, thiết kế chi tiết hơn có thể bao gồm chuyên gia nước ngoài cũng như đòi hỏi ngân sách lớn hơn.

Cũng theo ông Xie Bin, hiện CNOOC đang tìm kiếm khả năng xây dựng một nhà máy FLNG có thể xử lý tới 2,4 triệu tấn khí/năm và hoạt động ở độ sâu 1.500m. Tuy nhiên, Trung Quốc có thể sản xuất trước một nhà máy nhỏ hơn công suất 1 triệu tấn khí/năm.

Tháng 4 vừa qua, trên trang web của CNOOC thông báo, Tập đoàn này đã tiến hành nghiên cứu và phát triển với hai trường đại học Trung Quốc để thiết kế một tàu FLNG nhỏ với công suất khoảng 5.000 tấn khí/năm. Công việc sản xuất sẽ hoàn tất vào cuối tháng 9 và tàu nổi sẽ được thử nghiệm tại thành phố cảng Dinh Khẩu.

Trong khi một nhà máy FLNG Trung Quốc có thể phải mất vài năm nữa nghiên cứu và phát triển, thì các quan chức công nghiệp dầu khí nước này nhấn mạnh, các nhà máy nổi sản xuất khí kiểu này sẽ trở thành một phần quan trọng trong chiến lược của Bắc Kinh ở Biển Đông - bao gồm cả vùng tranh chấp khi nước này tìm cách mở rộng sản xuất năng lượng ngoài khơi.

Được biết, CNOOC là Tập đoàn sở hữu giàn khoan Hải Dương 981. Đây là giàn khoan nước sâu đầu tiên của Trung Quốc trị giá 1 tỉ USD. Trung Quốc đã hạ đặt trái phép giàn khoan này tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ đầu tháng 5 vừa qua.

 

Hỗ trợ trực tuyến

4380557
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
1524
956
17654
2313301
80503
4380557

Your IP: 3.15.14.245
Server Time: 2024-11-24 14:09:44

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 94 guests and no members online