IHS dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 3% trong năm 2015 từ mức tăng 2,7% ước tính đạt được trong năm nay.
Năm 2014 đã chứng kiến sự ì ạch của cỗ xe kinh tế toàn cầu, trong đó sự phục hồi ngày càng rõ nét của kinh tế Mỹ chỉ đủ bù đắp cho sự giảm tốc tăng trưởng ở châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc.
Một vấn đề được nhiều người quan tâm lúc này là nền kinh tế toàn cầu sẽ ra sao trong năm 2015?
“Các yếu tố nền tảng tích cực đã xuất hiện để tạo đà cho nền kinh tế toàn cầu khởi sắc trong năm 2015”, ông Nariman Behravesh, chuyên gia kinh tế trưởng thuộc hãng nghiên cứu IHS đánh giá. IHS dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 3% trong năm 2015 từ mức tăng 2,7% ước tính đạt được trong năm nay.
Dưới đây là 10 dự báo về nền kinh tế toàn cầu trong năm tới mà IHS đưa ra:
1. Nền kinh tế Mỹ sẽ tăng tốc
Nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh hơn các nền kinh tế hàng đầu thế giới khác nhờ nhu cầu thị trường nội địa mạnh lên, đặc biệt là nhu cầu tiêu dùng.
Các nguồn động lực thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng - lĩnh vực chiếm 70% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ - hiện vẫn đang tích cực, bao gồm tăng trưởng việc làm mạnh, tình hình tài chính của các hộ gia đình được cải thiện, và giá xăng giảm xuống mức thấp.
IHS dự báo, nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 2,5-3% trong năm 2015.
2. Nền kinh tế khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ tiếp tục chật vật
Nền kinh tế khu vực Eurozone được IHS nhận định là sẽ tiếp tục chật vật trong năm 2015 do thị trường lao động èo uột. Tuy vậy, sự kết hợp giữa giá dầu giảm sâu, đồng Euro yếu, những thách thức về tài khóa giảm bớt, sức ép từ nợ nước ngoài nhẹ đi, và chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ giúp kích thích tăng trưởng kinh tế ở khu vực này.
Theo IHS, kinh tế Eurozone sẽ tăng tốc nhẹ, đạt mức tăng 1,4% trong năm 2015 từ mức tăng 0,8% dự kiến đạt được trong năm nay.
3. Kinh tế Nhật sẽ thoát suy thoái
Sau khi trải qua cuộc suy thoái lần thứ 4 trong 6 năm, nền kinh tế nhật sẽ tăng trưởng trở lại trong năm 2015, với mức tăng dự báo sẽ là khoảng 1%. Chính sách nới lỏng của Ngân hàng Trung ương Nhật (BOJ) và gói kích thích khổng lồ của Chính phủ Nhật, cùng với giá năng lượng thấp, sẽ là những yếu tố đưa nền kinh tế lớn thứ ba thế giới trở lại với tăng trưởng.
4. Kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm tốc
Sự hỗ trợ tiếp theo từ chính sách tiền tệ và tài khóa sẽ không đủ để ngăn tăng trưởng kinh tế Trung Quốc tiếp tục giảm tốc còn 6,5% trong năm tới - theo IHS. Mức tăng này là yếu theo “chuẩn” của Trung Quốc, nhưng vẫn là niềm mơ ước của tất cả các nền kinh tế lớn khác trên thế giới.
5. Các nền kinh tế mới nổi sẽ có sự phân hóa về tăng trưởng
Hầu hết các nền kinh tế mới nổi sẽ đạt được mức tăng trưởng khả quan hơn trong năm 2015 nhờ giá dầu giảm, thanh khoản toàn cầu tăng, và sự tăng tốc của nền kinh tế Mỹ và châu Âu. Các nền kinh tế mới nổi ở châu Âu, Mỹ Latin, Trung Đông, Bắc Phi, khu vực tiểu sa mạc Sahara sẽ đạt có sự tăng tốc mạnh nhất trong nhóm này.
Tuy vậy, kinh tế Nga được dự báo sẽ đuối so với các nền kinh tế mới nổi khác do tác động tiêu cực của lệnh trừng phạt, giá dầu lao dốc và sự tháo chạy của các dòng vốn - theo IHS.
6. Giá hàng hóa cơ bản sẽ tiếp tục xuống dốc
Giá dầu thô thế giới đã giảm khoảng 40% từ mùa hè năm nay do nhu cầu tiêu thụ toàn cầu yếu đi giữa lú nguồn cung dầu tăng mạnh.
Trung Quốc vẫn là nhân tố quan trọng nhất trong vấn đề nhu cầu tiêu thụ dầu. Theo IHS, sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc có thể sẽ đồng nghĩa với một đợt giảm giá nữa của dầu trong năm 2015. Hãng phân tích này dự báo giá cả của các loại hàng hóa cơ bản, trong đó có dầu thô, sẽ giảm bình quân 10% trong năm tới.
7. Nguy cơ giảm phát
Trong bối cảnh giá hàng hóa cơ bản tụt dốc và tăng trưởng toàn cầu yếu ớt, các yếu tố giảm phát đang xuất hiện mạnh nhất ở các nền kinh tế phát triển. Ngoại lệ của giảm phát đang là các nền kinh tế mới nổi như Nga. Nền kinh tế xứ bạch dương đang chứng kiến tỷ giá đồng nội tệ sụt chóng mặt kéo theo lạm phát tăng vọt.
8 . Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ là ngân hàng trung ương lớn đầu tiên tăng lãi suất
FED, Ngân hàng Trung ương Anh (BOE), và Ngân hàng Trung ương Canada (BOC) được IHS dự báo sẽ bắt đầu tăng lãi suất trở lại trong năm 2015, tương ứng vào tháng 6, 8 và 10, ngoại trừ trường hợp có sự giảm mạnh trong tốc độ lạm phát.
Ngược lại, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), BOJ, và Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PboC) được nhận định sẽ hạ thêm lãi suất và/hoặc bơm thêm thanh khoản vào thị trường thông qua việc mua tài sản cùng với các công cụ khác.
9. Đồng USD sẽ tiếp tục là “vua”
Đồng USD sẽ tiếp tục mạnh lên nhờ triển vọng tăng trưởng khả quan của nền kinh tế Mỹ và kỳ vọng FED tăng lãi suất.
Trong khi đó, khả năng ECB và BOJ tăng cường bơm thanh khoản vào thị trường đống nghĩa với việc cả đồng Euro và đồng Yên sẽ tiếp tục xuống giá trong năm 2015. IHS cho rằng, tỷ giá Euro/USD sẽ giảm về ngưỡng 1,15-1,2 USD/Euro trước mùa thu năm 2015, còn USD/Yên sẽ giao dịch trong khoảng 120-125 Yên/USD trong năm tới.
10. Những rủi ro về nợ nần giảm xuống
Mấy năm gần đây, nền kinh tế toàn cầu đã phải đối mặt với nhiều “lời nguyền” bao gồm nợ công và nợ của khu vực kinh tế của khu vực tư nhân ở mức cao, kéo theo quá trình giảm nợ (deleverage) của các hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ.
Tuy vậy, theo IHS, sang năm 2015, những yếu tố cản trở tăng trưởng này sẽ giảm xuống ở một số quốc gia, nhất là Mỹ và Anh. Đó là lý do vì sao mà các nền kinh tế này sẽ tăng trưởng khả quan hơn.
Một vấn đề được nhiều người quan tâm lúc này là nền kinh tế toàn cầu sẽ ra sao trong năm 2015?
“Các yếu tố nền tảng tích cực đã xuất hiện để tạo đà cho nền kinh tế toàn cầu khởi sắc trong năm 2015”, ông Nariman Behravesh, chuyên gia kinh tế trưởng thuộc hãng nghiên cứu IHS đánh giá. IHS dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 3% trong năm 2015 từ mức tăng 2,7% ước tính đạt được trong năm nay.
Dưới đây là 10 dự báo về nền kinh tế toàn cầu trong năm tới mà IHS đưa ra:
1. Nền kinh tế Mỹ sẽ tăng tốc
Nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh hơn các nền kinh tế hàng đầu thế giới khác nhờ nhu cầu thị trường nội địa mạnh lên, đặc biệt là nhu cầu tiêu dùng.
Các nguồn động lực thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng - lĩnh vực chiếm 70% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ - hiện vẫn đang tích cực, bao gồm tăng trưởng việc làm mạnh, tình hình tài chính của các hộ gia đình được cải thiện, và giá xăng giảm xuống mức thấp.
IHS dự báo, nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 2,5-3% trong năm 2015.
2. Nền kinh tế khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ tiếp tục chật vật
Nền kinh tế khu vực Eurozone được IHS nhận định là sẽ tiếp tục chật vật trong năm 2015 do thị trường lao động èo uột. Tuy vậy, sự kết hợp giữa giá dầu giảm sâu, đồng Euro yếu, những thách thức về tài khóa giảm bớt, sức ép từ nợ nước ngoài nhẹ đi, và chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ giúp kích thích tăng trưởng kinh tế ở khu vực này.
Theo IHS, kinh tế Eurozone sẽ tăng tốc nhẹ, đạt mức tăng 1,4% trong năm 2015 từ mức tăng 0,8% dự kiến đạt được trong năm nay.
3. Kinh tế Nhật sẽ thoát suy thoái
Sau khi trải qua cuộc suy thoái lần thứ 4 trong 6 năm, nền kinh tế nhật sẽ tăng trưởng trở lại trong năm 2015, với mức tăng dự báo sẽ là khoảng 1%. Chính sách nới lỏng của Ngân hàng Trung ương Nhật (BOJ) và gói kích thích khổng lồ của Chính phủ Nhật, cùng với giá năng lượng thấp, sẽ là những yếu tố đưa nền kinh tế lớn thứ ba thế giới trở lại với tăng trưởng.
4. Kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm tốc
Sự hỗ trợ tiếp theo từ chính sách tiền tệ và tài khóa sẽ không đủ để ngăn tăng trưởng kinh tế Trung Quốc tiếp tục giảm tốc còn 6,5% trong năm tới - theo IHS. Mức tăng này là yếu theo “chuẩn” của Trung Quốc, nhưng vẫn là niềm mơ ước của tất cả các nền kinh tế lớn khác trên thế giới.
5. Các nền kinh tế mới nổi sẽ có sự phân hóa về tăng trưởng
Hầu hết các nền kinh tế mới nổi sẽ đạt được mức tăng trưởng khả quan hơn trong năm 2015 nhờ giá dầu giảm, thanh khoản toàn cầu tăng, và sự tăng tốc của nền kinh tế Mỹ và châu Âu. Các nền kinh tế mới nổi ở châu Âu, Mỹ Latin, Trung Đông, Bắc Phi, khu vực tiểu sa mạc Sahara sẽ đạt có sự tăng tốc mạnh nhất trong nhóm này.
Tuy vậy, kinh tế Nga được dự báo sẽ đuối so với các nền kinh tế mới nổi khác do tác động tiêu cực của lệnh trừng phạt, giá dầu lao dốc và sự tháo chạy của các dòng vốn - theo IHS.
6. Giá hàng hóa cơ bản sẽ tiếp tục xuống dốc
Giá dầu thô thế giới đã giảm khoảng 40% từ mùa hè năm nay do nhu cầu tiêu thụ toàn cầu yếu đi giữa lú nguồn cung dầu tăng mạnh.
Trung Quốc vẫn là nhân tố quan trọng nhất trong vấn đề nhu cầu tiêu thụ dầu. Theo IHS, sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc có thể sẽ đồng nghĩa với một đợt giảm giá nữa của dầu trong năm 2015. Hãng phân tích này dự báo giá cả của các loại hàng hóa cơ bản, trong đó có dầu thô, sẽ giảm bình quân 10% trong năm tới.
7. Nguy cơ giảm phát
Trong bối cảnh giá hàng hóa cơ bản tụt dốc và tăng trưởng toàn cầu yếu ớt, các yếu tố giảm phát đang xuất hiện mạnh nhất ở các nền kinh tế phát triển. Ngoại lệ của giảm phát đang là các nền kinh tế mới nổi như Nga. Nền kinh tế xứ bạch dương đang chứng kiến tỷ giá đồng nội tệ sụt chóng mặt kéo theo lạm phát tăng vọt.
8 . Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ là ngân hàng trung ương lớn đầu tiên tăng lãi suất
FED, Ngân hàng Trung ương Anh (BOE), và Ngân hàng Trung ương Canada (BOC) được IHS dự báo sẽ bắt đầu tăng lãi suất trở lại trong năm 2015, tương ứng vào tháng 6, 8 và 10, ngoại trừ trường hợp có sự giảm mạnh trong tốc độ lạm phát.
Ngược lại, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), BOJ, và Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PboC) được nhận định sẽ hạ thêm lãi suất và/hoặc bơm thêm thanh khoản vào thị trường thông qua việc mua tài sản cùng với các công cụ khác.
9. Đồng USD sẽ tiếp tục là “vua”
Đồng USD sẽ tiếp tục mạnh lên nhờ triển vọng tăng trưởng khả quan của nền kinh tế Mỹ và kỳ vọng FED tăng lãi suất.
Trong khi đó, khả năng ECB và BOJ tăng cường bơm thanh khoản vào thị trường đống nghĩa với việc cả đồng Euro và đồng Yên sẽ tiếp tục xuống giá trong năm 2015. IHS cho rằng, tỷ giá Euro/USD sẽ giảm về ngưỡng 1,15-1,2 USD/Euro trước mùa thu năm 2015, còn USD/Yên sẽ giao dịch trong khoảng 120-125 Yên/USD trong năm tới.
10. Những rủi ro về nợ nần giảm xuống
Mấy năm gần đây, nền kinh tế toàn cầu đã phải đối mặt với nhiều “lời nguyền” bao gồm nợ công và nợ của khu vực kinh tế của khu vực tư nhân ở mức cao, kéo theo quá trình giảm nợ (deleverage) của các hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ.
Tuy vậy, theo IHS, sang năm 2015, những yếu tố cản trở tăng trưởng này sẽ giảm xuống ở một số quốc gia, nhất là Mỹ và Anh. Đó là lý do vì sao mà các nền kinh tế này sẽ tăng trưởng khả quan hơn.