Sở dĩ doanh thu và lợi nhuận của ngành điện lực TKV tăng cao so với kế hoạch là do hiện nay, thị trường đã phát điện cạnh tranh. TKV có nhiều lợi thế về ứng dụng công nghệ hiện đại là lò tầng sôi tuần hoàn có thể đốt than chất lượng kém, giá thành thấp.
Lãnh đạo Tổng công ty Điện lực TKV cho biết, năm 2014 các nhà máy điện đốt than của TKV có một số thuận lợi như: Những tháng đầu năm, do vào mùa khô, nhu cầu về nhiệt điện lớn nên các nhà máy điện của TKV được Tập đoàn điện lực (EVN) huy động tối đa. Các nhà máy hoạt động tương đối ổn định với công suất cao.
Những tháng mùa mưa, tuy sản lượng thấp vì các nhà máy thủy điện tăng công suất nhưng Tổng công ty Điện lực TKV vẫn bám sát sản lượng theo hợp đồng phối hợp kinh doanh, tiến hành tốt kỳ bảo dưỡng sửa chữa, đảm bảo khả dụng các tổ máy khi có nhu cầu lưới điện tăng trở lại.
Mặt khác, hiện nay giá bán điện cho EVN đều được điều chỉnh mỗi khi có biến động giá nhiên liệu than, góp phần giảm bớt rủi ro khi có biến động tăng giá các nguyên liệu đầu vào v.v…
Tuy nhiên, trong triển khai thực hiện kế hoạch, ngành điện TKV cũng gặp không ít khó khăn do phụ thuộc nhiều vào điều tiết của EVN. Mùa mưa trong năm kéo dài và có lượng mưa lớn, nước về các hồ thủy điện nhiều nên việc huy động công suất của các nhà máy nhiệt điện chạy than thấp.
Về thị trường, giá điện trên thị trường thấp, có nhiều thời điểm giá điện chỉ đạt mức 1 đồng/kWh. Việc quá tải đường dây 500kV khiến công suất truyền tải hết vào miền Nam, tạo ra tình trạng thừa nguồn cục bộ ở miền Bắc. Do vậy, việc duy trì vận hành các tổ máy nhiệt điện không đạt được hiệu quả về kinh tế, buộc Tổng công ty Điện lực TKV đôi khi phải ngừng một tổ máy, chỉ duy trì tổ máy còn lại phát ở mức công suất tối thiểu.
Ngoài ra, ngành điện TKV cũng gặp phải khó khăn khác như công tác lập kế hoạch sản lượng hợp đồng hàng năm thường trễ so với quy định dẫn đến khó khăn cho các nhà máy trong việc lập kế hoạch sản xuất.
Một vấn đề khác là về các bãi đổ xỉ thải của các nhà máy nhiệt điện của TKV hiện nay về cơ bản đã đầy. Hiện các nhà máy phải thuê ngoài vận chuyển xỉ thải đi cự ly rất xa mới có chỗ đổ dẫn đến chi phí cho hoạt động đổ thải mỗi năm tăng lên đến hang trăm tỷ đồng (các chi phí này hoàn toàn không được tính vào giá điện). Tổng công ty Điện lực TKV đã phải áp dụng nhiều giải pháp trong việc tiết giảm chi phí sản xuất để bù cho khó khăn trên.
Tập đoàn Than & Khoáng sản đang tích cực chỉ đạo triển khai công tác cổ phần hóa Tổng công ty điện lực TKV theo phương án đã được Chính phủ phê duyệt. Hiện nay về các thủ tục đã cơ bản hoàn thành và dự kiến đến 1/4/2015, tổng công ty này sẽ chính thức đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.
Hiện nay, toàn ngành điện của TKV có 5 nhà máy đang hoạt động ổn định gồm: Nhiệt điện Cao Ngạn (Thái Nguyên), Na Dương (lạng Sơn), Đông Triều, Cẩm Phả (Quảng Ninh) và Sơn Động (Bắc Giang). TKV đang tiến hành nỗ lực để tiếp tục đưa các nhà máy điện khác đi vào hoạt động như: Nông Sơn (Quảng Nam), Thủy điện Đồng Nai 5 (Đăk Nông). Các dự án đang được tích cực đẩy nhanh tiến độ: Nhiệt điện Na Dương 2 (Lạng Sơn), nhiệt điện Cẩm Phả 3 (Quảng Ninh), Quỳnh Lập 1 (Nghệ An), Hải Phòng 3...
Năm 2014, công tác đầu tư cơ bản của Tổng công ty Điện lực được lãnh đạo Tập đoàn TKV giao chuẩn bị và triển khai thực hiện đầu tư 33 dự án trong đó có 10 dự án nhóm A, 2 dự án nhóm B và 23 dự án nhóm C. Giá trị thực hiện kế hoạch đầu tư năm 2014 đạt gần 3.300 tỷ đồng, bằng 105% kế hoạch.
Năm 2015, ngành điện TKV được giao sản xuất 8,6 tỷ kWh điện, tăng cao hơn so với năm 2014, để đạt doanh thu cả năm 11.620 tỷ đồng. Đồng thời, Tập đoàn Than & Khoáng sản đã chỉ đạo Tổng công ty Điện lực TKV tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án theo kế hoạch để sớm đưa một số nhà máy đi vào hoạt động, góp phần tăng sản lượng trong một vài năm tới.
Trích nguồn : Báo Công Thương
Ông Giang Tử - 0913.329.033 |
Bà Nga - 0903.228.574 |
We have 35 guests and no members online