Chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng tăng 10,1% so với cùng kỳ 2014 (9 tháng năm 2014 tăng 6,7% so với 9 tháng năm 2013 và số này của 2013 chỉ tăng 5,3% so với năm 2012).
“Theo số liệu ban đầu cho thấy, tình hình kinh tế vẫn duy trì được xu hướng phục hồi với các chỉ số tháng sau cao hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước… Nhưng DN nói rằng sản xuất, kinh doanh vẫn trì trệ. Vậy là sao? Trì trệ ở đâu?”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung đã nêu vấn đề như vậy với lãnh đạo các bộ, các địa phương và các DNNN tại buổi giao ban ngày 25/9/2015. Số liệu báo cáo chính thức chưa được Tổng cục Thống kê cung cấp, nhưng theo báo cáo số liệu ước tính từ các vụ chức năng cho thấy, các chỉ số vẫn duy trì xu hướng tăng lên. Chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng tăng 10,1% so với cùng kỳ 2014 (9 tháng năm 2014 tăng 6,7% so với 9 tháng năm 2013 và số này của 2013 chỉ tăng 5,3% so với năm 2012). Bà Nguyễn Thuý Hiền – Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tổng hợp, Bộ Công Thương cho biết, sản xuất công nghiệp chắc chắn hoàn thành kế hoạch năm. Triển vọng tốt còn thể hiện ở chỉ số tiêu thụ tăng khá, tồn kho thấp hơn so với cùng kỳ… Có điểm mới đáng mừng là ngành cơ khí có tốc độ tăng khá trong đó sản xuất ô tô tăng trưởng cao tới 55,3% nhờ ở phân khúc xe tải và xe chở khách. Đây là xu hướng tích cực khi ta đang đẩy mạnh phát triển cơ khí”, bà Hiền nói. Tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng ước đạt 120,7 tỷ USD, tăng 9,6 % so với cùng kỳ năm 2014, và nhập khẩu khoảng 124,6 tỷ USD, tăng 15,9% so với 9 tháng năm 2014. Nhập khẩu chủ yếu vẫn là xăng dầu, sắt thép, phân bón, giấy, chất dẻo, linh kiện và máy thiết bị, phụ liệu dệt may… Điều này minh họa cho tình hình sản xuất vẫn tốt dần lên. Trong con số đẹp về xuất nhập khẩu thì xuất khẩu nông lâm thủy sản giảm tới 9,9%, 3 mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực là gạo, cà phê và cao su giảm khá nhiều. Khu vực DN FDI chiếm tới 58,8% kim ngạch nhập khẩu và 68,1% kim ngạch xuất khẩu chung. Nhìn chung 9 tháng xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến tăng nhưng xuất khẩu nông lâm thủy sản lại giảm so với cùng kỳ. Nhập siêu cả nước khoảng 3,9 tỷ USD bằng 3,2% kim ngạch xuất khẩu. Trong khi DN FDI xuất siêu 11, 9 tỷ USD thì DN trong nước nhập siêu tới 15,8 tỷ USD. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 giảm 0,21% so với tháng 8 dù tháng 9 các năm thường là tháng có CPI tăng cao do vào mùa khai giảng. Năm nay, tháng 9, giá hàng nhóm giáo dục vẫn tăng 1,24 %, thuốc và dịch vụ y tế tăng, du lịch và dịch vụ hàng hóa cũng như hàng may mặc và đồ dùng gia đình vẫn tăng nhưng mức tăng thấp. Đặc biệt hàng dịch vụ ăn uống giảm 0,13% và nhóm nhà ở vật liệu xây dựng giảm 0,68%. “Những số liệu này phản ánh một thực tế là sức mua còn hạn chế do đời sống người lao động vẫn khó khăn vì tiền lương tối thiểu mới đáp ứng 75% nhu cầu sống tối thiểu”, TS.Bùi Sỹ Lợi – Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội phân tích. Ông cũng lưu ý thêm, mức thu nhập này, mức sống này đang khiến năng suất lao động của khu vực DN không cải thiện được mấy. Đây cũng là một biểu hiện về sự “trì trệ” mà Thứ trưởng Trung muốn tìm hiểu thực hư. “Chỉ số giá nhóm nhà ở vật liệu xây dựng giảm cho thấy thị trường bất động sản không ấm lên như mong muốn”, TS. Trần Kim Chung – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương nhận xét. Phải chăng đây cũng là một biểu hiện của tình trạng trì trệ ở lĩnh vực bất động sản và xây dựng mặc dù nhiều chính sách hỗ trợ thị trường này đã được thực hiện mạnh thời gian qua. Có lẽ thực tế trì trệ như Thứ trưởng Trung đặt câu hỏi thể hiện ở mức tăng của các chỉ số đang nhỏ dần và số DN rời thị trường lại nhiều hơn so với cùng kỳ năm trước. Theo báo cáo ban đầu của Bộ kế hoạch và Đầu tư, tháng 9 tiếp tục có 672 DN hoàn tất thủ tục giải thể và có tới 9.439 DN do quá khó khăn không cầm cự được đã phải dừng hoạt động. Số này cao hơn so với hồi tháng 8 tới 24,3%. Và như đại diện DNNVV phát biểu thì DN mệt mỏi với môi trường kinh doanh chưa được cải thiện như Thủ tướng yêu cầu, như DN mong muốn. Ông nói, đã 2 năm Thủ tướng ráo riết chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 19 với quyết tâm cao. Nhưng các bộ ngành và địa phương vẫn thờ ơ với Nghị quyết 19. TS. Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương – cơ quan được giao tập hợp báo cáo để báo cáo Thủ tướng – khi trả lời phóng viên Thời báo Ngân hàng, ông hóm hỉnh nói rằng “mới nhận được của 1 bộ, 3 địa phương và 3 cơ quan, các báo cáo khác chắc đang trên đường đến”. “Đây là một bước thụt lùi. Các bộ trưởng là thành viên Chính phủ mà còn không tuân thủ yêu cầu báo cáo của Chính phủ - vậy có đáng lo? DN giảm lòng tin vì thế”. Vị đại diện cho DN nói. Tháng 9 có 7.042 DN mới thành lập và tính chung 9 tháng là 68.347 DN mới, dự kiến số DN mới thành lập sẽ tạo việc làm cho khoảng 999.253 lao động, tăng 25,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong số DN đã ngừng hoạt động ở những tháng trước, đã có 1515 DN quay trở lại hoạt động, cao hơn cùng kỳ năm trước 39,8%.
|
Trích nguồn : Thời báo Ngân hàng
Ông Giang Tử - 0913.329.033 |
Bà Nga - 0903.228.574 |
We have 25 guests and no members online