Theo dự thảo Quyết định về việc tổ chức thông tin, tuyên truyền trong các tình huống đột xuất, bất thường đang được Bộ Tư pháp thẩm định, công tác tổ chức thông tin, tuyên truyền trong các tình huống đột xuất, bất thường đã được quy định trong một số văn bản pháp luật hiện hành như: Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007; Luật viễn thông năm 2009; Luật phòng, chống thiên tai năm 2013; Luật thú y năm 2015; Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp năm 2000; Nghị định số 71/2002 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp trong trường hợp có thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm,...
Tuy nhiên các văn bản này mới chỉ quy định sử dụng một số phương tiện truyền thông cụ thể mà chưa huy động tổng lực các hạ tầng thông tin, truyền thông hiện có như: mạng viễn thông, báo chí, mạng xã hội, hệ thống thông tin cơ sở để phát huy hiệu quả cao nhất trong công tác thông tin, tuyên truyền khi xảy ra các tình huống đột xuất, bất thường.
Nhằm tạo cơ sở pháp lý, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, cơ quan trung ương, địa phương và kịp thời định hướng dư luận xã hội, bảo đảm người dân sớm tiếp cận nguồn thông tin chính thống, tránh để các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước và Nhân dân, việc ban hành quyết định này rất cần thiết.
Sẽ có 4 hình thức thông tin, tuyên truyền trong các tình huống đột xuất, bất thường.
Dự thảo đề xuất Thủ tướng Chính phủ quyết định việc tổ chức thông tin, tuyên truyền khi xảy ra hoặc có khả năng xảy ra các tình huống đột xuất, bất thường trên toàn quốc hoặc khu vực liên quan đến nhiều lĩnh vực, vượt quyền hạn của Bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan trung ương.
Bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan trung ương quyết định việc tổ chức thông tin, tuyên truyền khi xảy ra/có khả năng xảy ra các tình huống đột xuất, bất thường trên toàn quốc hoặc khu vực thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao. Ở địa phương sẽ do chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm tổ chức thông tin, tuyên truyền theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ: Gửi yêu cầu bằng văn bản hoặc thư điện tử công vụ cho Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan đề nghị cung cấp nội dung thông tin cần tuyên truyền, phổ biến đến người dân.
Sử dụng phương tiện và hình thức thông tin, tuyên truyền trên các hạ tầng mạng viễn thông, báo chí, mạng xã hội và hệ thống thông tin cơ sở phù hợp với nội dung, hình thức và phạm vi để tổ chức thông tin, tuyên truyền.
Đồng thời yêu cầu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sở hữu hạ tầng mạng viễn thông, báo chí, mạng xã hội và hệ thống thông tin cơ sở thực hiện việc thông tin, tuyên truyền.
Các phương tiện và hình thức thông tin, tuyên truyền trong các tình huống đột xuất, bất thường gồm: Mạng viễn thông (tin nhắn SMS); báo chí (đăng tải thông tin trên báo in, báo điện tử, báo nói, báo hình); thông điệp truyền thông trên mạng xã hội; hệ thống thông tin cơ sở (phát thông tin trên hệ thống đài truyền thanh cấp xã, cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện, các thiết bị truyền thanh di động; đăng tải thông tin trên bảng tin điện tử, màn hình điện tử của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các hình thức thông tin khác).
Trích: https://dantri.com.vn
Interbrand, công ty chuyên về phân tích và định giá thương hiệu có trụ sở tại New York (Mỹ) đã công bố danh sách 100 công ty có giá trị thương hiệu lớn nhất thế giới trong năm 2020.
Sau khi trở thành hãng công nghệ đầu tiên trong lịch sử (và công ty thứ 2 trên thế giới) vượt mốc giá trị thị trường 2.000 tỷ USD vào tháng 8 vừa qua, không quá ngạc nhiên khi Apple được Interbrand xếp đầu trong danh sách những công ty có giá trị thương hiệu lớn nhất thế giới, với thương hiệu được định giá 322,99 tỷ USD, tăng 38% so với năm ngoái.
Danh sách 18 thương hiệu giá trị nhất thế giới trong năm 2020, trong đó thương hiệu của các công ty công nghệ chiếm đa số
Đáng chú ý đây là năm thứ 8 liên tiếp Apple dẫn đầu danh sách do Interbrand công bố, sau khi “soán ngôi” của hãng nước giải khát Coca-Cola vào năm 2013 để trở thành thương hiệu giá trị nhất toàn cầu.
Trong khi đó, Google đã bị đánh bật khỏi top 3 thương hiệu giá trị nhất thế giới, sau 6 năm liên tiếp đứng ở vị trí thứ 2 (xếp sau Apple). Hiện tại, thương hiệu của Google được định giá 165,44 tỷ USD, giảm 1% so với năm ngoái và xếp ở vị trí thứ 4.
Amazon là hãng có giá trị thương hiệu tăng mạnh nhất trong năm qua, khi thương hiệu của hãng thương mại điện tử này được định giá 200,66 tỷ USD, tăng đến 60% so với năm ngoái, giúp công ty vươn lên xếp ở vị trí thứ 2. Năm ngoái, Amazon xếp ở vị trí thứ 3 về giá trị thương hiệu.
Giá trị thương hiệu của Microsoft cũng đã tăng mạnh đến 53% trong năm qua, lên mức 166 tỷ USD, giúp Microsoft trở thành công ty có giá trị thương hiệu lớn thứ 3 thế giới.
Sự ảnh hưởng của dịch bệnh trên phạm vi toàn cầu khiến cho nhu cầu làm việc tăng mạnh, điều này đã giúp cho Zoom lần đầu tiên góp mặt trong top 100 thương hiệu lớn nhất thế giới, với thương hiệu được định giá 4,4 tỷ USD.
Các hãng công nghệ tiếp tục cho thấy sức mạnh và tầm ảnh hưởng của mình khi 11/20 thương hiệu lớn nhất thế giới thuộc về các hãng công nghệ, trong đó 5 vị trí dẫn đầu đều là các công ty công nghệ, bao gồm Apple, Amazon, Microsoft, Google và Samsung.
Lưu ý rằng danh sách do Interbrand công bố là xét về giá trị thương hiệu, chứ không phải giá trị vốn hóa thị trường hay tổng tài sản mà các công ty đang nắm giữ. Giá trị thương hiệu được Interbrand tính toán bằng cách phân tích các hoạt động tài chính của mỗi thương hiệu, vai trò của các thương hiệu trong việc ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của người dùng và tầm quan trọng của một thương hiệu trong việc kiếm tiền cho công ty hoặc tính giá cho sản phẩm của mình
Cụ thể, theo thông tin từ Tổng cục quản lý thị trường, hôm qua (11/11), Cục quản lý thị trường Quảng Ninh đã trình Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà T.T.H.T có địa chỉ thường trú tại Phường Hồng Gai, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Bà T. là chủ kho hàng thời trang đóng tại khu đô thị Thẩm Gia, phường Cao Xanh, thành phố Hạ Long.
Theo đó, bà T. bị xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền là 120 triệu đồng, toàn bộ hàng hóa vi phạm trị giá gần 183 triệu đồng cũng bị tịch thu.
Cơ quan quản lý thị trường kiểm tra tại kho hàng.
Trước đó, ngày 28/10/2020, Đội QLTT số 5 (thành phố Hạ Long) đã phối hợp với Phòng An ninh kinh tế, Công an tỉnh Quảng Ninh kiểm tra kho hàng tại khu đô thị Thẩm Gia, phường Cao Xanh, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh do bà T.T.H.T làm chủ.
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trong kho chứa gần 8.000 sản phẩm quần áo nhập lậu, giả mạo các nhãn hiệu thời trang nổi tiếng trên thế giới như Nike, Adidas, Chanel….
Chủ kho hàng cũng không xuất trình được giấy tờ, hóa đơn chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa.
Theo tìm hiểu, kho hàng với hàng nghìn sản phẩm thời trang này được chủ cơ sở kinh doanh chủ yếu qua sàn thương mại điện tử Shopee.
Hàng ngày các đơn hàng được nhân viên của cơ sở chốt qua các trang thương mại điện tử sau đó di chuyển về kho để đóng hàng và sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh để phân phối.
Thời điểm lực lượng QLTT ập đến kiểm tra, tại kho đang có 6 nhân viên đang thực hiện thao tác đóng gói hàng để chuyển cho các khách đã chốt đơn.
Trích: https://dantri.com.vn
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4h ngày 13/11, vị trí tâm bão ở khoảng 15,2 độ Vĩ Bắc; 116,0 độ Kinh Đông, cách Quần đảo Hoàng Sa khoảng 450km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 250km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 90km tính từ tâm bão.
Vị trí và hướng di chuyển của bão số 13. (Ảnh: NCHMF).
Dự báo trong 24h tới, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20km. Đến 4h ngày 14/11, vị trí tâm bão ở khoảng 15,5 độ Vĩ Bắc; 111,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Nam của Quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 15.
Do ảnh hưởng của bão, ở vùng biển phía Nam khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả Quần đảo Hoàng Sa) và phía Bắc khu vực giữa Biển Đông có mưa bão, gió mạnh cấp 8-10, vùng gần tâm bão cấp 11-12, giật cấp 15; sóng biển cao từ 4-6m, vùng gần tâm bão 8-10m; biển động dữ dội.
Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 13,0 đến 18,0 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 110,0 đến 118,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km. Đến 4h ngày 15/11, vị trí tâm bão ở khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 107,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 13.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km, đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp.
Đến 4h ngày 16/11, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở khoảng 18,1 độ Vĩ Bắc; 104,7 độ Kinh Đông, trên khu vực Trung Lào. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40km/giờ).
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do bão: cấp 3.
Trích: https://dantri.com.vn
Vượt bão cứu thuyền viên tàu Panama bị nạn ngoài khơi Khánh Hòa
Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 11h30 ngày 10/11, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam (Vietnam MRCC) nhận được thông tin về việc tàu JIAN HUI (quốc tịch Panama) báo nạn khẩn cấp.
Tàu nước ngoài cho biết đang trên hành trình chở sắt từ Malaysia đi Trung Quốc. Lúc này, tàu đang neo đậu tránh trú bão số 12 cách Nha Trang 45 hải lý về hướng Bắc Đông Bắc.
Theo ông Nguyễn Xuân Bình, Giám đốc Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực IV, nạn nhân được xác định là Wang Shihua (SN1982, quốc tịch Trung Quốc).
“Thuyền viên bị thương nặng trong quá trình lao động nên bất tỉnh mất nhiều máu, có biểu hiện xuất huyết não nguy hiểm đến tính mạng”, lãnh đạo Trung tâm này cho biết. Thuyền trưởng tàu hàng nước ngoài đã đề nghị cơ quan cứu nạn Việt Nam hỗ trợ đưa Wang Shihua về đất liền khẩn cấp.
Thuyền viên tàu nước ngoài bị thương nặng trong quá trình lao động khi bão số 12 đang đi vào đất liền
Vượt sóng to, gió lớn trong cơn bão số 12, tàu SAR413 đã nhanh chóng tiếp cận được tàu JIAN HUI để thực hiện công tác tiếp nhận nạn nhân. Đến 19h30 cùng ngày, tàu SAR413 đã kịp thời đưa thuyền viên bị nạn về cảng Nha Trang an toàn.
Trước đó vào trưa cùng ngày, bão số 12 đổ bộ vào tỉnh Khánh Hòa gây mưa lớn, gió giật mạnh. Gần 300 căn nhà tại tỉnh này bị tốc mái, hư hỏng; hàng loạt cây xanh bị bật gốc, ngã đổ.
Trích: https://dantri.com.vn
Ông Giang Tử - 0913.329.033 |
Bà Nga - 0903.228.574 |
We have 49 guests and no members online