Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Thái Lan chú trọng phát triển kinh tế, giải quyết vấn đề dân sinh

 

Thái Lan chú trọng phát triển kinh tế, giải quyết vấn đề dân sinh

Chính phủ Thái Lan ngày 1/1 cho hay sẽ tập trung vào việc thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, đồng thời nỗ lực xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực trong năm 2018.
Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh nhiều chuyên gia đã cảnh báo về những dấu hiệu kinh tế Thái Lan đang đi xuống, trong đó có hiện tượng sa thải nhân công hàng loạt ở nhiều ngành nghề.
Người phát ngôn chính phủ, Thiếu tướng Sansern Kaewkamnerd nói rằng trên cơ sở nguyện vọng của người dân, ưu tiên của chính phủ trong năm 2018 là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giải quyết những vấn đề dân sinh.
Ông Sansern cho biết chính phủ đã dành một khoản ngân sách lớn để cải thiện đời sống người dân, tận dụng các ngành du lịch và nông nghiệp để đảm bảo sự bền vững của nền kinh tế.
Theo ông Sansern, nhiều chỉ số kinh tế như nhịp độ tăng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tỷ lệ lạm phát..., đều cho thấy kinh tế Thái Lan đang mạnh lên, trong bối cảnh xuất khẩu đang tăng mạnh và các khoản đầu tư lớn của chính phủ vào cơ sở hạ tầng liên quan đến dự án Hành lang kinh tế phía Đông (EEC) đã đem lại kết quả lạc quan.
Thủ tướng Prayut Chan-ocha cũng cho rằng bên cạnh việc tăng trưởng kinh tế vĩ mô, cần thiết phải tăng cường sức mạnh của kinh tế trong nước thông qua việc tìm kiếm thị trường và gia tăng giá trị cho các loại nông sản như gạo, cao su và dầu cọ; đồng thời khuyến khích người dân chủ động sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tận dụng các hỗ trợ của nhà nước.
Cùng ngày, thủ lĩnh đảng Dân chủ, cựu Thủ tướng Abhisit Vejjajiva đã lên tiếng kêu gọi chính quyền quân sự Thái Lan xem xét lại các chính sách kinh tế để giải quyết vấn đề mức sống người dân đang đi xuống.
Theo ông Abhisit, chính sách tập trung đầu tư rầm rộ vào các dự án hạ tầng lớn của chính phủ có thể không đem đến hiệu ứng lôi cuốn các khu vực kinh tế khác phát triển theo, thậm chí còn làm hao tổn các nguồn lực dùng để phát triển các khu vực kinh tế này, làm cho cuộc sống người dân đi xuống.
 
Các dự án phát triển thuộc chương trình EEC đã sử dụng nguồn vốn đầu tư rất lớn nhưng chỉ đem đến hiệu quả cho một số khu vực tại các tỉnh duyên hải phía Đông, trong khi tác động đến tổng thể kinh tế đất nước là không rõ ràng.
GDP của Thái Lan dù có tăng trưởng trong thời gian qua nhưng vẫn là khiêm tốn so với các nước trong khu vực và không dẫn tới sự cải thiện đời sống người dân.

Nguồn: Vietnamplus.vn

Năm 2018, EVNNPT sẽ vận hành nhiều ứng dụng cho lưới điện thông minh

 

Năm 2018, EVNNPT sẽ vận hành nhiều ứng dụng cho lưới điện thông minh

EVNNPT đang triển khai dự án ứng dụng công nghệ Hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải.
Theo báo cáo từ Tổng công ty Truyền tải Điện Quốc gia (EVNNPT), thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, hiện nay, đơn vị đang triển khai dự án ứng dụng công nghệ Hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải. Dự kiến, đến năm 2018, hệ thống này sẽ được đưa vào vận hành chính thức.
Việc ứng dụng quản lý vận hành, quản lý kỹ thuật trên nền công nghệ GIS giúp tin học hóa việc quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành, hỗ trợ việc điều hành một cách nhanh chóng và hiệu quả dựa trên việc cập nhật trực tiếp quá trình, kết quả kiểm tra vào cơ sở dữ liệu, giúp người quản lý có thể trực tiếp theo dõi và chỉ đạo công việc cũng như hệ thống hóa quản lý giúp theo dõi, chẩn đoán, phân tích, đánh giá, ra quyết định trong việc quản lý thiết bị.
Ngoài ra, với 135 trạm biến áp quản lý, vận hành, để thực hiện lưới điện thông minh, Tổng công ty đưa 79% số trạm sử dụng hệ thống điều khiển bằng máy tính; các thiết bị bảo vệ, điều khiển trong các trạm biến áp đều sử dụng rơle bảo vệ và bộ điều khiển số (đều là các thiết bị điện tử thông minh-IED).
Đơn vị cũng đang triển khai trạm biến áp số với hệ thống điều khiển sử dụng giao thức IEC 61850, được dùng để truyền dữ liệu từ cơ sở dữ liệu thời gian thực đến hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu (SCADA) và dự kiến đưa vào vận hành chính thức năm 2018-2019./.
 
Nguồn:  Đức Dũng/TTXVN

Các đồng tiền lớn sẽ biến động thế nào trong năm 2018?

 

Các đồng tiền lớn sẽ biến động thế nào trong năm 2018?

Sau khi có một năm tồi tệ nhất trong hơn một thập kỷ, các nhà chiến lược ngoại hối đã nhìn thấy một vài dấu hiệu lạc quan cho đồng USD trong năm 2018. Tuy nhiên, họ vẫn bị chia rẽ khi những đồng tiền chủ chốt khác cũng có triển vọng khá lạc quan.
Các cuộc khảo sát của Bloomberg cho thấy phần lớn các nhà phân tích mong đợi đồng tiền chung châu Âu euro sẽ tăng mạnh vào cuối năm tới, nhưng giới chuyên môn vẫn bị chia rẽ về triển vọng của đồng yên
Sau đây là một số các quan điểm từ các nhà chiến lược cho thấy lý do tại sao họ lạc quan hay không lạc quan về triển vọng của một số đồng tiền chủ chốt.
Đồng yên Nhật:
Hiện đồng yên Nhật đang được giao dịch ở mức khoảng 113,19 JPY/USD và dự báo trung bình của giới chuyên môn là nó sẽ tăng lên mức 112 JPY/USD vào cuối năm 2018. Tuy nhiên, quan điểm của các nhà phân tích là rất khác nhau.
Mark McCormick – Trưởng bộ phận chiến lược ngoại hối khu vực Bắc Mỹ của Toronto Dominion Bank cho biết, bước đi tiếp theo của Ngân hàng Trung ương Nhật (BOJ) “có thể là phát tín hiệu nào đó về một sự thay đổi chính sách”. Đôla-yen có lẽ sẽ thấy một sự chuyển đổi “quanh 115 (JPY/USD) là đỉnh điểm và chúng ta sẽ quay lại mức 100 trong năm tới”.
Juan Prada - một nhà chiến lược về ngoại hối tại Barclays Plc cũng dự đoán đồng yên tăng mạnh trong bối cảnh “hoạt động (kinh tế) mạnh và lạm phát cơ bản sẽ tăng dần (tại Nhật)” có thể khiến BOJ thay đổi lập trường chính sách tiền tệ trong nửa sau năm 2018. Ông dự báo tỷ giá USD/JPY ở mức 105 vào cuối năm sau.
Trong khi những người khác lại không cho là như vậy. “Nếu nhìn vào toàn bộ năm 2018, BOJ dường như vẫn “chậm chân” so với chu kỳ thắt chặt trên toàn cầu”, Vassili Serebriakov của Credit Agricole SA nói. Nick Bennenbroek của Wells Fargo & Co. cũng đồng ý như vậy khi nói rằng, BOJ không theo kịp các ngân hàng trung ương khác trong việc đưa ra một sự thay đổi đáng kể trong chính sách, có nghĩa là không có nhiều chất xúc tác cho đồng yên mạnh lên.
Đồng tiền chung euro
Hiện tại đang được giao dịch khoảng 1,1863 USD; dự báo trung bình sẽ ở mức 1,21 USD vào cuối năm 2018.
“Chúng tôi có xu hướng nghĩ rằng đó là một bức tranh chung, châu Âu làm tốt nhất, tiếp theo là Bắc Mỹ, sau đó là châu Á”, Serebriakov của Credit Agricole cho biết và dự báo vào cuối năm 2018, đồng euro tăng lên mức 1,23 USD. “ECB sẽ giảm dần QE (gói nới lỏng định lượng) của mình. Chúng ta sẽ tiếp tục chứng kiến dòng vốn chảy mạnh vào châu Âu nhờ vào sự tăng trưởng mạnh mẽ (của khu vực này). Đường cong lợi suất của khu vực có thể sẽ tăng lên một chút, và điều đó sẽ hỗ trợ đồng euro”. Ông nói và kỳ vọng, các nhà đầu tư sẽ bắt đầu chứng kiến tốc độ thắt chặt trong khu vực đồng euro vào nửa cuối năm 2018.
Bipan Rai - chiến lược gia ngoại hối tại Canadian Imperial Bank of Commerce cũng cho rằng, “euro vẫn là một đồng tiền mang tính chu kỳ rất lớn. Cho rằng, độ dài hiện tại của chu kỳ châu Âu vẫn còn ngắn so với mức trung bình của các chu kỳ trước đó, trong khi chu kỳ của Mỹ đã gần hết, vị chuyên gia này dự đoán đồng euro sẽ kết thúc năm 2018 với mức khoảng 1,25 USD. “Kỳ vọng của chúng tôi là vào giữa năm, ECB có thể sẽ hướng tới việc sửa đổi hướng dẫn chính sách của họ, và chúng tôi mong đợi một khi chương trình (mua trái phiếu) hiện tại kết thúc vào tháng 9, họ sẽ bắt đầu thông báo thu hẹp và có thể kết thúc vào tháng 1/2019. Tất cả những điều đó sẽ hỗ trợ đồng euro”.
Đồng tiền của các quốc gia Scandinavia
- Đồng Krona Thụy Điển hiện đang ở mức 9,8997 SEK/EUR; dự báo trung bình của giới chuyên gia là sẽ đạt mức 9,30 vào cuối năm 2018.
- Đồng Krone Na Uy hiện đang giao dịch ở mức 9,8524 NOK/EURO; dự báo trung bình sẽ ở mức 9,20 vào cuối năm 2018.
“Các đồng tiền hoạt động tốt nhất có thể là các đồng tiền vệ tinh của châu Âu, krona Thụy Điển và krone Na Uy”, Prada của Barca nói, trích dẫn hoạt động kinh tế mạnh mẽ của châu Âu, cộng thêm kỳ vọng của ông về đồng euro mạnh hơn và vị trí chu kỳ tích cực của các nước Scandinavia. Ông dự báo đồng Krona Thụy Điển sẽ giao dịch ở mức 9,30 SEK/EUR vào cuối năm 2018 và Krone Na Uy ở mức 9,20 NOK/EUR.
Trong khi đó, Daragh Maher - Trưởng bộ phận chiến lược ngoại hối Mỹ của HSBC lại cho rằng, chính sách tiền tệ hiện nay của Thụy Điển là hỗn hợp của lãi suất âm và một bảng cân đối lớn “không thực sự thích hợp với nền kinh tế mà năm tới sẽ tăng khoảng 2%”. Cũng giống như vậy, Na Uy có chính sách “vẫn được xem xét cho một nền kinh tế yếu kém khi nền kinh tế không phải là yếu kém”. Vì vậy, ông dự báo tỷ giá EUR/SEK ở mức 9,20 và EUR/NOK là 9,10.
Đồng đôla Canada
Hiện ở mức 1,2691 CAD/USD; dự báo trung bình sẽ ở mức 1,23 vào cuối năm 2018.
Theo Bennenbroek của Wells Fargo , Ngân hàng Trung ương Canada “có lẽ sẽ là một trong những ngân hàng trung ương hoạt động tích cực hơn”. “Nền kinh tế đang ổn định, lạm phát ở Canada đang tăng lên rất cao, nhưng điều cực kỳ hữu ích là sự gia tăng giá dầu, gần 60 USD/thùng”, vị chuyên gia này cho biết và dự báo đồng đôla Canada sẽ ở mức 1,18 CAD/USD trong 12 tháng tới.
Đồng quan điểm như vậy, Alvise Marino – chiến lược gia ngoại hối của Credit Suisse Group AG cũng cho rằng, triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ và lạm phát (của Canada) sẽ tăng lên trong năm 2018. Thêm vào triển vọng về sự tồn tại của Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ, thặng dư đầu tư quốc tế ròng, và sự phục hồi của làn sóng nhập cư sẽ thúc đẩy tổng cầu và vì thế đồng đôla Canada có thể giao dịch ở quanh mức 1,20 CAD/USD vào cuối năm 2018.
 
Trong khi đó, Thierry Wizman của Macquarie Bank không chắc lắm. Vị chuyên gia này cảnh báo rằng các nguyên tắc cơ bản có thể không hỗ trợ cho đồng đôla Canada. “Chúng tôi không thấy nhiều động lực về cấu trúc cho sự tăng trưởng ở Canada ngoài việc có thể do giá dầu tiếp tục ở mức cao, nhưng đó không phải là điều bạn muốn dựa vào”, Wizman cho biết.
Đôla Úc và đôla New Zealand
Đôla Úc hiện đang ở mức 0,7727 USD/AUD; dự báo trung bình sẽ ở mức 0,80 vào cuối năm 2018.
Đôla New Zealand hiện đang ở mức 0,7038 USD/NZD; dự báo trung bình sẽ ở mức 0,72 vào cuối năm 2018.
Các chính sách tiền tệ khẩn cấp được thiết lập sẽ không còn cần thiết lâu hơn tại Úc và New Zealand, và đã có sự phục hồi của các thị trường lao động và giá cả hàng hóa, do đó, “các ngân hàng trung ương sẽ đi đến việc thoát khỏi (các chính sách nới lỏng)” ở cả hai quốc gia. Ông cho biết đô la Úc sẽ đạt mức 0,84 USD/AUD vào cuối năm 2018, và đôla New Zealand sẽ ở mức 0,75 USD/NZD.
“Chúng tôi nghĩ rằng RBA (NHTW Úc) sẽ tăng lãi suất trong năm tới, nhưng điều đó có lẽ sẽ diễn ra vào nửa cuối năm”, Rai của CIBC nói. Vì vậy, đôla Úc có khả năng sẽ tăng chậm dần trước khi đạt tới mức dự báo của định chế này là 0,85 USD/AUD vào cuối năm 2018. CIBC cũng lạc quan về đồng đôla New Zealand và cho thấy vị thế thị trường đối với đồng tiền này đang ở trạng thái quá thấp.

Nguồn: Hoàng Nguyên/thoibaonganhang.vn

 

Tạo sự chênh lệch giá hấp dẫn giữa xăng E5 và các loại xăng khác

 

Tạo sự chênh lệch giá hấp dẫn giữa xăng E5 và các loại xăng khác

Xăng E5 đã được bán tại nhiều cửa hàng xăng dầu

Chính phủ đã có biện pháp triển khai quyết liệt để đưa xăng E5 RON 92 vào thực tiễn bằng cách ngừng kinh doanh xăng RON 92 từ ngày 1/1/2018. Đây là yếu tố quyết định để người dân tiến tới sử dụng xăng E5. Tuy nhiên, để thu hút người tiêu dùng, cần tạo ra mức chênh lệch hấp dẫn giữa xăng E5 và các loại xăng khác.
Nguồn cung bảo đảm
Ngày 1/1/2018 là mốc không thể rời đối với việc sản xuất, kinh doanh xăng E5 RON 92. Ông Phan Thế Ruệ - Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam - cho rằng, việc đưa xăng sinh học E5 RON 92 vào thay thế hoàn toàn xăng khoáng RON 92 là chủ trương đúng đắn của Chính phủ. Đây không những là xu hướng chung của các nước tiên tiến trên thế giới, mà còn phù hợp với tình hình thực tiễn tại Việt Nam, khi việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh đang là một trong những ưu tiên hàng đầu.
Theo ông Ruệ, để đưa xăng E5 vào cuộc sống, vấn đề quan trọng đầu tiên là đảm bảo đủ nguồn cung ethanol trong nước để phối trộn. Hiện nay, trong số các thương nhân đầu mối, có 5 thương nhân có hệ thống phối trộn xăng E5 đang hoạt động là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL), Công ty TNHH Một thành viên Dầu khí TP.Hồ Chí Minh (Saigon Petro), Tổng công ty Xăng dầu Quân đội và Công ty Cổ phần Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu. Việc 2 nhà máy nhiên liệu sinh học Bình Phước và Dung Quất được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tái khởi động vào cuối năm nay là một tín hiệu đáng mừng cho thấy các cơ quan quản lý đã chạy nước rút để đảm bảo cho sự thành công của Đề án phát triển nhiên liệu sinh học.
Chia sẻ rõ hơn về việc đảm bảo nguồn cung xăng E5, ông Vũ Kiên Chỉnh - Phó chủ tịch Hiệp hội Nhiên liệu sinh học Việt Nam - cho biết: Theo tính toán của Bộ Công Thương, từ ngày 1/1/2018 khi loại bỏ xăng RON 92 thay thế bằng xăng E5, cả nước sẽ cần khoảng 5,5 triệu tấn xăng E5 RON 92/năm; 275.000 m3 E100/năm. Hiện tại, có hai nhà máy đang hoạt động gồm Nhà máy cồn Đồng Nai, đạt 100% công suất, sản lượng 6.000 m3/tháng; Nhà máy cồn Quảng Nam đạt 90% công suất và nâng lên 100% công suất trong tháng 1/2018, sản lượng đạt 10.000 m3/tháng. Bên cạnh đó, Nhà máy cồn Bình Phước đang duy tu bảo dưỡng, dự kiến đến 15/1/2018 vận hành sản xuất; Nhà máy cồn Dung Quất, dự kiến đến tháng 3/2018 vận hành sản xuất.
Kích cầu tiêu thụ
Những lợi ích từ xăng sinh học đã rõ và hiện có hơn 50 nước đã sử dụng, song ông Nguyễn Mạnh Hùng - Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam - thừa nhận, xăng khoáng là nhiên liệu truyền thống, đã quen sử dụng, được kiểm nghiệm thực tế qua thời gian; xăng sinh học mới được đưa vào cho nên hiểu biết của người tiêu dùng còn hạn chế. Vì vậy, việc thay đổi thói quen là một thách thức, nhất là khi mức chênh lệch giá xăng E5 so với răng RON 92 chưa đủ khuyến khích người tiêu dùng. Người kinh doanh cũng còn băn khoăn do việc chuyển đổi mặt hàng phải đầu tư trang thiết bị nhưng đầu ra lại chưa được khẳng định.

 

 
Theo Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh, hiện các cửa hàng kinh doanh xăng sinh học E5 có doanh thu thấp hơn so với xăng khoáng RON 92 và RON 95. Do đó, cần nghiên cứu chính sách, cơ chế hỗ trợ, chính sách giảm thuế, miễn thuế tiêu thụ đặc biệt (hiện nay doanh nghiệp phải đóng 10% thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng khoáng và 8% thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng E5), chiết khấu hoa hồng, phí, môi trường… để giảm giá thành nguồn ethanol, giảm giá bán xăng sinh học E5 thấp hơn giá bán xăng khoáng RON 95 khoảng 1.000 - 2.000 đồng/lít, tạo được yếu tố hấp dẫn, khuyến khích người tiêu dùng sử dụng.
Đồng quan điểm, ông Lê Xuân Trình - Phó tổng giám đốc Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) - cho hay: Để chuẩn bị việc kinh doanh đại trà xăng E5 RON 92, PVOIL đã tiến hành rà soát, cân đối giữa nhu cầu dự kiến tiêu thụ xăng E5 RON 92 của toàn hệ thống năm 2018 và năng lực pha chế hiện hữu để đầu tư/nâng cấp, cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Tuy nhiên, để triển khai thành công lộ trình sử dụng nhiên liệu sinh học, các cơ quan quản lý nhà nước (Bộ Tài chính, Bộ Công Thương) cần xây dựng các chính sách hỗ trợ đối với sản xuất và kinh doanh xăng E5, E10 để tạo sự chênh lệch về giá bán lẻ xăng E5 thấp hơn xăng khoáng từ 1.000 - 1.500 đồng/lít nhằm khuyến khích người dân ưu tiên sử dụng xăng sinh học. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra và có các chế tài đủ mạnh đối với những đơn vị không thực hiện nghiêm theo quy định, tạo mặt bằng kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong việc triển khai thực hiện lộ trình của Chính phủ.
Hiện, tỷ lệ tiêu thụ xăng E5 trên thị trường mới chỉ đạt 9% trên tổng lượng tiêu thụ xăng khoáng. Vì vậy, bên cạnh việc tổ chức tốt công tác tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức, rất cần có cơ chế về giá để khuyến khích người tiêu dùng lựa chọn xăng sinh học.
Nguồn: Nguyễn Nga/Báo Công Thương điện tử

 

Thị trường xuất khẩu dầu thô 11 tháng đầu năm 2017

 

Thị trường xuất khẩu dầu thô 11 tháng đầu năm 2017

 11 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu nhóm hàng dầu thô của Việt Nam ra thị trường nước ngoài đạt 6,27 triệu tấn, thu về trên 2,6 tỷ USD, giảm nhẹ 1% về lượng nhưng tăng 21,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2016.

 Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục hải quan, tháng 11/2017 cả nước đã xuất khẩu 379.170 tấn dầu thô, thu về gần 179,58 triệu USD (giảm 18,8% về lượng và giảm 12,6% về kim ngạch so với tháng 10/2017). Giá dầu thô xuất khẩu trong tháng 11 đạt mức 473,62 USD/tấn, tăng 7,7% so với tháng trước đó và cũng tăng rất mạnh 27% so với giá cùng tháng năm ngoái.

Tính chung trong 11 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu nhóm hàng dầu thô của Việt Nam ra thị trường nước ngoài đạt 6,27 triệu tấn, thu về trên 2,6 tỷ USD, giảm nhẹ 1% về lượng nhưng tăng 21,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2016; Kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh do giá xuất khẩu dầu thô trung bình 11 tháng đầu năm nay tăng mạnh 22,8% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 415,2 USD/tấn. 

Xuất khẩu dầu thô sang thị trường Trung Quốc – thị trường tiêu thụ nhiều nhất dầu thô của Việt Nam, 11 tháng đầu năm nay sụt giảm mạnh 39% về lượng và giảm 22% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt gần 2,2 triệu tấn, trị giá 920,9 triệu USD (chiếm trên 35% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu dầu thô của cả nước). Tuy nhiên, giá dầu thô xuất sang Trung Quốc tăng mạnh 25,4% so với cùng kỳ, đạt mức 418,6 USD/tấn.

Xuất khẩu dầu thô sang Thái Lan 11 tháng đầu năm nay tăng rất mạnh, tăng 154% về lượng và tăng 212% về kim ngạch so với cùng kỳ; đưa Thái Lan vượt qua Nhật Bản, lên vị trí thứ 2 về tiêu thụ dầu thô của Việt Nam, với 926.598 tấn, trị giá 391,23 triệu USD. Giá dầu thô xuất sang Thái Lan cũng tăng mạnh 23% so với cùng kỳ, đạt mức 422,2 USD/tấn.

Nhật Bản – thị trường tiêu thụ dầu thô lớn thứ 3 của Việt Nam cũng đạt mức tăng khá mạnh 72,7% về lượng và tăng 109,4% về kim ngạch, đạt 778.542 tấn, tương đương 322,12 triệu USD; giá xuất sang Nhật Bản cũng tăng 21,3%, đạt 413,8 USD/tấn.

Bên cạnh đó, xuất khẩu dầu thô sang Singapore cũng tăng rất mạnh 385,6% về lượng và tăng 431% về kim ngạch; xuất sang Mỹ cũng tăng 46,8% về lượng và tăng 89,6% về kim ngạch.

Trong 11 tháng đầu năm nay, xuất khẩu dầu thô sang thị trường Hàn Quốc được giá cao nhất 430,4 USD/tấn, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm ngoái; xuất sang Australia cũng có giá tương đối cao 424,8 USD/tấn, tăng 28,4% và xuất sang Thái Lan 422,2 USD/tấn, tăng 22,9%. Còn xuất khẩu dầu thô sang Singapore mặc dù tăng rất mạnh nhưng giá thấp nhất thị trường, chỉ đạt 394,3 USD/tấn.  

Thị trường xuất khẩu dầu thô 11 tháng đầu năm 2017

Thị trường

11T/2017

 

+/- (%) 11/2017 so với cùng kỳ

Lượng(tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Trung Quốc

2.199.818

920.899.580

-40,5

-25,38

Thái Lan

926.598

391.230.995

153,94

212,1

Nhật Bản

778.542

322.120.050

72,67

109,41

Australia

518.628

220.316.915

4,09

33,6

Singapore

548.388

216.224.419

385,61

431,31

Malaysia

524.495

209.832.841

4,93

20,17

Hàn Quốc

235.853

101.519.218

5,85

23,06

Hoa Kỳ

221,593

90,792,052

46,83

89,63

 

Hỗ trợ trực tuyến

4390678
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
3620
3902
11645
2330825
90624
4390678

Your IP: 18.218.2.191
Server Time: 2024-11-26 15:31:57

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 96 guests and no members online