Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Nỗi lo ngành điện giảm đầu tư

 

Nỗi lo ngành điện giảm đầu tư

Từ năm 2016 trở lại đây, số tiền đầu tư xây dựng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đi theo chiều hướng giảm.
Ít nguồn điện mới
Trong kế hoạch năm 2018, phần đầu tư xây dựng được EVN đặt mục tiêu với 117.842 tỷ đồng. So với giá trị khối lượng đầu tư toàn EVN năm 2017 là 130.934 tỷ đồng, hay 134.858 tỷ đồng của năm 2016, không khó khăn để nhận ra sự giảm sút.
Năm 2018, EVN lên kế hoạch đưa thêm vào 760 MW nguồn điện mới từ hai dự án là Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 3 mở rộng (660 MW) và Thủy điện Sông Bung 2 (2x50 MW). Con số này rất khiêm tốn so với tổng công suất 2.135 MW được đưa vào trong năm 2017. Còn năm 2016, EVN đưa vào phát điện 2.305 MW.
Theo ông Đặng Hoàng An, Tổng giám đốc EVN, ngay cả năm 2019, các nguồn điện mới mà EVN đếm được để đưa vào vận hành mới cũng chỉ ở quanh mức 600 - 700 MW.
Cũng trong khoảng 2 năm trở lại đây, EVN đã trở nên “khiêm tốn” khi đầu tư các nguồn điện lớn. Trong năm 2016, chỉ có 1 dự án khởi công mới là Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 mở rộng (600 MW) hồi tháng 4/2016. Kế hoạch khởi công Dự án Nhiệt điện Quảng Trạch 1 (1.200 MW) được đặt ra vào tháng 12/2017 cũng đã bị lùi sang năm 2018 và hiện nay chưa có thời điểm chính xác.
Hiện tổng công suất nguồn của toàn hệ thống là 45.000 MW. Theo tính toán của các chuyên gia, để đảm bảo tăng trưởng điện ở mức 10%, mỗi năm cần có thêm 3.000 - 4.000 MW nguồn điện mới.
Tuy nhiên, trông chờ nguồn điện mới của các nhà đầu tư ngoài EVN hiện không thấy nhiều khả quan.
Đơn cử, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là nhà đầu tư nguồn điện lớn thứ 2 sau EVN, nhưng hàng loạt dự án như Nhiệt điện Long Phú 1 (1.200 MW), Nhiệt điện Sông Hậu 1 (1.200 MW), hay Nhiệt điện Thái Bình 2 (600 MW) dù đã lùi tiến độ hàng năm so với đăng ký ban đầu mà hiện chưa chốt được chính thức thời điểm phát điện.
Năm 2017, cũng có 3 dự án BOT của ngành điện nhận giấy chứng nhận đầu tư, đó là Dự án Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2, tổng vốn đầu tư 2,79 tỷ USD, quy mô 1.200 MW; Dự án Nhà máy Nhiệt điện BOT Vân Phong 1, tổng vốn đầu tư đăng ký 2,58 tỷ USD, với công suất 1.320 MW và Dự án Nhà máy Nhiệt điện BOT Nam Định 1, tổng vốn đầu tư 2,07 tỷ USD, với công suất thuần khoảng 1.109,4 MW.
Tuy nhiên, bao giờ 3 dự án BOT này bước vào khởi công xây dựng phần nhà máy chính thì chưa biết, bởi 2 trong số đó chưa ký được Hợp đồng BOT.
Vốn là bài toán khó
Đại diện một dự án BOT đang triển khai cho biết, dự án BOT điện làm theo Hợp đồng BOT, nên bao giờ Hợp đồng BOT được ký kết mới được coi là “hòm hòm”. Nhưng khi nhà đầu tư nộp 2% tiền đặt cọc, Hợp đồng BOT mới chính thức có hiệu lực. Kể từ thời điểm đó, nhà đầu tư có 1 năm để hoàn tất các thủ tục thu xếp tài chính cho dự án rồi mới tiến tới bước khởi công. Sau đó, cần khoảng 4-5 năm để hoàn tất xây dựng toàn bộ dự án.
“Đã có những dự án ký được Hợp đồng BOT nhưng vẫn không thể chuyển sang bước khởi công xây dựng nhà máy, bởi không thu xếp xong tài chính”, đại diện một nhà đầu tư BOT điện nói.
Các lãnh đạo EVN cũng cho hay, thu xếp vốn cho các dự án điện thuộc EVN gặp nhiều khó khăn do các chủ đầu tư bị vướng vấn đề bảo lãnh của Chính phủ để vay vốn nước ngoài do câu chuyện đảm bảo trần nợ công. “Hiện đã có các đơn vị của EVN tự vay mà không cần bảo lãnh, nhưng chỉ thực hiện được ở trong nước và chưa thể ra nước ngoài. Tuy nhiên, ngay cả vay các ngân hàng trong nước thì cũng gặp khó khăn, bởi các dự án nguồn điện có vốn đầu tư lớn nên bị vướng quy định tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng”, ông Đinh Quang Tri, Phó tổng giám đốc EVN nói.
 
Đã có dự án lưới điện ký hợp đồng cả năm nay nhưng không giải ngân được, bởi vướng những quy định về giới hạn cho vay. Để mở lối thoát cho việc tìm vốn đầu tư, EVN đã triển khai hàng loạt biện pháp và chuẩn bị mời các tổ chức đánh giá tín nhiệm quốc tế vào xếp hạng. “Chúng tôi kỳ vọng tháng 4/2018 sẽ phát hành được đánh giá tín nhiệm với EVN, sau đó EVN sẽ tính toán để phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế”, ông Tri cho biết.
Dẫu vậy, mức trị giá trái phiếu doanh nghiệp mà EVN dự kiến sẽ phát hành trong năm 2018 chỉ cỡ 500 triệu USD, cũng vẫn là nhỏ so với nhu cầu vốn đầu tư của bản thân EVN.

Nguồn: Thanh Hương/baodautu.vn

Mỹ có thể trở thành vị vua mới trên thị trường dầu thế giới trong 2018

 

Mỹ có thể trở thành vị vua mới trên thị trường dầu thế giới trong 2018

 Mỹ chuẩn bị đẩy mạnh sản lượng dầu thêm 10% trong năm 2018 lên mức 11 triệu thùng/ngày, dựa trên số liệu của công ty nghiên cứu Rystad Energy.
Trong một báo cáo gần đây, Rystad dự báo đà tăng của sản lượng dầu đá phiến có thể cho phép Mỹ vượt mặt cả Nga và Ả-rập Xê-út để trở thành quốc gia sản xuất dầu thô hàng đầu trên thế giới. Kể từ năm 1975, Mỹ chưa lần nào vượt mặt được Nga và Ả-rập Xê-út.
“Thị trường đã thay đổi hoàn toàn vì khả năng sản xuất dầu đá phiến của Mỹ”, Nadia Martin Wiggen, Phó Chủ tịch phụ trách thị trường của Rystad, cho hay.
Dự báo của Rystad cho thấy cách thức cuộc cách mạng fracking sẽ biến Mỹ trở thành một cường quốc năng lượng – một bước chuyển biến mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cam kết đẩy nhanh bằng cách nới lỏng quy định. Sự chuyển biến trong dài hạn này sẽ góp phần giúp Mỹ ít phụ thuộc hơn vào nguồn dầu nước ngoài, bao gồm cả nguồn dầu đến từ khu vực Trung Đông.

“Fracking” hay nói cách khác là dùng kỹ thuật thủy lực bẻ gãy, hoặc bơm nước áp lực cao trộn với cát và hóa chất để cắt phá đá phiến sét, qua đó giải phóng dầu và khí đốt bị kẹt lại trong lớp đất đá.

Sản lượng dầu Mỹ tụt dốc (nhưng không hoàn toàn sụp đổ) sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) – dẫn đầu là Ả-rập Xê-út – khởi xướng cuộc chiến giá dầu hồi cuối năm 2015 với mục đích giành lại lượng thị phần đã đánh mất vào tay các nhà sản xuất dầu đá phiến và các nhà sản xuất khác. Cuộc chiến trên đã dẫn tới tình trạng dư cung khổng lồ trên toàn cầu và khiến giá dầu tụt dốc từ mức 100 USD/thùng xuống mức đáy là 26 USD/thùng.
Giá dầu rẻ đã buộc các công ty dầu đá phiến ở Texas, Bắc Dakota và những nơi khác phải giảm bớt sản xuất. Sản lượng dầu nội địa chạm đáy ở mức 8.55 triệu thùng/ngày trong tháng 9/2016, giảm 11% so với mức đỉnh được thiết lập trong tháng 4/2015, dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy.
Tuy nhiên, ngành dầu ở Mỹ đã phục hồi đáng kể trong năm ngoái nhờ giá dầu ngày càng cao và việc áp dụng công nghệ mới làm giảm bớt chi phí khai thác dầu.
Gần đây, EIA dự báo rằng sản lượng dầu thô Mỹ sẽ nhảy vọt lên mức trung bình 10 triệu thùng/ngày trong năm 2018, vượt qua mức kỷ lục hàng năm trước đó là 9.6 triệu thùng/ngày – vốn được thiết lập trong năm 1970.
Rystad Energy thậm chí còn lạc quan hơn cả EIA về sản lượng dầu thô của Mỹ. Công ty này dự báo sản lượng dầu thô Mỹ có thể chạm mức 11 triệu thùng/ngày vào tháng 12/2018, vượt mặt cả Nga và Ả-rập Xê-út.
Trong khi đó, các chuyên gia khác lại tỏ ra nghi ngờ về điều này. Byron Wien – Phó Chủ tịch Blackstone – dự báo rằng sản lượng dầu đá phiến sẽ gây thất vọng trong năm 2018, qua đó nhấc bổng giá dầu thô vượt mức 80 USD/thùng.
Hôm thứ Tư, giá dầu thô đã vượt ngưỡng 61 USD/thùng lần đầu tiên trong 2 năm rưỡi. Đà nhảy vọt của giá dầu chủ yếu xuất phát từ hiện tượng nổ đường ống dẫn dầu ở Libya và các cuộc biểu tình ở Iran.
Nhìn một cách tổng thể hơn, động lực mang lại đà hồi phục cho giá dầu xuất phát từ nhu cầu cao và sự suy giảm của tình trạng dư cung toàn cầu. Đóng phần quan trọng trong nỗ lực xóa bỏ tình trạng dư cung toàn cầu là thỏa thuận cắt giảm sản lượng giữa OPEC và các nhà sản xuất bên ngoài – dẫn đầu là Nga. Cuối tháng 11/2017, OPEC và Nga đã nhất trí gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng cho tới cuối năm 2018. Cho tới nay, các đợt cắt giảm sản lượng đã góp phần ổn định giá dầu, nhưng lại tạo điều kiện để các nhà sản xuất dầu đá phiến đẩy mạnh sản lượng.
Trong khi đó, Tổng thống Trump đã cam kết rằng sẽ mở ra kỷ nguyên Mỹ thống trị về lĩnh vực năng lượng, một phần là nhờ giảm bớt nạn quan liêu về hoạt động khai thác dầu.
Tuần trước, Cục An toàn và Thực thi Môi trường (Bureau of Safety and Environmental Enforcement – BSEE) của Mỹ đã ước tính rằng việc giảm bớt quy định sẽ giảm bớt gánh nặng về thủ tục của ngành dầu ít nhất là 228 triệu USD trong vòng 10 năm tới.
Rystad Energy cho biết chính các lực lượng thị trường đã góp phần thúc đẩy đà tăng của sản lượng dầu thô ở Mỹ, chứ không phải là việc nới lỏng quy định.
 
Đề cập đến nỗ lực giảm bớt quy định của Donald Trump, bà Martin Wiggen cho hay: “Tôi không nghĩ việc này sẽ có tác động đáng kể đến sản lượng dầu ở Mỹ”.
Bà nói thêm, không cần phải lo ngại về khả năng Tổng thống Trump đột nhiên cấm fracking. Trong suốt chiến dịch tranh cử Tổng thống trong năm 2016, Bernie Sanders đã kêu gọi có một lệnh cấm quốc gia về hoạt động fracking.
Nhờ đà tăng về sản lượng dầu, Mỹ không còn phụ thộc vào nguồn dầu từ các khu vực đầy bất ổn như Venezuela hay Trung Đông.
Bà Martin Wiggen cho biết: “Việc Mỹ sản xuất nhiều dầu hơn là một tiến triển tuyệt vời về vấn đề an ninh”.
Kim ngạch nhập khẩu dầu của Mỹ giảm bớt 25% trong vòng 9 năm qua, dựa trên số liệu từ EIA. Đồng thời, kim ngạch xuất khẩu dầu của nước này bắt đầu tăng mạnh kể từ khi lệnh cấm về hoạt động vận chuyển dầu ra nước ngoài bị dỡ bỏ trong năm 2015. Lượng dầu xuất khẩu đã tăng hơn gấp 3 lần trong năm vừa qua và lên mức kỷ lục. Dẫu vậy, Mỹ vẫn nhập khẩu dầu nhiều hơn là xuất khẩu, nhưng khoảng cách đang dần thu hẹp.
Theo: Vũ Hạo/Vietstock
 

10 sự kiện nổi bật ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2017

 

10 sự kiện nổi bật ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2017

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì Hội nghị. Trong ảnh: Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Thanh Vũ - TTXVN

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà ký ban hành Quyết định số 3459/QĐ-BTNMT công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2017.
Sau đây là 10 sự kiện:
1. Hội nghị lần thứ nhất của Thủ tướng Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu được tổ chức thành công tại thành phố Cần Thơ từ ngày 26 - 27/9/2017.
Hội nghị đã thu hút sự tham gia của gần 1.000 đại biểu, bao gồm các nhà quản lý ở Trung ương và địa phương, các chuyên gia, nhà khoa học, đối tác quốc tế, đóng góp nhiều ý kiến có giá trị thực tiễn sâu sắc, đặc biệt là những kinh nghiệm của thế giới về phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, nhận diện đầy đủ các thách thức và xu thế biến đổi khí hậu của đồng bằng sông Cửu Long; từ đó xác định rõ tầm nhìn, đề xuất các giải pháp tổng thể, định hướng chiến lược để thực hiện chuyển đổi quy mô lớn mô hình phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới.
2. Chính phủ ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.
Đây là Nghị quyết đầu tiên của Chính phủ đề cập một cách toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp có tính đột phá, chiến lược nhằm thực hiện chuyển đổi quy mô lớn và xây dựng mô hình phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long, trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất của cả nước song cũng rất mẫn cảm với các điều kiện của tự nhiên, tác động của biến đổi khí hậu. Nghị quyết được xem như một mô hình mẫu để triển khai nhân rộng trên phạm vi cả nước.
3. Năm 2017 là năm kỷ lục về số cơn bão, thiên tai khốc liệt, cực đoan và dị thường tại nhiều nơi trên cả nước. Với 16 cơn bão, 04 áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, 15 đợt nắng nóng diện rộng với những trị số nắng nóng lịch sử 42 độ C ở miền Bắc và miền Trung; nhiều trận mưa lớn diện rộng, lũ lớn đạt mức lịch sử.
Năm 2017 cũng là năm ngành Tài nguyên và Môi trường đưa các công nghệ hiện đại vào sử dụng, vận hành, góp phần nâng cao chất lượng và tính chính xác của các bản tin dự báo khí tượng thủy văn.
4. Cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp. Năm 2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường là một trong những cơ quan hành chính cấp Trung ương đi đầu trong cải cách hành chính với việc vận hành hệ thống cung cấp nhiều dịch vụ công trực tuyến các cấp độ; kiến nghị bãi bỏ, sửa đổi gần 45% điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
Lần đầu tiên triển khai thí điểm liên thông giải quyết 11 thủ tục hành chính của 03 lĩnh vực môi trường, tài nguyên nước, biển và hải đảo, giúp doanh nghiệp và nhà đầu tư giảm thời gian và tiết kiệm đến 2/3 chi phí thực hiện thủ tục hành chính.
5. Triển khai kinh tế hóa trong lĩnh vực quản lý tài nguyên nước. Lần đầu tiên, Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt, nước dưới đất.
Việc triển khai kinh tế hóa với chủ trương cụ thể hóa quan điểm tài nguyên nước là tài sản của nhà nước, thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đã quy định cụ thể theo các mục đích khai thác nước; qua đó góp phần nâng cao ý thức sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay.
6. Nghị định số 01/2017/NĐ-CP của Chính phủ đã tháo gỡ được nhiều vướng mắc trong lĩnh vực đất đai, đơn giản hóa thủ tục hành chính và thúc đẩy thị trường bất động sản. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2017/NĐ-CP tháo gỡ nhiều vướng mắc về đất đai trong thực hiện các dự án đầu tư; bồi thường giải phóng mặt bằng; xử lý tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất tháo gỡ vướng mắc trong xử lý nợ xấu của ngân hàng; thúc đẩy thị trường bất động sản lành mạnh; đơn giản hóa thủ tục hành chính trong cấp giấy chứng nhận; hoàn thiện cơ chế để thực hiện phương thức góp quyền sử dụng đất trong thực hiện dự án đầu tư, chỉnh trang đô thị.
Đặc biệt đã bổ sung các quy định “cởi trói” cho nông nghiệp với quy định tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp được tiếp tục sử dụng đất mà không phải chuyển sang thuê đất để khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp; cho phép nông dân được linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa nếu việc chuyển đổi không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại.
7. Thay đổi phương án nhận chìm vật, chất ở biển Vĩnh Tân, tỉnh Bình Thuận; lùi thời điểm thi hành Khoản 5 Điều 6 của Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT. Trong năm 2017, trước sự quan tâm, lo lắng từ dư luận, ý kiến của các nhà khoa học, cơ quan báo chí và người dân, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với UBND tỉnh Bình Thuận báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án xử lý gần 1 triệu m3 vật chất từ hoạt động nạo vét của Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1.
Phương án nhận chìm ở biển được thay thế bằng phương án san lấp mặt bằng theo quy hoạch của Cảng tổng hợp Vĩnh Tân, đảm bảo hiệu quả kinh tế, tiến độ dự án, quyền lợi nhà đầu tư, bảo vệ tài nguyên môi trường biển, an ninh năng lượng quốc gia.
Bên cạnh đó, để tạo sự đồng thuận cao trong xã hội và mỗi người dân đều hiểu rõ quyền, lợi ích của việc ghi tên từng thành viên có chung quyền sử dụng đất trong hộ gia đình trên giấy chứng nhận; đồng thời để các địa phương có thêm thời gian chuẩn bị điều kiện triển khai thực hiện tốt hơn Thông tư số 33, Bộ Tài nguyên và Môi trường chính thức ngừng hiệu lực với Khoản 5 Điều 6 Thông tư này.
8. Hoàn thành kế hoạch đưa các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao vào hoạt động phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an toàn môi trường. Năm 2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp chặt chẽ với các địa phương có các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao như Công ty Formosa tại Hà Tĩnh, Nhà máy giấy Lee&Man tại Hậu Giang và một số cơ sở có tiềm ẩn nguy cơ cao về môi trường khác để giám sát chặt chẽ về công tác bảo vệ môi trường, đi vào vận hành phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
 
Năm 2017 cũng là năm đầu tiên Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường từ trung ương đến địa phương; góp phần giúp các nhà quản lý, người dân, doanh nghiệp tiếp cận nhanh, đầy đủ, chính xác các thông tin về những vấn đề môi trường bức xúc; tăng cường trao đổi thông tin giữa người dân, doanh nghiệp và cơ quan quản lý; nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi ứng xử đối với môi trường.
9. Vườn Quốc gia Bái Tử Long (Quảng Ninh) trở thành Vườn di sản thứ 38 của ASEAN và thứ 6 của Việt Nam. Đây là Vườn quốc gia hội tụ đầy đủ 6 tiêu chí về tính toàn vẹn sinh thái, tính đại diện, tính tự nhiên, tính pháp lý, tính bảo tồn cao cùng với kế hoạch quản lý, bảo tồn. Vườn quốc gia có tổng diện tích 15.783 ha, đó diện tích biển chiếm 9.658 ha, diện tích các đảo nổi chiếm 6.125 ha; có 2.212 loài động, thực vật, 75 loài trên cạn và 31 loài sinh vật biển được ghi nhận trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN).
10. Nhiều cá nhân được công nhận, vinh danh trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của Việt Nam và thế giới. Năm 2017 là năm mà tại Việt Nam, nhiều tên tuổi của các nhà khoa học được thế giới vinh danh trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Trong đó, Giáo sư Đặng Huy Huỳnh là người Việt Nam đầu tiên được vinh danh Anh hùng đa dạng sinh học của ASEAN; Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sinh được nhận giải thưởng Nhân tài đất Việt về đa dạng sinh học. Sự kiện này khẳng định và là sự công nhận của các tổ chức quốc tế đối với những nỗ lực bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam.
 Nguồn: Văn Hào/TTXVN

 

Triển vọng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Australia

 

Triển vọng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Australia

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 11 tháng năm 2017, kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và Úc đạt gần 5,9 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Úc đạt hơn 2,96 tỷ USD, tăng 13%, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Úc đạt hơn 2,92 tỷ USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2016.

 Trong số 33 nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Australia thì nhóm hàng điện thoại và linh kiện đứng đầu về kim ngạch với 582,49 triệu USD, chiếm 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại sang Australia, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2016; nhóm hàng máy vi tính và linh kiện đứng thứ 2 về kim ngạch, đạt 355,38 triệu USD, chiếm 12%, tăng 13%; tiếp đến nhóm hàng dầu thô 220,32 triệu USD, tăng 34%; giày dép 205,66 triệu USD, tăng 9%;

Trong 11 tháng đầu năm nay, hầu như các loại hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Australia đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó một số mặt hàng có mức tăng trưởng tốt như máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 283%; các sản phẩm từ sắt thép tăng 161%; phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 86%; đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận tăng 58%; sản phẩm hóa chất tăng 51%; sản phẩm mây, tre, cói và thảm tăng 39%.

Đối với nhóm hàng thủy sản đang rất có tiềm năng xuất sang Australia vì hàng năm Australia tiêu thụ khoảng 1 triệu tấn hải sản. Tuy nhiên, sản xuất trong nước của Australia mới chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu, phải nhập khẩu 70% từ nước ngoài, gồm các loại như cá hộp, phi lê cá, tôm, mực, bạch tuộc… Xu hướng nhập khẩu ngày càng tăng theo quy mô dân số và thị hiếu tiêu dùng hải sản.

Hiện nay, Việt Nam là nhà cung cấp thuỷ sản lớn thứ tư của Australia sau Thái Lan, New Zealand và Trung Quốc nhưng chỉ chiếm khoảng 11% thị phần. Riêng với mặt hàng tôm, Việt Nam là nguồn cung lớn nhất cho Australia với kim ngạch chiếm khoảng trên 35% thị phần.

Thương vụ Việt Nam tại Australia cũng khuyến cáo, Australia là thị trường xuất khẩu thủy sản tiềm năng của Việt Nam. Vấn đề hiện nay là các quy định nghiêm ngặt của Australia về vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn sinh học. Hàng thuỷ sản của Việt Nam vẫn còn vài trường hợp dư lượng kháng sinh và dư lượng thuốc diệt nấm bị phát hiện và điều này ảnh hưởng đến uy tín của hàng Việt Nam nếu không loại trừ triệt để.

Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Australia 11 tháng đầu năm 2017

ĐVT: USD 

Mặt hàng

11T/2016

11T/2017

% so sánh

Tổng kim ngạch XK

2.612.297.180

2.961.355.213

13

Điện thoại các loại và linh kiện

545.374.049

582.490.726

7

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

314.906.936

355.375.794

13

Dầu thô

164.904.566

220.316.915

34

Giày dép các loại

188.408.519

205.662.209

9

Hàng thủy sản

167.552.678

164.824.794

-2

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

137.361.898

158.018.005

15

Hàng dệt, may

153.876.160

154.691.132

1

Gỗ và sản phẩm gỗ

153.105.402

153.651.605

0

Hạt điều

111.548.888

121.759.276

9

Phương tiện vận tải và phụ tùng

50.151.037

93.239.651

86

Sản phẩm từ sắt thép

30.411.273

79.363.553

161

Sắt thép các loại

50.151.037

52.100.297

4

Sản phẩm từ chất dẻo

37.842.579

43.993.339

16

Túi xách, ví, vali, mũ, ô, dù

37.356.647

41.451.916

11

Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ

28.831.704

36.880.956

28

Kim loại thường khác và sản phẩm

58.823.514

36.788.231

-37

Giấy và các sản phẩm từ giấy

24.196.055

29.629.835

22

Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận

18.289.082

28.834.176

58

Cà phê

27.949.263

27.551.038

-1

Hàng rau quả

23.873.386

26.853.763

12

Sản phẩm hóa chất

12.928.232

19.461.254

51

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

13.733.565

16.005.109

17

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

13.376.818

13.542.689

1

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

15.086.395

12.942.407

-14

Clanhke và xi măng

14.947.498

12.431.102

-17

Hạt tiêu

18.135.685

12.272.847

-32

Sản phẩm gốm, sứ

10.241.825

11.703.937

14

Sản phẩm từ cao su

9.608.594

11.189.555

16

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

7.055.683

9.825.743

39

Gạo

5.741.599

5.607.652

-2

Chất dẻo nguyên liệu

4.495.829

4.458.639

-1

Dây điện và dây cáp điện

3.338.565

3.807.601

14

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

651.424

2.492.507

283

(Vinanet tính toán từ số liệu của TCHQ)

Trích nguồn: http:vinanet.vn

Đâu là khu vực "nóng" nhất trên thị trường bất động sản TP.HCM giai đoạn 2018-2020?

 

Đâu là khu vực "nóng" nhất trên thị trường bất động sản TP.HCM giai đoạn 2018-2020?

 Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM cho biết lâu nay, nhắc đến sự bứt phá về hạ tầng là nhắc nhiều đến khu Đông Sài Gòn. Tuy nhiên, từ năm 2018, khu vực phía Nam cũng sẽ được chú ý nhiều đến với hàng loạt chính sách mới về phát triển hạ tầng, chỉnh trang đô thị để trở thành một mạng lưới kết nối của các khu vực.
Báo cáo giải trình của Sở giao thông vận tải TP.HCM cũng cho biết các nút thắt hạ tầng giao thông tại khu Nam sẽ được tháo gỡ trong năm 2018-2019. Cụ thể cầu Thủ Thiêm 4 kết nối quận 4 và quận 2, cầu Kênh Tẻ 2, cầu vượt giao lộ Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ.... sẽ là những dự án buộc phải triển khai ngay.
Ngoài ra, còn có hàng loạt công trình trọng điểm với tổng vốn đầu tư gần 5 tỷ USD, kết nối khu Nam với trung tâm thành phố. Nổi bật như dự án tuyến metro số 4, kết nối quận 7, Nhà Bè với các quận trung tâm có kinh phí đầu tư dự kiến đến 97.000 tỷ đồng. Hệ thống hầm chui, cầu vượt tại ngã tư Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ có tổng vốn đầu tư 2.600 tỷ đồng, dự kiến sẽ khởi công vào tháng tháng 3/2018.
Đặc biệt nhất, UBND TP.HCM vừa có văn bản giao cho các đơn vị liên quan tiến hành kế hoạch đầu tư nâng cấp và mở rộng tuyến đường Nguyễn Tất Thành từ 14m lên 45m trong năm nay. Đây là con đường huyết mạch nhất tại khu trung tâm thành phố, nối trực tiếp quận 1 với khu đô thị Phú Mỹ Hưng. Song song đó, TP.HCM cũng có chủ tương di dời các cảng nội thành như cảng Nhà Rồng - Khánh Hội (quận 4), cảng rau quả TP.HCM (quận 7) để dành đất phát triển đô thị, đồng thời mở rộng một số tuyến đường xung quanh các cảng này nối thẳng trực tiếp đến một số quận, huyện thuộc khu Nam.
Còn theo CBRE Việt Nam, sau gần 5 năm, nguồn cung nhà ở các phân khúc của khu Nam Sài Gòn đã chính thức "vượt mặt" khu Đông và sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường trường trong thời gian tới. Cụ thể, trong năm 2017, thị trường địa ốc khu Nam đón nhận nguồn cung mới từ 52 dự án với quy mô hơn 27.000 căn hộ, nhà phố và biệt thự, chiếm 54% tổng lượng cung của toàn thị trường. Với kết quả này, lần đầu tiên sau 4 năm kể từ năm 2014, khu Nam chính thức vượt mặt khu Đông (16.342 căn hộ, nhà phố, biệt thự..) trở thành khu vực nóng nhất tại thị trường bất động sản TP HCM.
CBRE cho rằng thời gian 3 năm trở lại đây, đặc biệt nhất là giai đoạn cuối 2016 đến 2017, không chỉ giới đầu tư trong nước mà các tập đoàn BĐS đến từ nước ngoài cũng nhận ra tiềm năng khu Nam khá nhanh và đã kịp thời có những cái bắt tay với một số đối tác để phát triển nhiều dự án quy mô khá lớn. Mới đây Công ty BĐS Phý Mỹ Hưng mở bán dự án mới ở phân khúc cao cấp, với giá 70 triệu đồng/m2.
Gần đây nữa, Tập đoàn Sanyo Homes – một tên tuổi có 50 năm phát triển các dự án bất động sản nổi tiếng nhất tại Nhật Bản cũng đã bước chân vào khu Nam khi hợp tác cùng Tiến Phát tại dự án căn hộ Ascent Lakeside. Dự án này toạ lạc ở vị trí đắc địa với mặt tiền đường Nguyễn Văn Linh với quy mô 217 căn với cơ cấu sản phẩm đa dạng bao gồm apartment, garden house, penhouse, officetel… Giá trung bình 38 triệu đồng/m2 (chưa VAT). Dự án do Công ty HBC làm tổng thầu xây dựng và dự kiến sẽ đưa ra thị trường vào đầu 2018.
Ngoài ra, có thể kể đến một số dự án bung hàng khu Nam mới đây như: Công ty cổ phần Nhà Mơ chính thức công bố thông tin dự án Khu cao ốc ven sông Dream Home Riverside; DRH cũng vừa triển khai xây dựng dự án DRH Aurora tại quận 8. Hay Công ty BĐS Hưng Lộc Phát cho biết, ngay đầu năm 2018, đơn vị này sẽ chào bán ra thị trường dự án The Green Star (đường Phạm Hữu Lầu, Phú Mỹ Hưng, quận 7) với 100 căn biệt thự nhà phố và 1.000 căn hộ chung cư thương mại. Công ty Quốc Cường Gia Lai chuẩn bị giới thiệu ra thị trường dòng sản phẩm căn hộ cao cấp Lavida 1, 2 tại giao lộ Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (quận 7).
Tại quận 7, nguồn tin từ Tập đoàn Hưng Thịnh tiết lộ, doanh nghiệp này chuẩn bị mở bán một dự án mới với con số sản phẩm lớn lên tới khoảng 4.000 căn hộ cao cấp ngay tại khu vục đường Đào Trí. Ngoài ra, nhiều ông lớn khác đã đạt mục tiêu thâu tóm quỹ đất tại khu Nam thời gian qua như Kiến Á Group, Phú Long, VinaCapital, Hoàn Cầu, Đức Long Gia Lai… cũng đang triển khai hoặc đẩy nhanh dự án ra thị trường.
 
Theo quan sát, tại khu Nam nhiều nhà đầu tư nước ngoài trong năm qua đã tiến hành thâu tóm khá nhiều dự án có diện tích đất lớn và dự kiến sẽ tung dự án mới ra thị trường trong năm nay. Điển hình như thương vụ tập đoàn Sunny Land đã mua lại một phần dự án Khu dân cư Phước Kiển của QCG; một tập đoàn địa ốc đến từ Malaysia cũng đã mua lại dự án River City; các nhà đầu tư Nhật Bản không muốn chậm chân khi mua lại dự án The EverRich 3 của công ty BĐS Phát Đạt...
Đánh giá về triển vọng khu Nam trong những năm tới ông Châu cho biết, thị trường bất động sản khu Nam TP.HCM sẽ được tháo nút thắt hạ tầng trong năm 2018. Từ góc độ này chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM khẳng định thị trường bất động sản ở khu vực này sẽ tăng trưởng mạnh trong niên độ từ 2018 – 2020.
Nguồn: Gia Khang/Trí thức trẻ

Hỗ trợ trực tuyến

4390954
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
3896
3902
11921
2330825
90900
4390954

Your IP: 3.135.206.229
Server Time: 2024-11-26 17:18:44

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 33 guests and no members online