Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Nigeria cho biết sản lượng dầu mỏ vẫn dưới mức OPEC cho phép

 

Nigeria cho biết sản lượng dầu mỏ vẫn dưới mức OPEC cho phép

 Nigeria đang bơm chưa tới 1,8 triệu thùng dầu thô mỗi ngày, nghĩa là nước này đang hạn chế sản lượng theo thỏa thuận của OPEC.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC và các nhà sản xuất khác, gồm Nga đang cắt giảm sản lượng dầu thô cho đến hết tháng 3/2018, trong một nỗ lực hỗ trợ giá bằng cách cắt giảm dư thửa dầu thô trên thị trường thế giới.
Đầu tiên Nigeria được miễn trừ khỏi thỏa thuận cắt giảm sản lượng do sản lượng của họ bị hạn chế bởi bất ổn ở khu vực sản xuất dầu mỏ Delta. Nhưng với sự phục hồi sản lượng, các bộ trưởng OPEC hồi tháng 7 đã đồng ý Nigeria sẽ hạn chế sản lượng ở mức 1,8 triệu thùng/ngày.
Bộ trưởng Dầu mỏ Nigeria Emmanuel Ibe Kachikwu đã trả lời phỏng vấn của Reuters tại Vienna “trung bình khoảng 1,69 triệu thùng/ngày, và ngày càng tốt hơn”.
Được hỏi khi nào Nigeria sẵn sàng tham dự thỏa thuận hạn chế nguồn cung, bộ trưởng cho biết nước này đã sẵn sàng. Ông cho biết “chúng tôi thực sự tham gia”. “Thực sự là hạn chế chúng tôi đã đồng ý 1,8 triệu thùng/ngày và miễn là chúng tôi sản xuất dưới mức đó, chúng tôi đã sẵn sàng tham gia”.
 
Ông cho biết không có xuất khẩu dầu mỏ, tại Nigeria vẫn theo tình trạng bất khả kháng, nhưng những vấn đề cơ sở hạ tầng đang ngăn cản sản xuất vượt 1,8 triệu thùng/ngày.
Nguồn: VITIC/Reuters

Trung Quốc, Nga đồng ý mở rộng hợp tác năng lượng

 

Trung Quốc, Nga đồng ý mở rộng hợp tác năng lượng

 Phó thủ tướng Trung Quốc Zhang Gaoli và người đồng cấp Nga Arkady Dvorkovich đã đồng ý mở rộng hợp tác giữa hai nước.
Ông Zhang và ông Dvorkovich thực hiện các bình luận khi là đồng chủ tịch cuộc họp thường niên lần thứ 14 của Ủy ban Hợp tác Năng lượng Trung Quốc - Nga.
Ông Zhang cho biết hợp tác năng lượng giữa hai nước có sự phát triển ổn định, và Nga đã trở thành nhà xuất khẩu dầu thô lớn nhất, nhà xuất khẩu điện năng lớn nhất và nhà xuất khẩu than lớn thứ 5 sang Trung Quốc.
Ông cho biết cả hai bên đã cùng nhau xúc tiến các dự án, gồm dự án đường ống dẫn khí đốt tuyến phía đông và dự án khí tự nhiên hóa lỏng Yamal, và tiến hành hợp tác trong nhiều khu vực.
Ông Zhang cho biết “các kết quả tốt đẹp trong hợp tác năng lượng đã thúc đẩy mối quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện giữa Trung Quốc - Nga”.
Các cuộc gặp gỡ cấp cao thường xuyên và sự tin tưởng chính trị giữa hai nước, ông Dvorkovich cho biết Trung Quốc và Nga đã hỗ trợ lẫn nhau về lợi ích cốt lõi của họ.
Dvorkovich cho biết “Nga sẵn sàng làm việc với Trung Quốc để thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực năng lượng và các lĩnh vực khác để mang lại nhiều kết quả hơn trong thương mại và đầu tư song phương”.
 
Trong cuộc họp này, hai bên trao đổi quan điểm về khí đốt, dầu mỏ, điện năng, than và năng lượng mới.
Trung Quốc và Nga đã đồng ý thúc đẩy chương trình hợp tác chiến lược trong lĩnh vực năng lượng, tăng cường hợp tác về thiết bị năng lượng.
Nguồn: VITIC/Reuters

EVN- WB phát động chiến dịch năng lượng tái tạo

 

EVN- WB phát động chiến dịch năng lượng tái tạo

Chuyên gia WB và đoàn công tác khảo sát địa điểm lắp đặt trạm

 Ngày 20/9/2017, Ngân hàng Thế giới (WB) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phát động chiến dịch thúc đẩy triển khai năng lượng tái tạo với việc lắp đặt năm trạm đo năng lượng mặt trời trên toàn quốc.
Các trạm này sẽ thu thập dữ liệu chất lượng cao về bức xạ mặt trời và nâng cao tính chính xác của việc ước tính nguồn năng lượng mặt trời. Các dữ liệu này sẽ được công bố và cung cấp trực tuyến miễn phí, dự kiến sẽ khuyến khích và hỗ trợ các nhà đầu tư quan tâm đến việc xây dựng nhà máy điện mặt trời.
Chiến dịch đo năng lượng mặt trời là bước tiếp nối sau khi Ngân hàng Thế giới công bố các bản đồ năng lượng mới cập nhật cho Việt Nam cho thấy tiềm năng trung bình của tài nguyên năng lượng mặt trời ở độ phân giải 1km. Dữ liệu và bản đồ có thể được truy cập thông qua trang bản đồ năng lượng mặt trời toàn cầu. Sau hai năm đo lường, bản đồ năng lượng mặt trời của Việt Nam sẽ được kiểm chứng đầy đủ với chất lượng tốt đủ đáp ứng cho việc lập kế hoạch và thăm dò.
Ông Ousmane Dione, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết, chi phí sản xuất điện mặt trời đang giảm xuống trên khắp thế giới. Việt Nam đang có một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy một môi trường thuận lợi cho việc xây dựng nhanh và sản xuất điện sạch. Đồng thời khẳng định: "Ngân hàng Thế giới sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về điện năng của đất nước với các giải pháp tái tạo bền vững như phát triển thủy điện, tiết kiệm năng lượng hơn trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và tăng tính hiệu quả của lưới điện trong truyền tải và phân phối".
Sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới về đo đạc và lập bản đồ năng lượng mặt trời là một phần trong dự án do Chương trình Hỗ trợ Quản lý Năng lượng ESMAP hỗ trợ, dự án cũng đang tiến hành đánh giá và lập bản đồ tiềm năng sinh khối, thủy điện nhỏ và năng lượng gió. Trạm đo được công bố tại Sông Bình, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận là một phần trong gói hỗ trợ toàn diện năng lượng tái tạo của Ngân hàng Thế giới, bao gồm cả hỗ trợ tư vấn cho các dự án điện mặt trời lớn đang tìm kiếm nguồn tài trợ thương mại.
 
Nguồn; Đình Dũng/Báo Công Thương điện tử

LG đã tạo ra chiếc TV dán lên tường như thế nào?

 

LG đã tạo ra chiếc TV dán lên tường như thế nào?

LG là hãng đầu tiên biến những chiếc TV trong phim viễn tưởng sớm có mặt ở đời thực với dòng sản phẩm Signature OLED W.
Tại CES 2017 và hàng loạt các triển lãm nghe nhìn trong khu vực, LG tiếp tục bảo vệ ngôi vương của mình trong mảng TV bằng cách trình làng mẫu TV OLED siêu cấp có thể dán lên tường, độ mỏng chỉ 2,57 mm, bằng vài chiếc thẻ ATM chập lại.
 
LG Signature OLED W là chiếc TV mỏng nhất thế giới hiện nay. Ảnh: Trustedreviews .
Độ mỏng đáng kinh ngạc này được cho là kết quả của việc cạnh tranh với hai đối thủ sừng sỏ Samsung và Sony. Cả hai thương hiệu này trong vài năm qua luôn đưa ra những model siêu mỏng và nhạy bén trong việc tiếp cận thị trường. Điều đó thôi thúc LG phải tạo ra một chiếc TV mỏng nhất thế giới, dẫn đầu về công nghệ hiển thị.
LG Signature OLED W, với chữ “W” viết tắt cho chữ “wall” (bức tường), gồm hai phần: màn hình hiển thị siêu mỏng gắn trên tường và hệ thống loa soundbar Dolby Atmos chất lượng cao bên dưới. LG cũng gọi đây là thiết kế “Picture-on-wall” (bức tranh treo tường).
Điều đặc biệt ở chỗ, LG đã rất thông minh khi bố trí mọi cổng kết nối của chiếc Signature OLED W như HDMI, ngõ xuất… lên chiếc soundbar này, nhường lại diện tích quý giá cho phần màn hình để đạt được độ mỏng không tưởng.
 
Nhờ dùng tấm nền OLED, Signature OLED W không cần đèn chiếu nền, tiết kiệm được không gian để đạt được độ mỏng không tưởng. Ảnh: Cnet.
Điểm cần lưu ý về Dolby Atmos trên hệ thống âm thanh của Signature OLED W là nó chỉ hỗ trợ Dolby Digital+ chứ không phải Dolby True HD. Nói cách khác, chiếc loa này chỉ chơi hay với các nguồn phát trực tiếp hoặc qua cổng USB chứ không phải những nội dung từ đĩa HD Blu-ray. Theo LG, những khách hàng khó tính cũng có thể “bỏ qua” không sử dụng soundbar này nếu họ có sẵn những bộ loa Hi-end tốt hơn.
Riêng phần màn hình, Signature OLED W sử dụng tấm nền OLED, độ phân giải 4K. Technicolor dường như đã giúp đỡ LG trong vấn đề cân chỉnh màu sắc chuyên sâu để hiển thị tốt nhất có thể. Nhờ sử dụng công nghệ OLED, Signature OLED W đạt được màu đen tuyệt đối và hơn 1 tỷ màu sắc khác nhau. Nhờ có độ mỏng và màu sắc chuẩn, chiếc Signature OLED W cho người dùng cảm giác như nhìn ra cửa sổ chứ không phải đang xem TV.
 
Mọi cổng kết nối trên phần màn hình đã được dời xuống soundbar. Ảnh: Cnet.
Năm 2017, công nghệ OLED của LG đã được nâng lên một tầm mới, với độ sáng cao hơn 25% (lên đến 1.000 nits) và màu sắc tốt hơn (chiếm 99% dải màu DCI). Do đó, rất khó để những chiếc TV OLED mới của LG bị đánh bại bởi những chiếc TV LCD truyền thống, vốn bị cản trở về độ dày vì phải có thêm lớp đèn nền chiếu sáng.
Khác với những chiếc TV thông thường, Signature OLED W không có chân đế. Người dùng có thể đính nó lên tường thông qua một giá mỏng. Cảm giác gắn chiếc Signature OLED W lên tường tương tự như việc bạn dán một bức tranh cỡ lớn: đưa tay miết vào các góc cạnh để nó ép sát vào tường nhà. Độ dẻo của Signature OLED W không ảnh hưởng gì đến chất lượng hình ảnh.
 
 
Nhìn từ cạnh trên, chiếc TV tốt nhất của LG như một bức tranh dán tường. Ảnh: LG.
So với các model TV có HDR trên thị trường, Signature OLED W khiến người dùng không cần bận tâm về nguồn phát vì hỗ trợ HDR ở cả ba chuẩn phổ biến gồm HDR10, Dolby Vision và HLG (Hybrid Log Gamma). Do đó, tất cả những nội dung 4K HDR từ Netfix hay Amazon đều tương thích và được nâng cấp chất lượng với siêu phẩm TV này. LG Signature OLED W có 2 phiên bản 65 và 77 inch kèm giá bán lần lượt 300 và 650 triệu tại Việt Nam.
Nguồn: Zing.vn

Năm 2018, Việt Nam tự đáp ứng gần 80% nhu cầu xăng dầu nội địa

 

Năm 2018, Việt Nam tự đáp ứng gần 80% nhu cầu xăng dầu nội địa

 Từ chỗ là nước phụ thuộc hoàn toàn vào xăng dầu nhập khẩu, Việt Nam dần tự đáp ứng được phần lớn nhu cầu xăng dầu nội địa nhờ các nhà máy lọc dầu (NMLD) đã, đang và sắp đi vào hoạt động như Dung Quất, Nghi Sơn (hoạt động vào quý IV/2017).
Xăng dầu sản xuất trong nước dồi dào 
Theo tính toán, với sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, tổng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trên cả nước từ năm 2018-2022 trung bình đạt khoảng 6,5 triệu tấn xăng và 8,5 triệu tấn dầu DO.
Với nhu cầu tiêu thụ trên, hiện Việt Nam có NMLD Dung Quất đang hoạt động với công suất 6,5 triệu tấn dầu thô/năm. Dung Quất đưa ra thị trường một năm khoảng 2,746 triệu tấn xăng và 3,068 triệu tấn dầu DO. NMLD Dung Quất đang tiến hành dự án nâng cấp mở rộng để nâng công suất chế biến 8,5 triệu tấn dầu thô/năm, dự kiến dự án sẽ hoàn thành vào năm 2021.
Nguồn cung xăng dầu nội địa lớn thứ 2 là NMLD Nghi Sơn vận hành thương mại vào năm 2018. Với công suất thiết kế 10 triệu tấn dầu thô/năm, dự kiến NMLD Nghi Sơn cung cấp khoảng 2,3 triệu tấn xăng và gần 3,7 triệu tấn dầu DO. Ngoài ra, các nhà máy Condensate như PV Oil Phú Mỹ, Sài Gòn Petro, Nam Việt Oil, Đông Phương có công suất thiết kế khoảng 690.000 tấn xăng/năm.
Như vậy, năm 2018, dự kiến tổng nguồn cung xăng của 2 NMLD lớn nhất Việt Nam đạt khoảng 6 triệu tấn/năm và gần 7 triệu tấn dầu DO/năm. Sản lượng này tương ứng khoảng 92% xăng và 82% dầu DO nhu cầu tiêu thụ nội địa. Con số thiếu hụt trung bình 0,8 triệu tấn xăng và 1,8 triệu tấn dầu DO mỗi năm sẽ được nhập khẩu từ các nước trong khu vực như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Từ cơ sở những số liệu tính toán và phân tích đó, Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) - đơn vị quản lý vận hành NMLD Dung Quất đã và đang xây dựng chiến lược kinh doanh nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm.
Theo đó, BSR tập trung lập kế hoạch sản xuất theo khả năng vận hành thực tế của nhà máy và điều chỉnh linh hoạt theo thị trường, tối đa công suất các phân xưởng công nghệ, áp dụng các sáng kiến, cải tiến nhằm tối ưu hóa năng lượng, tiết giảm chi phí, giảm tồn kho và tập trung sản xuất ra nhiều sản phẩm hóa dầu, sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, BSR luôn chủ động mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng thị phần trong nước cũng như xây dựng phương án xuất khẩu sản phẩm sang nhiều nước lân cận trong khu vực như Lào, Campuchia, Indonesia…
Nhà phân phối và người tiêu dùng được lợi
Khi sử dụng xăng dầu sản xuất trong nước, cả đơn vị phân phối sản phẩm và người tiêu dùng đều được lợi. Sản phẩm xăng dầu trong nước của BSR đang cung cấp có nhiều lợi thế cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu. Cụ thể, sản phẩm trong nước không bị ảnh hưởng bởi chênh lệch ngoại tệ thanh toán (xăng dầu nhập khẩu phải thanh toán bằng USD); thời gian và hình thức nhận hàng linh hoạt, chi phí vận chuyển, thủ tục nhập hàng nhanh chóng, và đặc biệt là không phải nộp thuế nhập khẩu trước khi nhận hàng như hàng nhập khẩu…
“Nhằm thúc đẩy tiêu thụ, BSR đã lập kế hoạch bán hàng tại các kho công ty thuê phù hợp với nhu cầu thị trường, đặc biệt là khu vực phía Nam, cũng như linh hoạt với nhiều hình thức giao hàng và tăng vận chuyển đường bộ để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. BSR còn linh hoạt chính sách trong thanh toán chiết khấu thương mại và giãn thời hạn thanh toán; chính sách thưởng khách hàng và chăm sóc khách hàng chu đáo”, ông Trần Ngọc Nguyên, Tổng giám đốc BSR cho biết.
Hơn nữa, ngày từ 1/1/2017, Chính phủ đã bãi bỏ thu điều tiết đối với sản phẩm dầu, khí hóa lỏng, sản phẩm hóa dầu tiêu dùng trong nước. BSR được tự tính giá thành sản phẩm theo hướng thu hút các đầu mối tiêu thụ trong nước. Điều này đã giúp thị phần trong nước của BSR có điều kiện thuận lợi để tăng trưởng mạnh.
 
Ngoài ra, theo nghiên cứu của Việt Dầu khí Việt Nam thực hiện, các sản phẩm xăng dầu của BSR hiện nay đều có chất lượng tốt hơn mức tiêu chuẩn. Theo quy chuẩn Việt Nam, hàm lượng lưu huỳnh tối đa của xăng là 500 phần triệu nhưng xăng của BSR chỉ có hàm lượng từ 30-135 phần triệu. Tiêu chuẩn của Việt Nam cho phép tối đa 2,5% lượng benzen và aromat trong xăng, nhưng xăng của BSR chỉ có hàm lượng benzen 1,15-1,46%. Dòng sản phẩm dầu diesel ôtô của BSR cũng có lượng lưu huỳnh thấp, ít khí thải độc hại. Chất lượng cao của xăng Dung Quất còn thể hiện ở trị số octan (liên quan tới chất lượng cháy, độ bền và công suất của động cơ). Xăng Dung Quất đang sản xuất có trị số RON 92, nhưng kết quả kiểm tra thực tế, chỉ số này là 92,6 và 92,3 (chưa cần pha thêm bất kỳ loại phụ gia nào).
Nguồn: BSR/Báo Công Thương điện tử

Hỗ trợ trực tuyến

4389732
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
2674
3902
10699
2330825
89678
4389732

Your IP: 3.149.214.223
Server Time: 2024-11-26 09:33:41

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 73 guests and no members online