Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Công ty Chế biến khí Vũng Tàu về đích sớm 2017

 

Công ty Chế biến khí Vũng Tàu về đích sớm 2017

 Đến hết ngày 14/10/2017, Công ty Chế biến khí Vũng Tàu (KVT) - đơn vị trực thuộc Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch sản lượng được tổng công ty giao trong năm 2017.
Cụ thể:
Theo đó, sản lượng LPG đạt 232 nghìn tấn, tương đương 100,4% kế hoạch năm (về đích trước 79 ngày); ước đến 31/12/2017, sản lượng LPG sẽ đạt 285 nghìn tấn, tương đương 124% kế hoạch năm.
Sản lượng condensate Bạch Hổ đạt 58,1 nghìn tấn, tương đương 109,73% kế hoạch năm (về đích trước 102 ngày); Ước đến 31/12/2017, sản lượng condensate Bạch Hổ sẽ đạt 72 nghìn tấn, tương đương 136% kế hoạch năm.
Ngoài yếu tố thuận lợi do lượng khí ẩm Cửu Long về bờ tăng, đạt 117,71% so với kế hoạch thì thành quả đạt được có đóng góp rất lớn từ sự nỗ lực, tinh thần trách nhiệm với công việc của tập thể cán bộ công nhân viên KVT trong tất cả các khâu: hoạch định của ban giám đốc; triển khai thực hiện đồng bộ, kiểm soát tiến độ của các bộ phận trong công ty; và sự tận tâm của cán bộ công nhân viên làm việc trực tiếp trên các công trình khí.
Đánh giá, phân tích trước các khó khăn có thể ảnh hưởng đến kế hoạch sản lượng năm 2017 như: thành phần khí ẩm đầu vào ngày càng nhẹ do các nguồn khí nặng như Tê Giác Trắng, Bạch Hổ giảm sản lượng; tháp chưng cất C-05 hoạt động không hiệu quả khi vận hành với công suất cao; các thiết bị công nghệ ngày một cũ;… tập thể cán bộ công nhân viên KVT đã tìm tòi, thống nhất, triển khai các giải pháp quan trọng trong năm gồm:
Thứ nhất, duy trì tính sẵn sàng và độ tin cậy của hệ thống công nghệ chế biến khí ở mức cao. Kết quả giám sát đo lường tính đến thời điểm này thể hiện: Độ tin cậy của hệ thống chế biến khí tại GPP đạt 100%; Độ sẵn sàng của hệ thống chế biến khí tại GPP, cấp khí liên tục đạt 100%; Độ sẵn sàng của thiết bị có ảnh hưởng đến thu hồi sản phẩm lỏng đạt 99,948%.
Thứ hai, thực hiện các giải pháp tối ưu hóa vận hành, bảo dưỡng đã được đánh giá hiệu quả/thử nghiệm như: Đánh giá sớm và liên tục sự ảnh hưởng của thành phần khí từ các mỏ mới như Đại Hùng, Thiên Ưng,... để xây dựng các phương án, thông số vận hành tối ưu; Thử nghiệm và áp dụng giải pháp xử lý tình trạng ngập lỏng tại đỉnh tháp C-05; Xây dựng phương án rút ngắn thời gian bảo dưỡng các thiết bị quan trọng ảnh hưởng đến hiệu suất thu hồi sản phẩm lỏng.
Thứ ba, phối hợp với DVK và DAK xây dựng kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa trong thời gian dừng khí 2017 tại GPP và Tie-in dự án nâng cao hệ số thu hồi LPG đảm bảo an toàn, chất lượng và tiến độ để gia tăng thu hồi khí khô và các sản phảm lỏng.
Thứ tư, thực hiện các giải pháp đồng bộ như cải tiến hệ thống quản lý ATCLMT, điều chỉnh chức năng nhiệm vụ các bộ phận trong công ty (chuyển chức năng BDSC của các site GPP, KCTV về P.KTSX),… đã góp phần nâng cao chất lượng trong công tác vận hành, kiểm soát chất lượng BDSC thiết bị từ đó giảm được số sự cố kỹ thuật có ảnh hưởng đến hiệu suất thu hồi sản phẩm lỏng tại GPP (đến thời điểm hiện tại số sự cố kỹ thuật tại GPP là 3 sự cố, giảm 50% so với cùng kỳ năm 2016).

 

 
Các điểm nhấn quan trọng của KVT 10 tháng đầu năm 2017:
1. Kế hoạch sản lượng LPG về đích sớm 79 ngày; Ước đạt 285 nghìn tấn, tương đương 124% kế hoạch năm.
2. Kế hoạch sản lượng Condensate về đích sớm 102 ngày; Ước đạt 72 nghìn tấn, tương đương 136% kế hoạch năm.
3. Duy trì độ sẵn sàng và độ tin cậy của hệ thống chế biến khí tại GPP đạt 100%.
4. Số sự cố kỹ thuật có ảnh hưởng đến hiệu suất thu hồi sản phẩm lỏng giảm 50% so với cùng kỳ năm 2016.
5. Hoàn thành 100% các đầu việc bảo dưỡng sửa chữa trong dừng khí và các đầu việc Tie-in phục vụ dự án nâng cao hệ số thu hồi LPG.
Nguồn: Báo Công Thương điện tử

 

WTO phản ứng với lệnh “mua hàng Mỹ, thuê người Mỹ” của ông Trump

 

WTO phản ứng với lệnh “mua hàng Mỹ, thuê người Mỹ” của ông Trump

Israel, Trung Quốc, và một số nước đồng minh của Mỹ trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngày 18/10 đã bày tỏ quan ngại đối với lệnh hành pháp của chính quyền Tổng thống Donald Trump kêu gọi giới chức Mỹ “tối đa hóa” việc sử dụng các sản phẩm và nguyên vật liệu do nước này sản xuất trong các chương trình mua sắm của chính phủ.
10 quốc gia thành viên WTO này, trong đó có cả Liên minh châu Âu (EU), Canada và Nhật Bản, cũng kêu gọi Washington tôn trọng “Hiệp định mua sắm chính phủ” của WTO.
Hiệp định này ràng buộc Mỹ và 45 nước khác, phần lớn là các thành viên EU, tăng tính minh bạch và mở cửa các thị trường mua sắm chính phủ.
Một quan chức thương mại từ Geneva thân cận với vấn đề này cho hay trong phiên họp khép kín, EU cho rằng các chính sách “mua hàng Mỹ” nghiêm ngặt hơn có thể làm gia tăng chi phí và sự chậm trễ, mà không có lợi gì đối với việc tạo công ăn việc làm.
Lệnh hành pháp “mua hàng Mỹ, thuê người Mỹ” của chính quyền Trump được
Quan chức này cho biết Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross sẽ trình một báo cáo lên Tổng thống Trump trước ngày 24/11, trong đó đề nghị thi hành mạnh tay hơn Điều luật mua hàng Mỹ, và các quan chức của nước này sẽ xem xét các ý kiến nhận được.
Đại diện của phía Mỹ nói rằng lệnh hành pháp trên của Tổng thống Trump không nên được hiểu là sẽ làm suy yếu các quyền và nghĩa vụ hiện có theo các thỏa thuận quốc tế.
 

Nguồn: Vietnamplus.vn

Triển khai xăng E5 từ 1/1/2018: Điểm mốc của quyết tâm thực hiện

 

Triển khai xăng E5 từ 1/1/2018: Điểm mốc của quyết tâm thực hiện

Có thể nói nhiên liệu sinh học là một phát minh quan trọng của các nhà khoa học thế giới không chỉ giúp giải cứu nguy cơ thiếu hụt năng lượng do nguồn nhiên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt; giảm ô nhiễm môi trường mà còn mở ra cơ hội lớn cho nhiều ngành sản xuất, xuất khẩu, nhất là ngành nông nghiệp và tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người dân.
Trước những ích lợi này, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và trên cơ sở Quyết định số 177.2007/QĐ- TTg ngày 20/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025; ngày 22/11/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 53/2012/QĐ-TTg về việc ban hành lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống.
Ngay sau đó, các bộ, ngành, địa phương đã tích cực vào cuộc, cùng với đó các dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học lần lượt ra đời, các vùng quy hoạch trồng sắn được hình thành...
Tuy nhiên sau hơn 2 năm thực hiện lộ trình, dù đã có nhiều "mốc" nhưng đều lỗi hẹn. Trước tình thế này, Bộ Công Thương đã đề xuất và được Chính phủ đồng ý về việc thay thế hoàn toàn xăng A92 bằng xăng E5 từ ngày 1/1/2018 trên cả nước. Dẫu còn nhiều khó khăn nhưng Bộ Công Thương vẫn quyết tâm thực hiện, bởi lẽ đây là một chủ trương mang lại nhiều lợi ích to lớn cho nền kinh tế xã hội, môi trường. Mặt khác đó cũng là giải pháp góp phần "hồi sinh" các nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học, giảm bớt các dự án trong số 12 dự án kém hiệu quả của ngành theo chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ. Để chuẩn bị chu đáo cho thời điểm 1/1/2018, thời gian qua, Bộ Công Thương đã làm việc với Bộ Tài chính để đưa ra chính sách về thuế, phí… với xăng sinh học, mục đích là tạo ra chênh lệch giá hợp lý, đủ khuyến khích người tiêu dùng sử dụng xăng E5; tham gia đóng góp ý kiến với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong vấn đề quy hoạch vùng nguyên liệu, chuyển đổi giống sắn năng suất cao phục vụ phát triển sản xuất Ethanol; phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ thống nhất về quy chuẩn kỹ thuật đối với xăng E5.
Bên cạnh đó, Bộ cũng đã trực tiếp kiểm tra làm việc với các địa phương đẩy mạnh thông tin tuyên truyền tới người dân; chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất nhiên liệu, các đầu mối kinh doanh xăng dầu, doanh nghiệp, cửa hàng phân phối chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất và hạ tầng để bảo đảm nguồn cung xăng E5 ra thị trường. Bộ Công Thương cũng cho phép các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu nhập khẩu nhiên liệu sinh học E100 nhằm bảo đảm tính cạnh tranh của thị trường, bảo vệ lợi ích của khách hàng.
 
Nguồn:Đình Dũng/Báo Công Thương

Khai thác tiềm năng doanh nghiệp trong giai đoạn chuyển đổi năng lượng

 

Khai thác tiềm năng doanh nghiệp trong giai đoạn chuyển đổi năng lượng

Hầu hết các mỏ than của ASEAN đều nằm ở Indonesia và Việt Nam

 Mức sử dụng năng lượng bình quân đầu người của 10 nước ASEAN vẫn khá thấp, tương đương khoảng 0,61 mét tấn dầu cho một người, so với 1,1 mét tấn ở Trung Quốc, 4,67 ở Nhật Bản và 1,69 bình quân thế giới. Nhưng việc sử dụng năng lượng thương mại đã tăng đáng kể trong 25 năm qua.

Các nước Đông Nam Á đang phải đối mặt với một loạt các tình huống “tiến thoái lưỡng nan” về chuyển đổi năng lượng. Các nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng trong khu vực, mức độ độ thị hóa gia tăng và sự thịnh vượng ngày càng tăng của tầng lớp trung lưu đã tạo ra nhu cầu ngày càng lớn về dịch vụ năng lượng và điện. Khu vực ASEAN có 8% nguồn nhiên liệu hóa thạch của thế giới. Ví dụ: gần như tất cả các mỏ than của ASEAN đều nằm ở Indonesia (83%) và Việt Nam (10%). Khí đốt tự nhiên và dầu mỏ được tìm thấy ở Brunei, Indonesia, Malaysia và Việt Nam. Indonesia và Philippines có trữ lượng năng lượng địa nhiệt đáng kể, trở thành nước sản xuất năng lượng lớn thứ hai và thứ tư về nguồn địa nhiệt trên thế giới. Thủy điện khá phong phú ở Thái Lan, Indonesia và Việt Nam. Tất cả các nước ASEAN đều có lượng sinh khối là nguồn năng lượng phi thương mại phổ biến cho nấu ăn và năng lượng, nhất là ở khu vực nông thôn. Sự đa dạng các nguồn năng lượng sẵn có đã tạo ra các cơ hội hợp tác. Thách thức về phát triển, phân phối năng lượng, nghèo năng lượng của khu vực đang gặp phải những khó khăn liên quan đến cải thiện an ninh năng lượng và giảm phát thải các bon.

Các nước Đông Nam Á đối mặt với thách thức trong phát triển nguồn năng lượng và phân phối năng lượng từ các địa điểm xa xôi đến các trung tâm sản xuất, tiêu dùng ở thành thị nơi cần nhiều năng lượng nhất. Hơn nữa, địa lý kinh tế và năng lượng của các nước Đông Nam Á rất không đồng đều. Năm 2015, có ít nhất 134 triệu người dân trong khu vực, tương đương 22% dân số không được tiếp cận điện năng. Khu vực có hàng nghìn hòn đảo thấp, bao gồm phần lớn của Indonesia và Philipines là những nơi cực kỳ khó khăn về tiếp cận năng lượng. Kể từ khi Hiệp định Paris tháng 12/2015 và phê chuẩn các khoản đóng góp của các quốc gia vào tháng 11/2016, các nước trong khu vực hiện đang chú ý nhiều hơn cho các giải pháp chuyển đổi năng lượng các bon thấp.
Trong tình huống kinh doanh thông thường, cung cấp năng lượng của các nước ASEAN dự báo tăng đều đặn từ 619 triệu tấn dầu tương ứng năm 2013 lên 1.685 triệu tấn dầu vào năm 2040, tăng bình quân năm là 4,7%. Mức tăng trưởng dự kiến này cao hơn mức tăng được ghi nhận từ năm 1990 đến 2013, khi đạt bình quân năm 4,2%. Phát thải các bon trong giai đoạn dự báo được ước tính tăng 4% mỗi năm. Sự khác biệt giữa tổng sử dụng năng lượng trong kịch bản chính sách và tình huống kinh doanh thông thường thể hiện tiềm năng của phát triển năng lượng sạch và tiết kiệm năng lượng có thể đạt được thông qua thực hiện các chính sách tiên tiến để tăng hiệu quả sử dụng điện sản xuất và tiêu dùng, giao thông, khu dân cư và các ngành công nghiệp. Các chính sách này dự kiến sẽ góp phần làm giảm 13% nhu cầu năng lượng vào cuối năm 2030, do đó tránh phát thải các bon ít nhất là mức này.
Ước tính, các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng cung cấp năng lượng các bon thấp để đáp ứng các mục tiêu sẽ tăng đều đặn và đến năm 2030 sẽ cần khoảng 2.100 tỷ USD cho các nước ASEAN. Khoảng 46% yêu cầu này sẽ là ngành điện, sau đó khoảng 17% cho hiệu quả năng lượng. Mỗi khoản đầu tư đều có rủi ro riêng với các yếu tố khác nhau: thị trường, kỹ thuật, quy định ở các mức độ khác nhau. Từ quan điểm tài chính cơ sở hạ tàng, và quan ngại về đầu tư cho năng lượng các bon thấp: do các rào cản quản lý, thị trường và tài chính, dòng tiền trong suốt thời gian dự án không đủ để trả lại số tiền đầu tư theo thực tế và kiếm được nguồn lợi tức hợp lý. Các rào cản quy định bao gồm cả việc phân chia các chính sách năng lượng và chính sách về khí hậu và phát triển xã hội. Trợ cấp vẫn là rào cản thị trường có ảnh hưởng đến giá năng lượng và làm giảm sản xuất và tiêu thụ năng lượng các bon thấp. Sự biến động bất thường của tỷ giá hối đoái và tăng lãi suất là những rủi ro tài chính liên quan đến đầu tư mới.
Vậy vai trò của các nước ASEAN trong việc khai thác tiềm năng cho doanh nghiệp như thế nào?
Thứ nhất, đảm bảo một môi trường chính sách năng lượng, kinh tế và thân thiện môi trường, tạo tin cậy cho các nhà đầu tư trong dài hạn.
Thứ hai, cung cấp lộ trình phát triển cơ sở hạ tầng cho năng lượng các bon thấp ở cấp khu vực cũng như quốc gia, nâng cao sự tin tưởng của doanh nghiệp với các cam kết được thực hiện.
 
Thứ ba, giải quyết các thất bại của thị trường như sự tồn tại các khoản trợ cấp tràn lan và thiếu định giá các bon, sẽ dẫn tới gia tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho năng lượng các bon thấp.
Thứ tư, phát hành các sản phẩm tài chính sáng tạo như các phương tiện mục đích sử dụng và trái phiếu xanh, hỗ trợ phát triển các thị trường mới với các cơ chế chia sẻ rủi ro phù hợp.
Thứ năm, thúc đẩy sự minh bạch của thị trường, hệ thống xếp hạng tín dụng và dữ liệu về đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng bằng cách hỗ trợ đối thoại công –tư thường xuyên.
Các quỹ của khu vực công thường giữ một vai trò quan trọng trong kích thích đầu tư tư nhân trên quy mô cần thiết để phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng bền vững. Đầu tư trực tiếp vào các dự án năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng chỉ là một khía cạnh trong sự tham gia của chính phủ. Các hình thức khác như bảo lãnh tín dụng một phần cùng với các tổ chức tài chính quốc tế khác như Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á có thể đóng vai trò quan trọng hơn trong việc xúc tiến các khoản đầu tư của khu vực tư nhân để tạo thuận lợi cho tương lai của ASEAN.
Nguồn: Tuyết Minh/Báo Công Thương điện tử

Những công trình trọng điểm phục vụ APEC

 

Những công trình trọng điểm phục vụ APEC

 InterContinental Danang Sun Peninsula Resort, Vinpearl Đà Nẵng Resort & Villas, Vinmec Đà Nẵng, Trung tâm Hội nghị Ariyana là những cái tên tiêu biểu được “chọn mặt gửi vàng” trong số những công trình phục vụ Tuần lễ cấp cao (TLCC) APEC 2017 tại Đà Nẵng.
InterContinental Danang Sun Peninsula Resort - nơi diễn ra hội nghị quan trọng nhất
Những sự kiện quan trọng nhất của TLCC APEC 2017 tại Đà Nẵng sẽ diễn ra tại InterContinental Danang Sun Peninsula Resort - nơi ba năm liên tiếp (2014, 2015, 2016) được World Travel Awards (WTA) vinh danh là Khu nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất thế giới.
Ra đời từ ước mơ và quyết tâm hiện thực hóa một công trình chưa từng có trên quê hương của một người Việt xa quê, được thiết kế bởi kiến trúc sư lừng danh Bill Bensley, InterContinental Danang Sun Peninsula Resort hội tụ đầy đủ những tinh hoa văn hóa vật thể của Việt Nam với mái đình làng Việt, cổng Tam quan Huế, chùa Một Cột….
Khu nghỉ dưỡng với 200 phòng nghỉ và villa được chia thành bốn tầng: Thiên đường, Bầu trời, Mặt đất và Biển cả, men theo sườn núi, tựa lưng vào rừng già, và dẫn lối xuống bãi biển dài lãng mạn. Không bao giờ thiết kế đi ngược với tự nhiên, kiến trúc sư Bill Bensley khéo léo đặt vào trong sự nguyên sơ của bán đảo Sơn Trà những nét truyền thống của Việt Nam, lảy thêm những bức họa nghệ thuật, hoặc cách điệu nhân vật chính của hòn đảo là những chú voọc chà vá, khỉ… và đặt chúng khắp nơi.

 

InterContinental Danang Sun Peninsula Resort không chỉ là câu chuyện kể của Bill Bensley về những chuyến đi hơn 1 năm rong ruổi khắp các làng quê Việt Nam, mỗi du khách đến đây cũng đều để kể câu chuyện của họ. Những chính khách, tỷ phú khắp nơi trên thế giới đã đặt dấu ấn ở nơi này. Mỗi ngày, nhà hàng La Maison lại kể về những món ăn mà chỉ những thượng khách mới có cơ hội thưởng thức.
InterContinental Danang Sun Peninsula Resort là một ngoại lệ trong những ngoại lệ mà Bill Bensley tạo nên, đúng như mong ước của người đứng đầu Sun Group - tập đoàn sở hữu khu nghỉ dưỡng này. Trên hành trình của mình, khu nghỉ dưỡng vẫn đang tiếp tục viết lên vô số những ngoại lệ khác, làm nên những bất ngờ mới cho du lịch cao cấp của Việt Nam trong mắt du khách quốc tế.
Vingroup đóng góp nhiều công trình phục vụ TLCC APEC 2017
Với những sản phẩm đẳng cấp và chất lượng, Vinpearl Đà Nẵng Resort & Villas và Vinmec Đà Nẵng (thuộc Tập đoàn Vingroup) được lựa chọn là đơn vị chính tham gia phục vụ TLCC APEC 2017.
Tọa lạc tại vị trí đắc địa nhất của dải biển Non Nước (1 trong 6 bãi biển đẹp nhất hành tinh theo bình chọn của Tạp chí Forbes), có tầm nhìn hướng biển, lưng tựa vào dãy Ngũ Hành Sơn hùng vĩ, Vinpearl Đà Nẵng Resort & Villas được tin tưởng lựa chọn là điểm phục vụ lưu trú cho đoàn đại biểu của nước Nga với 200 phòng nghỉ và 39 biệt thự sang trọng, tiện nghi, tất cả các phòng đều hướng biển và hồ bơi. Bên cạnh đó, ngày 8/11, Vinpearl Đà Nẵng Resort & Villas sẽ tổ chức Hội nghị AMM - Tiệc chào mừng hơn 250 bộ trưởng, quan chức cấp cao các nước thành viên APEC.
 

 

 
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng cũng là một trong những cơ sở y tế trọng điểm phục vụ TLCC APEC. Được xây dựng trên diện tích hơn 37.000 m2 với quy mô 222 giường bệnh, hệ thống trang thiết bị y khoa hiện đại hàng đầu thế giới, đội ngũ nhân sự là các bác sĩ trình độ chuyên môn cao, dày dạn kinh nghiệm, sẵn sàng đáp ứng nhiệm vụ, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng đã chuẩn bị sẵn sàng mọi nguồn lực để thực hiện công tác cấp cứu, khám chữa bệnh phục vụ APEC 2017.
Ariyana - Trung tâm hội nghị lớn nhất cả nước phục vụ TLCC APEC
Trong buổi thị sát tại công trình ngày 7/10 mới đây, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP. Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ khẳng định: Ariyana là điểm nhấn quan trọng của TP. Đà Nẵng trong TLCC APEC, góp phần gợi mở những cánh cửa hợp tác với các nhà đầu tư, các tập đoàn lớn trong khu vực và quốc tế.
Được xây dựng trên 12.000 m2 diện tích mặt sàn, Trung tâm Hội nghị Ariyana - Ariyana Convention Centre (ACC) là một trong những trung tâm hội nghị lớn nhất cả nước với sức chứa hơn 2.500 người, và là trung tâm hội nghị duy nhất của Việt Nam nằm ở vị trí đắc địa, có tầm nhìn thoáng đạt ra biển Đông từ sảnh và các phòng họp, phía Nam biệt thự Furama Villas Đà Nẵng và khu nghỉ dưỡng Furama. ACC được đầu tư hướng tới trở thành nơi tổ chức các sự kiện hội họp, trưng bày và triển lãm tầm cỡ quốc tế. Trước mắt, đây sẽ là nơi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh doanh nhân APEC (APEC CEO Summit), với sự tham dự của lãnh đạo cấp cao 21 nền kinh tế thành viên ASEAN, cùng 16.000 quan chức, lãnh đạo doanh nghiệp và giới truyền thông quốc tế. Ngoài ra, đây cũng là nơi sẽ tổ chức Diễn đàn Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam (VBS) vào ngày 7/11 hay Diễn đàn Đầu tư Đà Nẵng 2017 vào ngày 14 - 15/10.
Về lâu dài, ACC được kỳ vọng sẽ trở thành điểm hẹn hấp dẫn cho chiến lược đổi mới chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn Đà Nẵng và khu vực miền Trung. Ngoài ra, đây sẽ là điểm nhấn khai thác hiệu quả mô hình du lịch MICE, thu hút sự quan tâm từ giới đầu tư, các doanh nhân khu vực vào miền Trung với sự tương hỗ là hệ thống các biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp bao quanh.
Nguồn: PV/Báo Công Thương điện tử

Hỗ trợ trực tuyến

4390187
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
3129
3902
11154
2330825
90133
4390187

Your IP: 18.225.195.4
Server Time: 2024-11-26 11:59:19

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 76 guests and no members online