Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Cơn bão Harvey làm tê liệt 20% sản lượng nhiên liệu của Mỹ

 

Cơn bão Harvey làm tê liệt 20% sản lượng nhiên liệu của Mỹ

 Ngập lụt từ cơn bão Harvey làm đóng cửa gần 20% công suất lọc dầu của Mỹ, gây lo lắng về tình trạng cung cấp xăng dầu khi cơn bão di chuyển chậm qua trung tâm của công nghiệp hóa dầu Mỹ.
Ít nhất công suất lọc dầu 3,6 triệu thùng/ngày bị đóng cửa tại Texas và Louisiana hay gần 20% tổng công suất của Mỹ, dựa theo báo cáo của công ty và ước tính của Reuters. Việc khởi động các nhà máy theo tình trạng tốt nhất có thể mất một tuần hay hơn nữa.
Do kết quả thiếu hụt nguồn cung, các đường ống chính mang xăng, diesel và nhiên liệu bay bắt đầu điều chỉnh phân phối hay đóng hoàn toàn các đường. Giá xăng kỳ hạn của Mỹ tăng 4% chốt phiên ở mức cao hơn hai năm.
Gulf Coast là trung tâm của gần một nửa công suất lọc dầu trong nước, với công suất tại Texas là 5,6 triệu thùng/ngày và 3,3 triệu thùng/ngày tại Louisiana.
Thêm nhiều nhà máy lọc dầu đóng cửa được dự kiến, do nhiều nơi ở Texas đã nhận được lượng mưa hơn 1,2 mét. Giá nhiên liệu được dự kiến tiếp tục tăng do nhiều nhà máy lọc dầu vẫn đóng cửa. Explorer Pipeline chạy từ Texas tới Chicago sẽ đóng cửa sớm hai đường ống vào ngày 30/8.
Sandy Fielden, giám đốc nghiên cứu dầu mỏ và sản phẩm tại Morningstar cho biết “việc đóng cửa này đang ảnh hưởng tới thị trường, với giá dầu giảm do nhu cầu suy giảm và giá xăng tăng phản ứng với nguồn cung giảm”.
Colonial Pipeline, huyết mạch chính vận chuyển xăng tới Bờ Đông, vẫn đang vận chuyển nhưng đối mặt với ngập lụt tại các điểm bắt nguồn ở Texas.
Đông bắc Mỹ đã phải đối mặt với nguồn cung giảm. Philadelphia Energy Solutions, nhà máy lọc dầu lớn nhất của khu vực này cho biết họ đã bán tất cả xăng sẵn có do nhu cầu tăng, trong khi nhà máy lọc dầu của Monroe Energy tăng cường hoạt động.
Các nhà phân tích tại Barclays cho biết “Harvey sẽ làm tăng giá sản phẩm trên toàn quốc, nhu cầu đang giảm đặc biệt trong tháng 9”.
Giá xăng bán lẻ cũng bắt đầu tăng, với giá trung bình mỗi gallon tăng 1 cent đêm qua lên 2,38 USD. Giá trung bình tại Texas tăng 2 cent lên 2,19 USD/gallon.
Motiva Enterprises bắt đầu đóng cửa nhà máy lọc dầu lớn nhất nước Port Arthur ở Texas công suất 603.00 thùng/ngày do ngập lụt trong nhà máy này.
 
Tập đoàn năng lượng Valero đóng cửa bộ phận chưng cất dầu thô lớn và bộ phận sản xuất xăng tại Port Arthur, Texas công suất 335.000 thùng/ngày.
Tập đoàn Dầu mỏ Marathon đang đóng cửa hai nhà máy tại Houston do ngập lụt. Nhà máy lọc dầu Galveston Bay công suất 459.000 thùng/ngày đang ngập. Exxon đã đóng cửa nhà máy lọc dầu Beaumont 362.300 thùng/ngày tại phía đông Texas do nước cao tại nhà máy này. Công ty này trước đó đã đóng cửa sản xuất tại nhà máy lọc dầu Baytown, Texas, nhà máy lọc dầu lớn thứ hai của quốc gia.
Nguồn: VITIC/Reuters

Kinh tế Mỹ có thể mất hàng chục tỷ USD vì siêu bão Harvey

 

Kinh tế Mỹ có thể mất hàng chục tỷ USD vì siêu bão Harvey

Cơn bão lịch sử Harvey mang theo những trận mưa xối xả không ngớt đổ xuống vùng bờ Vịnh Mexico thuộc bang Texas của Mỹ có thể khiến nền kinh tế lớn nhất thế giới thiệt hại hàng chục tỷ USD, theo trang CNN Money.

Thành phố Houston của Texas mấy ngày qua đã biến thành một biển nước do ngập lụt nghiêm trọng sau bão Harvey. Khi nước lũ rút xuống, mức độ thiệt hại mới có thể được đánh giá đầy đủ - từ những vật dụng hàng ngày sũng nước, cho tới những chiếc xe hơi bị ngập, và những ngôi nhà, cơ sở kinh doanh hư hại. Tuy nhiên, đến thời điểm này, đã có nhiều ước tính về thiệt hại mà bão Harvey có thể gây ra.

Theo công ty đánh giá rủi ro AIR Worldwide, tổng thiệt hại được bảo hiểm trong bão Harvey có thể vượt mức 2,3 tỷ USD. Tuy nhiên, công ty phân tích CoreLogic cho rằng, tổng thiệt hại mà cơn bão này gây ra có thể lên tới 40 tỷ USD.

Mức thiệt hại như vậy là đủ lớn để đưa Harvey trở thành một trong những cơn bão “tốn kém” nhất từng đổ bộ vào Mỹ, và nhiều người sẽ không được thanh toán bảo hiểm tới mức đủ để khắc phục hậu quả.

Một trong những lý do chính khiến việc đánh giá thiệt hại bão Harvey khó khăn hơn so với những cơn bão khác là đến thời điểm này, các chuyên gia vẫn chờ xem trận lụt mà cơn bão gây ra sẽ kéo dài đến bao giờ - theo ông Pete Dailey, Phó chủ tịch công ty đánh giá thiên tai RMS. Thời tiết ở Houston được dự báo sẽ còn tiếp tục mưa lớn đến cuối tuần.

“Đây là một tình huống rất đặc biệt xét đến lượng mưa quá lớn”, ông Dailey phát biểu.

Thông thường, những cơn gió mạnh thổi bay mái nhà và làm cây cối bật rễ là nguồn gây thiệt hại chính trong các trận bão biển. Tuy nhiên, trong trường hợp bão Harvey, thiệt hại do gió gây ra sẽ không lớn bằng những tổn thất mà trận lụt đi kèm mang lại, ông Dailey nhận xét.

Kinh tế Mỹ có thể mất hàng chục tỷ USD vì siêu bão Harvey 1
Top 5 cơn bão gây thiệt hại lớn nhất ở Mỹ từ năm 1980-2017. Đơn vị thiệt hại: tỷ USD - Nguồn: CNN.

Nước mưa gây ngập tại các khu vực đô thị sẽ làm nhà cửa, văn phòng và các tòa nhà khác hư hại nặng nề. Nước biển dâng càng gây thiệt hại lớn hơn bởi sự ăn mòn và phá hủy các thiết bị điện tử, dây dẫn và hạ tầng các tòa nhà.

Ông Chuck Watson thuộc công ty Enki Research nói rằng, thời tiết mưa lụt sau bão Harvey chắc chắn sẽ làm gia tăng mức độ thiệt hại mà cơn bão gây ra. Theo ông Watson, thông thường, một trận bão như Harvey không gây thiệt hại đến 5 tỷ USD, nhưng trận lụt theo sau có thể khiến mức độ thiệt hại tăng lên mức 30 tỷ USD.

Phân tích của RMS cho thấy khoảng 10% số giàn khoan, giếng dầu và các tài sản năng lượng khác trên Vịnh Mexico có thể bị ảnh hưởng bởi bão Harvey. Số tài sản này trị giá hơn 20 tỷ USD.

Một vấn đề khác là theo Watsn, chỉ có khoảng 1/3 thiệt hại mà bão Harvey gây ra thuộc diện được bảo hiểm.

Vào hôm thứ Hai, Liên đoàn Người tiêu dùng Mỹ ước tính rằng bão Harvey có thể dẫn tới 50.000 đơn xin thanh toán bảo hiểm cho thiệt hại do bão gây ra đối với các ngôi nhà, và tổng mức chi trả có thể đạt 2 tỷ USD. Trong khi đó, mức thanh toán bảo hiểm cho thiệt hại do lụt gây ra có thể là hơn 5 tỷ USD.

 Nguồn: Vneconomy.vn

 

Nhà máy lọc dầu Zawiya của Libya hoạt động nửa công suất do đóng cửa mỏ dầu Sharara

 

Nhà máy lọc dầu Zawiya của Libya hoạt động nửa công suất do đóng cửa mỏ dầu Sharara

 Nhà máy lọc dầu Zawiya của Libay công suất 120.000 thùng/ngày, nhà máy lớn nhất tại nước này, đang hoạt động nửa công suất do đóng cửa mỏ dầu Sharara.
Zawiya năm ở phía tây của thủ đô Tripoli, được cung cấp dầu thô từ mỏ Sharara nhưng mỏ này đóng cửa do một đường ống bị phong tỏa.
Nhà máy lọc dầu này đã trải qua một đợt đóng cửa bảo dưỡng trên một trong hai tháp chưng cất dầu thô 60.000 thùng/ngày kéo dài từ 10/8 đến 25/8.
Sharara, mỏ lớn nhất 280.000 thùng/ngày của nước thành viên OPEC này, đã đóng cửa khoảng 1 một do một lực lượng vũ trang chặn đường ống nối từ mỏ này tới kho cảng dầu mỏ Zawiya. Một tuyên bố bất khả kháng diễn ra đối với xuất khẩu dầu thô Sharara từ cảng này.
Mỏ El Feel 90.000 thùng/ngày của Libya cũng đóng cửa vào cuối tuần do một đường ống bị phong tỏa và Tập đoàn Dầu mỏ Quốc gia NOC đã tuyên bố bất khả kháng về xuất khẩu dầu loại Mellitah từ kho cảng Mellitah.
 
Việc đóng cửa mỏ Sharara cũng dẫn tới Agoco, công ty con của NOC đóng cửa mỏ dầu Hamada công suất 10.000 thùng/ngày.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

 

Chứng khoán thế giới "lao đao" vì vụ thử tên lửa của Triều Tiên

 

Chứng khoán thế giới "lao đao" vì vụ thử tên lửa của Triều Tiên

 Một lần nữa Triều Tiên lại khiến căng thẳng chính trị leo thang với vụ thử tên lửa mới nhất và thị trường chứng khoán khắp thế giới đều đang bị ảnh hưởng.
Đây là bằng chứng cho thấy thị trường nhạy cảm đến mức nào với những sự kiện chính trị đột ngột và không ngờ tới. Mặc dù chứng khoán đã không còn bị ảnh hưởng bởi những tin 'sốc' theo hiệu ứng tổng thống Mỹ Donald Trump, tiến triển mới nhất trên bán đảo Triều Tiên nhắc nhở thế giới về rủi ro luôn hiện hữu của những xung đột chính trị.

 
Dưới đây là tổng hợp những thiệt hại trong thị trường chứng khoán do quyết định bắn tên lửa qua Nhật Bản của Bình Nhưỡng.
Châu Á 
Chỉ số Topix của Nhật Bản giảm xuống mức thấp nhất 0,7% và đóng cửa giảm 0,2%.
Chỉ số kospi của Hàn Quốc lao dốc xuống mức thấp nhất là 1,6% trước khi hồi phục và đóng cửa giảm 0,2%.
Chỉ số S&P/ASX 200 của Sydney, Úc giảm 0,7%.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 0,4%.
Chỉ số Thượng Hải Composite dao động suốt phiên trước khi đóng cửa nhích lên so với đầu phiên.
Châu Âu 
Chỉ số châu Âu Stoxx 600 giảm 1,3% xuống mức thấp nhất trong gần 7 tháng.
Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 1,1%, trên đà tiến tới mức giảm lớn nhất trong gần 3 tuần.
Chỉ số Dax của Đức giảm 1,7% xuống mức thấp nhất trong hơn 5 tháng.
 Mỹ 
Chỉ số chuẩn S&P 500 đang trên đà mở cửa giảm 0,5%, theo hợp đồng tương lai.
Chỉ số công nghệ Nasdaq 100 có dấu hiệu mở cửa giảm 0,7%.
Hợp đồng tương lai Dow giao dịch thấp hơn 0,4%.

Nguồn: Trang Hồ/ndh.vn, Theo Business Inside

Nhật Bản mua tới 50.500 tấn LPG để dự trữ quốc gia

 

Nhật Bản mua tới 50.500 tấn LPG để dự trữ quốc gia

 Tập đoàn Dầu mỏ, Khí đốt và Kim loại Nhật Bản JOGMEC đã phát hành một cuộc đấu thầu để mua 50.000 tới 50.500 tấn LPG để dự trữ quốc gia.
Cuộc đấu thầu này là phù hợp với mong đợi. Reuters đã báo cáo trong tháng 5 rằng Nhật Bản có khả năng tổ chức một cuộc đấu thầu trong mùa thu để mua tới 100.000 tấn LPG cho dự trữ quốc gia.
Một tài liệu đấu thầu cho thấy JOGMEC đang tìm kiếm propan cho một cơ sở lưu trữ tại Kurashiki ở phía tây của nước này giao hàng vào ngày 15/10. Cuộc đấu thầu này sẽ được tổ chức vào 30/8.
Nhật Bản đang hướng tới mục tiêu xây dựng dự trữ LPG của chính phủ lên tới trị giá 50 ngày nhập khẩu của quốc gia để giảm ảnh hưởng từ sự gián đoạn nguồn cung tại Trung Đông, nơi mà họ phụ thuộc hầu hết vào các nguồn cung cấp nhiên liệu này, thường được sử dụng trong lò sưởi hoặc đun bếp.
Nhật Bản có tổng cộng 1,35 triệu tấn LPG hay trị giá 49,5 ngày nhập khẩu của quốc gia trong kho lưu trữ vào tháng 6 với tổng công suất 1,5 triệu tấn.
 
Nguồn: VITIC/Reuters

Hỗ trợ trực tuyến

4389237
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
2179
3902
10204
2330825
89183
4389237

Your IP: 3.142.212.153
Server Time: 2024-11-26 07:44:37

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 69 guests and no members online