Ông Ghadhban cũng cho biết Bộ Dầu mỏ dự định tăng công suất sản xuất và hỗ trợ các công ty nước ngoài bằng cách giúp họ vượt qua bất cứ rào cản quan liêu nào.
Hồi tháng 6/2018 OPEC đã đồng ý bơm thêm dầu sau áp lực từ Tổng thống Mỹ Donald Trump để hạn chế giá đang tăng và bù cho bất kỳ sự thiếu hụt nào trong xuất khẩu của Iran. Giá dầu đã đạt mức cao nhất trong 4 năm tại 86,74 USD/thùng vào ngày 3/10/2018, nhưng kể từ đó đã giảm xuống 76 USD/thùng do lo ngại về nguồn cung thắt chặt đã dịu đi.
Iraq dựa vào nguồn tài nguyên dầu khổng lồ là nguồn thu nhập quan trọng nhất, đang tìm cách tăng công suất sản xuất dầu lên 7 triệu thùng/ngày vào năm 2022 từ 5 triệu thùng/ngày hiện nay. Iraq hiện nay bơm khoảng 4,6 triệu thùng/ngày, chỉ sau Saudi Arabia trong OPEC.
Nước này đang cố gắng phục hồi sau nhiều năm bạo động gồm một cuộc chiến với quân IS đã làm hỏng cơ sở hạ tầng và đang tìm cách giảm tham nhũng và quản lý sự cạnh tranh với chính quyền người Kurd điều hành các khu vực giầu dầu mỏ ở miền bắc.
Ghadhban đã trả lời các phóng viên sau các cuộc đàm phán chính thức về danh mục đầu tư dầu từ Jabar al-Luaibi rằng “chúng tôi sẽ thực hiện tốt nhất để ổn định thị trường”. Trả lời câu hỏi về cuộc họp sắp tới của OPEC trong tháng 12/2018 ông nói “giá dầu hiện này là công bằng”. “Giá không quá cao, không phải 100 USD/thùng và không phải 30 USD”.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế ước tính sản lượng tối đa mà Iraq có thể sản xuất bền vững là 4,8 triệu thùng/ngày, để lại một ít công suất để có thể tăng sản lượng đáng kể trong ngắn hạn. Dầu thô của họ chủ yếu được xuất khẩu sang châu Á.
Ghadhban, được đề cử bởi Thủ tướng Adel Abdul Mahdi và đã được xác nhận là Bộ trưởng trong cuộc bỏ phiếu quốc hội tuần trước, cho biết ông sẽ xem xét cải tổ Bộ Dầu khí, gồm cả việc loại bỏ chủ nghĩa khủng bố.
Ghadhban cho biết ông sẽ tìm cách phát triển các nhà máy lọc dầu bằng cách tăng công suất sản xuất của họ và giảm khí đốt. Iraq tiếp tục đốt một số khí chiết xuất cùng với dầu tại các mỏ của họ vì thiếu các cơ sở để xử lý thành nhiên liệu. Iraq cho biết họ hy vọng sẽ không đốt khí đồng hành này vào năm 2021.
Thách thức hiện nay của Ghadhban và chính phủ mới của Iraq sẽ gồm cách đối phó với các lệnh trừng phạt của Mỹ chống lại nước láng giềng Iran.
Ghadhban cho biết Iraq sẽ ưu tiên lợi ích quốc gia của mình và xem xét lại xuất khẩu dầu hiện nay sang Iran, ước tính chưa tới 30.000 thùng/ngày.
Về chủ đề khôi phục xuất khẩu dầu qua khu vực bán tự trị người Kurd ở miền bắc Iraq. Ông cho biết “chúng tôi không có bất cứ vấn đề nào trước đó với khu vực này ... chúng tôi sẽ làm việc để vượt qua tất cả các trở ngại”.
 
Xuất khẩu từ các mỏ dầu của Kirkuk bị dừng lại sau một cuộc tấn công quân sự của Iraq để lấy lại vùng lãnh thổ bị tranh chấp đã thuộc quyền kiểm soát của người Kurd trong năm 2014 sau cuộc trưng cầu dân ý thất bại.
Phần lớn dầu của Iraq được xuất khẩu qua các kho cảng miền nam, chiếm hơn 95% doanh thu của nước này.
Xuất khẩu dầu của miền nam Iraq đạt trung bình 3,488 triệu thùng/ngày trong tháng 10/2018, theo hai giám đốc điều hành dầu mỏ. Xuất khẩu giảm từ trung bình 3,56 triệu thùng/ngày trong tháng 9/2018, do thời tiết xấu khiến xuất khẩu chậm lại trong một số ngày.
Trích nguồn: VITIC/Reuters