Gần đây Saudi Arabia báo hiệu rằng họ sẽ giảm sản lượng xuống chỉ 9,8 triệu thùng/ngày hay nhiều hơn 0,5 triệu thùng/ngày so với yêu cầu theo thỏa thuận của OPEC+. Điều đó sẽ khiến sản lượng của Saudi Arabia giảm xuống gần mức thấp nhất 4 năm, một dấu hiệu rằng Riyadh đang tích cực cố gắng tăng giá dầu.
Điều đó có ý nghĩa, đặc biệt khi Nga không thực sự mang lại tầm quan trọng của họ. Nga cắt giảm sản lượng 42.000 thùng/ngày trong tháng 1/2019, theo Bloomber, chỉ khoảng 1/6 của mức giảm sản lượng 230.000 thùng/ngày theo thỏa OPEC+.
Nhưng Saudi Arabia cắt giảm sản lượng nhiều hơn bù đắp cho đối tác tụt hậu. Trong khi đó, việc mất điện tại Venezuela có thể liên tục trong tuần tới. Khủng hoảng đang diễn ra nhanh chóng và khối lượng dầu chính xác bị loại ra thị trường sẽ khó đánh giá, nhưng khoản thiếu hụt sẽ tăng.
Iran cũng có thể bổ sung thêm cho sự tồi tệ trong nguồn cung. Phó tổng thống Mỹ Mike Pence đã được đón tiếp lạnh nhạt tại Hội nghị An ninh Munich trong những ngày gần đây, do Châu Âu không muốn hợp tác với chiến dịch “áp lực tối đa” của Washington.
Tuy nhiên, chính sách đối ngoại của Mỹ đã phát triển mạnh mẽ hơn nhiều trong năm kể từ khi Mike Pompeo trở thành Ngoại Trưởng và John Bolton trở thành cố vấn An ninh Quốc gia. Mỹ vẫn hy vọng đưa xuất khẩu dầu của Iran về 0, mặc dù điều đó có thể chứng minh khó khăn khi thị trường dầu đang thắt chặt. Hơn nữa gần đây, tình trạng mất điện bất ngờ tại một mỏ dầu ngoài khơi Saudi Arabia cũng bổ sung vào tình trạng thiếu hụt nguồn cung.
Trong khi đó, Tổng thống Trump dường như đang làm ấm lên thỏa thuận thương mại với Trung Quốc. Cuối tuần qua ông viết “tiến độ lớn đã được thực hiện trên nhiều mặt trận khác nhau” trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc. Thời hạn chót ngày 1/3/2019 đang đến nhanh, nhưng tỷ lệ tăng thuế quan lớn dường như suy yếu dần.
Tất cả điều đó thúc đẩy tâm lý tăng giá trong dầu thô. Các quỹ phòng hộ chủ chốt và các nhà quản lý tiền tệ khác tăng đặt cược dầu tăng giá ở tốc độ nhanh nhất trong gần 6 tháng.
Tất nhiên, sự tăng giá tiếp là không chắc chắn. Ngân hàng Commerzbank cho biết “chúng tôi xem sự tăng giá hiện nay là quá mức và thấy tiềm năng điều chỉnh ngày càng tăng. Thực tế sản lượng dầu tại Mỹ đang tăng đáng kể mạnh hơn nhiều ó với dự đoán trước đây hiện đang hoàn toàn bị lờ đi”. EIA hiện nay điều chỉnh tăng dự báo sản lượng năm 2019 thêm 300.000 thùng/ngày, ước tính sản lượng 12,4 triệu thùng/ngày trong năm nay.
Nguy cơ giá dầu giảm lớn nhất có thể là sự kết hợp của suy giảm kinh tế toàn cầu, nhu cầu yếu hơn, và sản lượng của Mỹ ngày càng tăng.
Nhưng cũng có nguy cơ rằng Saudi Arabia trở nên chán ngấy với việc Nga không tuân thủ hiệp ước, đặc biệt nếu việc cắt giảm đơn phương chỉ đáp ứng với sản lượng dầu đá phiến của Mỹ đang tăng mạnh. Saudi Arabia sẽ không muốn mãi phải gánh vác việc cân bằng thị trường dầu. Riyadh đang điều hành thâm hụt ngân sách khá lớn và đang chuyển sang thị trường trái phiếu để lấp chỗ trống. Nếu việc cắt giảm sản lượng không khiến giá dầu tăng, tổn thất sẽ lớn hơn. JPMorgan Chase viết “do đó Saudi Arabia sẽ không tiếp tục hạn chế nếu họ không thành công trong việc hỗ trợ giá, hoặc vì mức tuân thủ kém của các thành viên OPEC+ khác hay nếu sản lượng của Mỹ tăng đủ để phá hủy những nỗ lực trong quyết định tháng 12 năm ngoái”.
 
Hiện nay, Riyadh sẽ muốn để chiến lược này vận hành theo hướng của họ. Giá tăng mạnh từ đầu năm tới nay, đưa ra một số bằng chứng rằng việc cắt giảm đang hoạt động. Hạn chế nguồn cung đã bắt đầu kéo giảm dư thừa. Trong khi đó, chính sách ngoại giao tích cực của Mỹ cũng góp phần thắt chặt thị trường dầu mỏ.
Trích nguồn: VITIC/oilprice