Xin gửi tới Quý Khách hàng lời chào trân trọng !
Công ty cổ phần Dầu khí Trung Đông Á thành lập ngày 23 tháng 10 năm 2006, Ngành nghề kinh doanh chính: dầu nhờn, mỡ bôi trơn, dầu đốt và các loại phụ gia của dầu. Cung ứng tàu biển, kinh doanh hoá chất các loại(trừ mặt hàng Nhà nước cấm), vật tư, máy móc, thiết bị, phụ tùng, lốp ô tô. Dịch vụ vệ sinh công nghiệp...
Trên thực tế, số lượng ví điện tử được cấp phép hoạt động hiện nay là khá lớn. Theo NHNN, 31 doanh nghiệp đã được cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gia thanh toán và thị trường Việt Nam hiện có 27 ví điện tử được cấp phép. Tuy nhiên, phần lớn các ví điện tử hoạt động mờ nhạt bởi 5 "ông lớn" đã nắm giữ tới 90% thị phần. Không có thống kê chính thức nào, song nhiều ý kiến cho rằng những "ông lớn" hiện nay bao gồm Momo, Zalo Pay, Air Pay, Viettel Pay, GrabPay by Moca,...
Trong đó, nhiều "ông lớn" mới chỉ được thành lập và hoạt động một vài năm trở lại đây. Khả năng chiếm lĩnh thị phần của các ví điện tử gần như không phụ thuộc vào việc ra đời sớm hay muộn mà dựa trên độ "chịu chi". Các ví điện tử hiện nay cũng có lợi nhuận rất thấp và đa phần chịu lỗ.
Chẳng hạn, Zion (đơn vị thành viên của VNG )– công ty sở hữu Zalo Pay- báo lỗ lũy kế hơn 133 tỷ đồng sau 2 năm ra mắt ví điện tử. Momo, ví điện tử đang đứng đầu về số lượng người dùng tại Việt Nam, lỗ lũy kế hơn 1.000 tỷ đồng đến cuối năm 2018.
Mặc dù lỗ, các ví điện tử hàng đầu vẫn đang thu hút đầu tư. Những thương vụ rót vốn lớn trong vòng 1 năm trở lại đây có thể kể đến việc Warburg Pincus (Mỹ) rót cả trăm triệu USD vào Momo; Grab hợp tác với Moca, Be Group hợp tác với VPBank cho ra mắt beFinancial,…
Lợi thế thứ hai khiến VinID trở nên đáng gờm là lượng khách hàng khổng lồ từ Vingroup với hệ sinh thái gần như đầy đủ, từ y tế, giáo dục, ẩm thực, vui chơi giải trí, mua sắm, tiêu dùng, nghỉ dưỡng,...Điều này sẽ khiến VinID nhanh chóng có được lượng người dùng cực lớn mà không mất quá nhiều thời gian, tiền bạc để chạy quảng cáo, truyền thông tới khách hàng. Được biết, VinID hiện có 8 triệu khách hàng từ hệ sinh thái của Vingroup, con số mà ví điện tử dẫn đầu hiện nay là Momo phải mất nhiều năm trời mới tiếp cận được.
Trước VinID, một số ví điện tử khác cũng nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần nhờ sở hữu hệ sinh thái riêng như ứng dụng gọi xe Grab; Airpay – một trong những sản phẩm nằm trong hệ sinh thái Garena, Foody, Now Delivery, Shopee; ZaloPay sở hữu cộng đồng người dùng Zalo sẵn có trên 100 triệu thành viên trên toàn cầu.
Tất nhiên, 2 lợi thế "nhiều tiền" và nền tảng hệ sinh thái không phải chỉ mỗi VinID mới có. Song có điểm khác biệt là VinID chưa có sự tham gia của nhà đầu tư ngoại. Trong khi các ví điện tử khó huy động vốn trong nước và phải tìm đến các nhà đầu tư nước ngoài thì VinID đã có "đại gia" Vingroup. Còn với Vingroup, sau khi phát triển hệ sinh thái lớn như hiện nay, việc đầu tư phát triển ví điện tử là điều tất yếu.
Ngược lại, nhiều ví điện tử nổi trội khác hiện nay có sở hữu khá cao của nước ngoài, mức sở hữu từ 30% đến hơn 90%. Trong khi đó, theo dự thảo của NHNN, room ngoại tham gia vào các doanh nghiệp Fintech sẽ bị giới hạn, dự kiến ban đầu là 30% hoặc 49%. Trong trường hợp dự thảo được thông qua, những fintech phụ thuộc nhiều vào nhà đầu tư nước ngoài sẽ gặp không ít khó khăn để huy động vốn, duy trì thế cạnh tranh trên thị trường ví điện tử đầy khốc liệt.
Trích: http://cafef.vn
Ông Giang Tử - 0913.329.033 |
Bà Nga - 0903.228.574 |
Trang web hiện có:
88 khách & 0 thành viên trực tuyến