Tổ chức OPEC với đồng minh dẫn đầu là Nga kể từ tháng 1/2019 đã thực hiện thỏa thuận cắt giảm sản lượng 1,2 triệu thùng/ngày kéo dài tới tháng 3/2020, trong một nỗ lực thúc đẩy giá. Họ sẽ nhóm họp trong tháng 12/2019 để xem xét chính sách sản lượng.
Bộ trưởng Năng lượng Oman (thành viên không thuộc OPEC), Mohammed bin Hamad al-Rumhy cho biết “khả năng gia hạn, cắt giảm sâu hơn tôi nghĩ không thể trừ khi mọi thứ xảy ra trong vài tuần tới”.
Ông cho biết nhu cầu dầu đang cải thiện do căng thẳng thương mại dịu đi và Oman hài lòng với giá dầu hiện tại.
Suhail al-Mazrouei, Bộ trưởng Năng lượng của UAE, nhà sản xuất lớn thứ 3 của OPEC sau Saudi Arabia và Iraq cho biết tăng trưởng nhu cầu dầu là hợp lý.
Dharmendra Pradhan, Bộ trưởng Dầu mỏ Ấn Độ, quốc gia nhập khẩu dầu lớn thứ 3 thế giới nói căng thẳng địa chính trị đang gây lo lắng cho các khách hàng tiêu thụ dầu mỏ, sau cuộc tấn công vào các nhà máy dầu của Saudi Arabia đã khiến sản xuất của quốc gia xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới giảm một nửa.
Theo nguồn thạo tin Saudi Arabia đã nâng sản lượng dầu của họ trong tháng 10/2019 lên 10,3 triệu thùng/ngày để bổ sung dự trữ đã giảm sau cuộc tấn công ngày 14/9, nhưng vẫn giữ nguồn cung ra thị trường ở mức 9,89 triệu thùng/ngày, dưới mục tiêu sản lượng của OPEC. Nguồn tin này nói “Saudi Aramco đang bổ sung dự trữ của họ, trước đó đã giảm trong tháng 9 để cung cấp cho nhu cầu của khách hàng mặc dù là đối tượng của các hành động tấn công nghiêm trọng nhất trong lịch sử của ngành”.
Washington và Riyadh đã đổ lỗi cho kẻ thù chung Iran, một thành viên của OPEC, cho cuộc tấn công cũng như các cuộc đình công vào tài sản năng lượng của Saudi Arabia và tàu chở dầu ở vùng Vịnh hồi đầu năm nay.
Căng thẳng với Iran đã tăng lên mức cao mới kể từ tháng 5/2018, khi Mỹ rút khỏi hiệp ước hạt nhân quốc tế với Tehran và tái áp đặt các lệnh trừng phạt với xuất khẩu dầu của họ.
Bộ trưởng Dầu mỏ Iran (quốc gia vẫn duy trì mối quan hệ với Tehran) cho biết chi phí để quan hệ với Iran ít hơn so với tăng cường dự trữ dầu thô cho trường hợp khẩn cấp.
Tổng thư ký của OPEC, Mahammad Barkindo cảnh báo về việc thiếu đầu tư trong ngành dầu mỏ, mặc dù ông cho biết tốc độ đã phục hồi từ năm 2014 - 2016 khi giá sụt giảm.
 Ông nói “những gì chúng ta được thấy trong năm 2017 - 18 chỉ là sự gia tăng trong đầu tư... Các nhà đầu tư trong ngành sẽ thực hiện trong dài hạn, không vào không ra”.
Trong Triển vọng Dầu Thế giới năm 2019, OPEC cho biết họ sẽ cung cấp khối lượng dầu giảm dần trong 5 năm tới do sản lượng dầu đá phiến của Mỹ và nguồn cung của các đối thủ khác tăng trưởng, bất chấp nhu cầu năng lượng đang tăng bởi sự phát triển kinh tế toàn cầu.
Hoạt động khí hậu ngày càng tăng tại phương Tây và việc mở rộng nhu cầu nhiên liệu thay thế đang khiến nhu cầu dầu trong dài hạn phải được xem xét kỹ lưỡng hơn.
Nguồn: VITIC/Reuters
Trích: http://vinanet.vn