Phần lớn tăng trưởng này tới từ Trung Quốc, nơi đã báo cáo tiêu thụ đang tăng với tốc độ không phù hợp với doanh số bán ô tô sụt giảm và kinh tế đang chậm lại tại quốc gia này.
Các nhà phân phối và tiêu thụ nhiên liệu của Trung Quốc rất có thể tận dụng giá nhiên liệu thấp để tăng khối lượng sản phẩm được giữ trong các kho chứa nhiên liệu và các bể chứa của người dùng cuối cùng, trước khi giá tăng trở lại.
Nếu đúng trường hợp này, phần lớn sự gia tăng có thể được tính bằng sự thay đổi kho dự trữ một lần hơn là sự gia tăng tiêu thụ bền vững và có thể sẽ có khả năng giảm nếu giá tăng một lần nữa trong năm tới.
Tiêu thụ trong những nơi khác trên thế giới vẫn chậm chạp, theo số liệu mới nhất của chính phủ báo cáo cho Tổ chức Sáng kiến Số liệu chung (JODI).
Mười tám quốc gia tiêu thụ hàng đầu thế giới, mỗi quốc gia sử dụng hơn 1 triệu thùng/ngày, đã báo cáo tiêu thụ tăng 1,6% trong quý 3/2019 so với cùng kỳ một năm trước.
Đó là tốc độ tăng nhanh nhất kể từ đầu năm nay và đánh dấu sự quay trở lại từ sụt giảm nhẹ trong quý 2/2019 so với qúy 2/2018.
Nhưng tiêu thụ tăng vọt gần 13% trong quý 3/2019 của Trung Quốc - tốc độ tăng nhanh nhất trong 8 năm - đang tâng bốc số liệu này và khó có thể phù hợp với nền tảng kinh tế của đất nước.
Ngoại trừ Trung Quốc, tiêu thụ tại 17 quốc gia hàng đầu khác giảm 0,9% trong quý 3/2019 so với một năm trước, một sự cải thiện trong vài tháng trước, nhưng vẫn yếu.
Xu hướng tiêu thụ ổn định hay đang giảm tại những nơi khác trên thế giới phù hợp với sự sụt giảm trong vận chuyển hàng hóa toàn cầu và sự sụt giảm trong hoạt động sản xuất toàn cầu đã báo cáo trong các cuộc khảo sát kinh doanh.
Nếu Mỹ và Trung Quốc đồng ý một thỏa thuận thương mại cho phép kinh tế toàn cầu phục hồi đà tăng trưởng trong năm tới, tăng trưởng tiêu thụ dầu sẽ tăng tốc và thúc đẩy giá tăng.
Nhưng trong phạm vi giá tăng Trung Quốc kết thúc việc dự trữ, sự phục hồi trong tiêu thụ có thể chứng minh ít hơn so với một số dự báo xu hướng tăng trong thị trường dầu mỏ.
Nguồn: VITIC/Reuters
Trích: http://vinanet.vn