Luật hàng hải mới yêu cầu các tàu đi biển sử dụng nhiên liệu hàm lượng lưu huỳnh thấp để giảm ô nhiễm bắt đầu từ 1/1/2020 đã làm tăng nhu cầu dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ, đặc biệt từ lưu vực Permian của Mỹ.
Các chủ tàu Mỹ đang tận dụng nhu cầu toàn cầu đối với dầu thô nhẹ khi sản lượng của Mỹ gần mức kỷ lục 13 triệu thùng/ngày. Sự bùng nổ dầu đá phiến khiến Mỹ trở thành nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, và cơ sở hạ tầng mới đang tăng lượng xuất khẩu.
Andy Lipow, chủ tịch của Hiệp hội Dầu mỏ Lipow tại Houston cho biết “các nhà máy lọc dầu trên thế giới đang điều chỉnh các mỏ dầu thô của họ để giảm sản lượng nhiên liệu lưu huỳnh hàm lượng cao tại cùng thời điểm dầu thô chua của Trung Đông khá đắt đỏ, cho phép tăng cường khai thác dầu thô ngọt ngoài khơi biển vùng Vịnh”.
Nhu cầu xuất khẩu có thể bị hạn chế bởi mức độ vận chuyển cao cho tới tháng 1/2020. Mức độ vận chuyển với các tàu Aframax từ bờ biển vùng Vịnh Mỹ sang Châu Âu được đánh giá ở mức 180 worldscale (liên quan tới các biện pháp sử dụng cho giá cước toàn cầu), gần mức kỷ lục đối với chi phí vận chuyển.
Nhu cầu của Châu Á được dự kiến mạnh trong những tháng tới. Lợi nhuận sản xuất dầu mazut hàm lượng lưu huỳnh thấp (VLSFO) tại Châu Á từ dầu thô Brent và dầu WTI đạt mức cao kỷ lục trong 2,5 tháng vào ngày 2/12.
Giới phân tích ước tính cơ sở hạ tầng xuất khẩu của Mỹ hiện nay có thể hỗ trợ xuất khẩu khoảng 5 triệu thùng dầu mỗi ngày. Nhà điều hành đường ống EPIC Midstream đã bổ sung một kho cảng xuất khẩu tại Corpus Christi, Texas, khu vực nối tới các điểm giao hàng sẵn có trên đường ống mới từ Permian.
Cơ sở của EPIC sẽ có công suất xuất khẩu 200.000 thùng/ngày, theo ước tính của các nhà phân tích. Công ty này đã từ chối bình luận về khi nào họ sẽ bắt đầu xuất khẩu dầu thô.
Nguồn: VITIC/Reuters
Trích: http://vinanet.vn